Văn Chia sẻ kinh nghiệm học Văn

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Halo mọi người, mình là Khả (tên thật là Điệp)
Đối với môn Văn mà nói, mình đã nên duyên với nó từ hồi lớp 6 và cũng được coi là học khá môn này. Mình tự nhận rằng bản thân viết văn chỉ ở mức bình thường nhưng nay vẫn dám lên bài để chia sẻ cho mọi người một số tips học bài, luyện thi sao cho có thể vượt qua môn Văn trên lớp và đồng thời có thêm niềm yêu thích với môn này nha :p
Trước tiên, chúng ta mở màn bằng những thứ dễ nhất nhé

1. Học bắt đầu từ đâu?
- Đối với ai cũng vậy, khi nhắc đến văn, ta thường nghĩ đó là những bài văn dài như sớ, những triết lí nghe là thấy "ừ đúng ha". Nhưng để học được thì chúng ta vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu cả. Câu trả lời là học từ cơ bản. Cơ bản là gì? Là những kiến thức nền như khái niệm đoạn văn, bài văn, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính,.... Đó là những điều cần thiết và bắt buộc đối với mỗi đề văn
- Nhưng trước khi học kiến thức cơ bản ấy, mình vẫn khuyên các bạn đọc thật kĩ dữ liệu mà đề bài cho. Đối với mỗi văn bản, mình thường đọc ít nhất 3 lần một cách chăm chú để nhớ được các chi tiết tiêu biểu, như vậy mới dễ đi tìm hiểu được

2. Học ở đâu?
- Mình vẫn khuyến khích là học tập trên lớp nhiều nhất. Trên trường tuy là thời lượng có hạn, mỗi bài các thầy cô sẽ phải giảng nhanh, không đi quá sâu vào từng bài được. Nhưng đó lại là nguồn kiến thức trọng tâm, đủ ý, sát với đáp án cho dù là đề nào đi chăng nữa. Thầy cô sẽ căn chỉnh thời gian hợp lí mà đưa ra những ý tóm gọn, chắt lọc nhất. Chúng ta sẽ học ở đó làm kiến thức gốc
- Thứ hai nữa là lấy nguồn kiến thức ở các sách tham khảo. Cho dù là văn mẫu cũng được coi là nguồn tham khảo đáng quý nếu chúng ta biết vận dụng nó. Có thể đọc trước những bài văn mẫu, những cách phân tích có sẵn trước khi lên lớp, khi nghe giảng thì cố gắng liên hệ tới những phần mình đã đọc, có gì không hiểu có thể hỏi ngay lúc đó. Đây cũng là một cách ghi nhớ lâu
- Một ý nữa, đó là nơi học? Như nói ở trên thì học trên trường, trên lớp là thiết yếu rồi. Ngoài ra, các bạn có thể tìm đến thư viện, quán cà phê, quán nước,... Nơi nào cũng được, miễn là không gian thoáng và yên tĩnh

3. Học như thế nào?
- Rồi, vào phần trọng tâm nè. Khi học mình thường làm những việc sau: đọc và tìm hiểu trước bài, chăm chú nghe giảng và ghi chép, xung phong phát biểu, tập viết và nhờ sửa bài
+ Đọc và tìm hiểu trước bài như mình đã nói mục 2 nha
+ Chăm chú nghe giảng và ghi chép: nghe giảng là điều đương nhiên rồi nè, khi mà chú ý vào bài các bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, bài học hay hơn và cũng chẳng thấy buồn ngủ đâu. Chúng ta cần ghi chép những gì quan trọng, những điều mà thầy cô nhấn mạnh, nhắc lại nhiều lần, chỉ nên ghi những ý chính, không ghi cả câu giảng vào, sẽ rất tốn thời gian và lại còn mất tập trung nữa. Khi kết thúc buổi học, cố gắng nán lại để dùng bút màu hay bút nhớ đánh dấu lại những từ cần chú ý, sau rà lại sẽ dễ hơn.
+ Xung phong phát biểu: đây là một cách học theo mình là hiệu quả. Khi giơ tay, vừa giúp rèn luyện kĩ năng thuyết trình, phát biểu vừa tăng thêm sự chú ý, hứng thú với bài học. Nói thật, những hôm nào mà mình xung phong phát biểu là hôm đấy thấy bài dễ hiểu mà thời gian trôi qua rất nhanh luôn. Đừng ngại mà không xung phong nhé!
+ Tập viết và nhờ sửa bài: mình cứ viết vu vơ, ban đầu chỉ viết 2~3 câu phân tích câu thơ, câu văn nào đó rồi tự đọc lại, tự sửa. Dần dần sau đó mình viết nhiều hơn, thành đoạn, thành bài. Khi viết xong mình thường nhờ cô dạy văn xem và sửa cho, cô cũng chỉ rất nhiệt tình, những chỗ nào sai hay còn yếu thì mình note lại trong một quyển sổ, khi viết thì thường nhìn lại để nhớ mà sửa. Nhưng mà không phải ai cũng rảnh nhiều để chờ sẵn sửa bài cho các bạn. Mọi người có thể nhờ sự hỗ trợ của những bạn học giỏi xem qua, cũng có thể cùng nhau trao đổi, thậm chí là nếu bí quá thì mượn bài họ để lấy làm bài tham khảo nha

4. Học vào thời gian nào?
- Thời gian học không cố định, mình nghĩ rằng các bạn cứ học thử vào một khoảng thời gian nào đó rồi tự cảm nhận, thấy bản thân học tốt nhất vào lúc nào thì đặt lịch học lúc đó
- Đây là khung giờ được nhiều người khuyến cáo:
  • 4h ~ 6h sáng: học thuộc lý thuyết
  • 7h15 ~ 10h sáng: thời điểm vàng để học, nghe giảng, viết văn,...
  • Riêng mình thì thấy nửa đêm học mới vào. Tầm sáng sớm khó mà rời giường nên khung giờ 4h ~ 6h sáng không thích hợp với mình. Thời gian buổi sáng lại càng không, thời tiết khi ấy rất mát mẻ, tâm hồn mình hay phiêu theo những làn gió hay đám mây bồng bềnh, không tập trung học được
Hi vọng giúp ích được cho các bạn ^^
 

lebao_31

Học sinh
Thành viên
23 Tháng ba 2020
50
89
46
16
Kon Tum
THCS LÝ TỰ TRỌNG
2. Học ở đâu
Mình thấy học trên trường thì chỉ hiểu được "đôi chút" thôi. Nên tranh thủ thời gian rảnh để đọc các cuốn sách, tiểu thuyết thì sẽ có nhiều vốn từ hơn. Vì khi làm văn có nhiều bạn có vốn từ hạn hẹp nên làm văn có hơi khó nghe
4. Học vào thời gian nào?
Cái này bạn rất giống mình cứ thấy buổi đêm là tâm trạng hoài niệm,.. ùa về làm văn lúc đó sẽ dễ dàng hơn cả
Cái này là suy nghĩ của mình thôi nếu có gì không đúng bạn bỏ qua cho
 
Last edited by a moderator:

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Chào mọi người :rongcon12
Có vẻ một số bạn vẫn cảm thấy chán nản, thậm chí ám ảnh khi học văn do lí thuyết dài, rồi bao khó khăn khi cầm bút viết văn:rongcon16,:Tuzki6.....v.v......
Đến với bài viết này, mình sẽ chia sẻ các bí quyết mà mình đã dùng để cải thiện khả năng viết lách cũng như nâng level làm văn. Mong có thể giúp đỡ các bạn ít nhiều trong khi học văn.:rongcon45

1, Đọc sách.
Đọc sách ư? Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu, đọc sách cũng chính là một cách hữu hiệu để học văn. Trước tiên, hãy chọn loại sách trong lĩnh vực bạn thích sẽ tạo được sự thích thú, hăng say và tạo được hiệu ứng tốt nhất. Khi đọc, bạn sẽ học được cách sử dụng từ ngữ, câu từ hết sức phong phú từ các nhà văn - người đã có rất nhiều kinh nghiệm trong văn học. Ở một khía cạnh khác, đọc sách còn cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức hay ho bổ trợ trong khi viết các đoạn văn nghị luận xã hội chẳng hạn, viết văn không chỉ nắm rõ quy luật mà còn phải có sự hiểu biết về chủ đề mà mình đang viết nữa đó.:rongcon9
Không chỉ đọc sách mà hãy dành chút ít thời gian đọc một vài bài văn mẫu đi nào. Đọc văn mẫu sẽ học được cách họ mở bài, thân bài, kết bài ra sao, sưu tầm được các dẫn chứng hay dùng cho văn nghị luận. Nói tóm lại, đọc càng nhiều sẽ cung cấp cho bản thân nhiều kiến thức hay, bổ ích và học được cách viết văn. Nhưng không phải cái gì cũng đọc đâu nhe, cái gì phù hợp với lứa tuổi thì đọc nhó :p

2, Viết thật nhiều.
Có kiến thức nhưng không vận dụng thì kết quả không hề tốt. Không có bất kì ai giỏi ngay lần đầu làm cả, phải luyện tập thật nhiều mới khá lên được. Vậy nên bạn cũng cố lên nha, đừng nản lòng khi viết không được, luyện tập và luyện tập thật nhiều, trong một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy bản thân giỏi lên nhiều lắm đó.
Nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải viết văn, bạn có thể tạo thói quen viết nhật kí chẳng hạn (Trên diễn đàn có nhật kí, vừa tâm sự vừa cải thiện khả năng viết lách :>) Dù thế nào thì hãy đặt bút viết, viết ít hay nhiều là được, miễn chúng ta hãy viết.

3, Giúp đỡ người khác.
Giúp đỡ người khác cùng học văn, hiệu quả cực kì luôn ấy. Khi hỗ trợ người khác, bắt buộc bản thân bạn phải lục lại trí nhớ hay mở sách, mở vở, tra tài liệu trên mạng để giúp họ đã vô tình giúp bạn đọc lại kiến thức ấy một lần, xong bạn còn phải dùng lời văn của mình giảng lại cho họ, không phải kiến thức qua trí nhớ đến tận hai lần rồi sao. Thử đi, hữu hiệu lắm. Cũng nhờ hỗ trợ văn mà mình biết thêm được bao kiến thức hay ho và sau đó nhớ dai cực :p
Nếu gặp khó khăn hay thắc mắc nào trong quá trình học văn, hãy chia sẻ với chúng mình, team văn sẽ giải đáp và hỗ trợ các bạn trong khả năng :3
Cũng khuya rồi, mọi người ngủ ngon nhaa:rongcon18
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
2. Học ở đâu
Mình thấy học trên trường thì chỉ hiểu được "đôi chút" thôi. Nên tranh thủ thời gian rảnh để đọc các cuốn sách, tiểu thuyết thì sẽ có nhiều vốn từ hơn. Vì khi làm văn có nhiều bạn có vốn từ hạn hẹp nên làm văn có hơi khó nghe
4. Học vào thời gian nào?
Cái này bạn rất giống mình cứ thấy buổi đêm là tâm trạng hoài niệm,.. ùa về làm văn lúc đó sẽ dễ dàng hơn cả
Hi~
Cám ơn cậu đã lắng nghe những chia sẻ của mình. Như ban đầu mình nói thì phần này mình chỉ tập trung những gì cơ bản nhất nên chưa đề cập tới cải thiện từ vựng ấy
Cái này là suy nghĩ của mình thôi nếu có gì không đúng bạn bỏ qua cho

Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi nên đừng lo có gì sai sót nha. Mỗi người một cách học, một ý hiểu mà ^^

Còn sau đây là chuyên mục: HỌC ONLINE NHƯ THẾ NÀO?

Covid ảnh hưởng nhiều thứ. Thời điểm hiện tại thì chúng ta học chủ yếu bằng hình thức online nhỉ? Có lẽ không chất lượng bằng giảng và học trực tiếp nhưng phải chấp nhận thôi, vì đảm bảo an toàn mà. Học online cũng có nhiều điều khác với học trực tiếp. Vậy học sao để hiệu quả? Dưới đây là một số cách tham khảo nhe
1. Dậy sớm
  • Học ở nhà nên thời gian cũng nhiều hơn, thường thì chúng ta sẽ tự cho bản thân quyền được nghỉ ngơi. Chẳng hạn như 7h15 vào học thì 7h mới dậy, sau đó vội vàng mở máy, đôi khi là để đó còn bản thân vẫn ở trên giường. Điều này lâu dần sẽ tạo nên thói quen dậy muộn. Thời gian học online tại nhà mình vẫn cố gắng dậy sớm hơn, 1 là để kịp ăn sáng, 2 nữa là tập chút thể dục, ngồi bàn học nhiều cơ thể sẽ rất mỏi. Khi dậy sớm thì đến lúc ngồi vào bàn học sẽ thấy tỉnh táo hơn, như thế cũng sẽ tập trung vào bài hơn.
2. Chọn chỗ học thích hợp
  • Bởi vì là nhà mà nên nhiều bạn thường "thích đâu thì ngồi đó". Tốt nhất các bạn nên chọn nơi nào yên tĩnh, đặt bàn và ghế học ngay ngắn, nhất định phải tránh xa giường ngủ, tránh xa giường ngủ, tránh xa giường ngủ (chuyện quan trọng nhắc lại 3 lần).
  • Không gian xung quanh cũng đáng phải lưu tâm. Hãy giữ nơi học được sạch sẽ, có đủ ánh sáng tự nhiên
3. Giữ thói quen ghi chép và hỏi bài thường xuyên
  • Ghi chép ở đây là ghi những ý chính, mắt nhìn, tai nghe, tay viết những từ quan trọng nhất. Đừng lười biếng mà nghĩ rằng: "cứ chụp màn hình lại, khi nào học xong rồi chép lại". Bạn nói thế chứ thực tế bạn có làm được không? Không ghi chép rất dễ bị xao nhãng, không tập trung vào bài giảng nữa đấy
  • Học online là thông qua điện thoại, máy tính, chất lượng không thể như học trực tiếp được. Vì thế, khi nào không hiểu, hãy hỏi ngay, có thể hỏi ngay trong khung chat của buổi học
4. Tự giác làm bài và tìm hiểu bài
  • Học ở nhà nên tinh thần tự giác là chính mà. Làm bài tập thầy cô giao là để củng cố bài học, ghi nhớ những kiến thức vừa học, đó đều là kiến thức cơ bản cả đó
  • Có thể tìm bài giảng nâng cao, những bài toán ở dạng cao hơn để tăng "trình độ"
5. Theo dõi những page, những tài khoản về văn học
  • Điện thoại rất dễ gây nghiện, Facebook lại càng tốn nhiều thời gian của chúng ta. Thay vì lướt fb để hóng hớt, xem video hài hước, bạn hãy theo dõi những page, tài khoản chia sẻ về văn học.
  • Mình đề xuất nhất là fb của cô Trịnh Thu Tuyết, cũng là giáo viên Hocmai luôn. Những bài viết của cô xoay xung quanh đời thường mà rất văn, nghe mà thấm. Bạn hãy thử tìm hiểu nhé.

Ở bài viết sau mình sẽ chia sẻ một số trang văn học hay mà mình biết.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe :rongcon27
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Vì không được giới thiệu page hay fb cá nhân (vì bị cho là quảng cáo đó) nên hôm nay mình sẽ chuyển qua phần khác nha mọi người. Đó là:
NHỮNG SAI LẦM KHI HỌC VĂN
1. Coi thường kiến thức cơ bản
- Mình cảm thấy hiện trạng này có rất nhiều, kể cả với học sinh giỏi hay khá, thậm chí là học khó vào. Mọi người thường nghĩ kiến thức cơ bản là dễ, không cần học cũng có thể làm được. Nhưng, đó là một sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ như phần đọc hiểu chiếm 3 điểm trong các bài thi, kiểm tra, chúng ta thường coi thường, bỏ qua, làm qua loa để sang phần nghị luận văn học 5 điểm. Chính vì dễ nên mất điểm cũng dễ, NLVH mất tới 90 phút để làm mà cũng chưa thể chắc chắn ăn trọn 5 điểm, trong khi đọc hiểu dành ra 15 phút làm cẩn thận đã lấy được 3 điểm. Bạn thử nghĩ cái nào có lợi hơn?
- Lời khuyên ở đây chỉ có: học tất cả, không được bỏ sót phần nào, phải có nền tảng vững chắc ta mới xây được toà tháp kiến thức cao hơn
2. Học chèn ép, đọc quá nhiều, cố gắng đọc trong khi bản thân không thể tiếp thu hết
- Đây là thực trạng chung của học sinh học văn ban đầu, bởi mọi người thường nghĩ rằng văn là phải nhiều chữ, đọc càng nhiều càng tốt, cứ ép bản thân phải đọc. Nhưng có nhiều trường hợp không biết cuốn sách nào mới thực sự cần thiết, bài văn mẫu nào mới đáng để đọc mà cứ thế, cứ thấy chữ là đọc, thấy sách là mua về đọc cho nhanh hết. Việc nhồi nhét kiến thức như thế không hiệu quả chút nào. Và đặc biệt trước các kì thi, hầu như ai cũng vậy cả. Một phần vì tâm lý, một phần vì ảo tưởng đọc nhiều sẽ làm được bài
- Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên:
  • Chọn lựa những kiến thức cần thiết. Có thể tự list ra một danh sách và tìm hiểu.
  • Học từ sớm (như khi bắt đầu học kì, trước khi vào buổi học…)
  • Đọc từ tốn, bình tĩnh và suy ngẫm trong khi đọc. Mỗi khi đọc xong một tác phẩm hay một cuốn sách, mình hay tự đặt ra câu hỏi: Cuốn sách này nói về gì? Những câu chuyện trong đó có ý nghĩa gì trong đời sống không? Nó có giúp ích gì cho việc cảm thụ hay không?....
3. Xin quá nhiều tài liệu, không kiểm chứng chất lượng
- Cùng với việc internet phát triển, chúng ta có thể tiếp cận được nhiều hơn đến những tài liệu khác nhau. Điển hình như mạng xã hội Facebook, nhiều bạn thường có thói quen xin tài liệu, thấy bài văn hay, đoạn văn mẫu nào cũng lưu lại nhưng chẳng mấy khi mở ra. Mình cũng đã từng thế, ngay kì thi vừa qua mình cũng đã vậy. Đúng 2 tháng cuối cùng, mình lo, mình sợ nên chạy tám phương tứ hướng để xin tài liệu mà học, hầu như chỗ nào có rao "tài liệu đây", "tài liệu miễn phí", "bổ ích cho việc học, kì thi",... là y như rằng mình lao vào. Và kết quả là mình chỉ dùng chưa đến 10% trong số đó. Hầu hết đều là tài liệu chung chung, kiến thức cơ bản, nhàm chán và cũ rích, hầu như chỗ nào cũng có. Thực sự là lần mò lại để đọc hết chỗ đó mình đã nản, bỏ lưu gần như toàn bộ vì nội dung na ná nhau
- Vì vậy, mình có lời khuyên như thế này:
  • Sưu tầm có chọn lọc. Giống như ở trên: list ra danh sách phần kiến thức cần thiết rồi tìm hiểu. Cứ lưu vô tội vạ rồi có ngày chìm trong đống tài liệu vô bổ
  • Khi đã lưu rồi thì thường xuyên vào đọc, tiếp thu kiến thức ở đó. Đã được chọn lọc rồi tất nhiên là hữu ích nè, đừng cho nó ra "chuồng gà" chơi nha
4. Nhồi nhét kiến thức nâng cao
- Đối với thi cử, các bạn nghĩ phần nâng cao trong bài thi chiếm bao phần? Không hề nhiều như tưởng tượng đâu nhé. Hãy bắt đầu học từ những thứ dễ, hỏi cô giáo dạy học rồi bạn bè cũng được.
- Có nhiều trường hợp mất phương hướng trong việc học kiến thức nâng cao. Vì thế, khi mà mới bắt đầu, nhiều bạn đã vội tìm những cuốn sách lý luận nâng cao, từ ngữ hàn lâm, khó hiểu, thậm chí là những cuốn dành cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Dần dà, khi nhắc đến lý luận, các bạn sẽ cảm thấy nó thật khó, như cơn ác mộng đối với việc học và viết văn
5. Học tủ
  • Điều quan trọng mình để cuối cùng và bôi đỏ cho nổi bật. Không bao giờ được học tủ, học một phần là thôi. Mình chỉ có câu này: học tủ có ngày tủ đè, có thể lần này trúng nhưng không chắc chắn lần nào cũng may mắn như vậy

Lời cuối bài viết cho mình xin cảm ơn các bạn đã đọc bài và chúc mọi người buổi tối vui vẻ :3 :rongcon42
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Tiếp tục series chia sẻ kinh nghiệm này nha mọi người :3

Lần này chúng ta sẽ cùng đi trả lời câu hỏi: LÀM GÌ KHI KHÔNG CÓ HỨNG HỌC VĂN???

Học Văn mà có hứng thì vui lắm, mà không có hứng thì Văn hay chữ tốt cũng trở nên khô khan, học mà muốn trầm cảm …..
Sau đây là một số cách giúp bạn tìm lại cảm hứng học Văn nha, bạn đã từng làm điều nào chưa?

1. Nghỉ xả hơi
  • Không có hứng thì học vậy, học nữa cũng không tiếp thu được. Lâu lâu mình chọn nghỉ xả hơi, có thể là chơi game, ra ngoài hít thở không khí hoặc là ngủ :p
  • Một cách nghỉ học văn nữa là giải đề các môn khác. Có vẻ hơi vô lí nhưng cách này có thể hiệu quả đối với một số bạn. Giải đề môn khác, nhất là làm trắc nghiệm sẽ khiến bạn không bị gò bó, chán nản với những mặt chữ dày đặc. Sau đó khi chán rồi thì lại cảm thấy học Văn cũng không tệ đến thế
2. Nhờ bạn giảng bài
  • Các bạn có bao giờ cảm thấy buồn ngủ khi nghe thầy/ cô giáo giảng không? Lúc đó thì chỉ ước có cái gối với chiếc giường là có giấc mơ đẹp rồi. Vậy nên giải pháp ở đây là: nhờ bạn giảng bài.
  • Thứ nhất: bạn bè cùng tuổi, có suy nghĩ khá giống nhau, cũng chơi với nhau nên nói chuyện tự nhiên mà hợp vô cùng.
  • Thứ hai: ngoài việc học, chúng ta có thể tám chuyện, khiến không khí trở nên vui vẻ hơn, không có áp lực nữa. Khi ấy, có lẽ bạn sẽ chỉ mong có thêm nhiều buổi học nhóm hay được bạn chỉ đó :D
  • Mình và bạn mình đã từng học như thế. Hiệu quả rõ rệt luôn ấy. Bạn mình có đứa tăng tới 1,5 điểm vì call nghe giảng hôm trước thi đấy
3. Học bằng cách tự đặt câu hỏi - tự trả lời, hoặc có thể đi hỏi
  • Mình khuyến khích các bạn đặt những câu hỏi nho nhỏ, những chi tiết bé xíu cũng được hết, miễn là nó giúp bạn hiểu thêm về bài
  • Ví dụ: khi học "Truyện Kiều", bạn có thể tự đặt câu hỏi: tên đầy đủ của Kiều là gì? Kiều thông minh ở lĩnh vực nào? Kiều thông minh sao vẫn bị lừa? Nguyễn Du tại sao miêu tả Vân trước Kiều?....
  • Hoặc để tăng thêm sự thú vị, bạn có thể tìm hiểu về tác giả, đời sống của họ, quá trình sáng tác tác phẩm ra sao…. Bạn sẽ bất ngờ nhiều lắm đấy.
4. Đọc và đọc
  • Đối với những bạn đam mê đọc chữ hơn là truyện tranh thì những bài văn mẫu, bình giảng văn học hay là lựa chọn sáng suốt. Các bạn có thể tìm được những cuốn của cô Trịnh Thu Tuyết, thầy Chu Văn Sơn, thầy Phan Danh Hiếu. Đảm bảo khiến các bạn yêu văn hơn :3
  • Còn đối với team lười đọc chữ thì mình chuyển qua xem tranh. Những bức tranh về nội dung văn bản gợi nhắc nhiều kiến thức mà khiến ta có ấn tượng sâu sắc đối với văn bản đó.

Được rồi, hôm nay tới đây thôi. Cảm ơn các bạn đã đọc bài :rongcon15
Nếu có kinh nghiệm hay trải nghiệm có ích hãy cùng chia sẻ cho mọi người nhé. Chúc mọi người buổi tối vui vẻ:rongcon18
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
CẦN HỌC NHƯ THẾ NÀO KHI BƯỚC VÀO CÁC KÌ THI QUAN TRỌNG?
1. Giai đoạn trước 2 tháng:
  • Trước 2 tháng là giai đoạn chúng ta vẫn còn đang trong quá trình tiếp nạp các kiến thức bài giảng, cố gắng lắng nghe thầy cô giảng bài. Vì thế trong giai đoạn này cứ thư thả, bình thản, học bài đều đặn cho các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra Miệng (Hệ số 1, Kiểm tra thường xuyên)
  • Học cách ghi chú bài một cách cẩn thận, rèn chữ nắn nót, sạch đẹp vì về cơ bản thiện chí hay thiện cảm sẽ xuất hiện trong tâm trạng người chấm bài khi bắt gặp một bài viết hay một cuốn tập mà những con chữ được sắp xếp cẩn thận, gọn gàng. Rèn chữ ngay từ ban đầu sẽ khiến bài viết của chúng ta trở nên nổi bật trước những bài kiểm tra của các bạn khác
  • Uống nước: nước chiếm hơn 70% thể tích cơ thể người, việc uống nước là vô cùng cần thiết, nước như một con suối nhỏ, không róc rách trên thác ghềnh mà băng qua chính cơ thể và sức khỏe chúng ta, uống nước đủ 1,5,-2 lít/ ngày cung cấp đủ năng lượng khoáng chất cùng những bữa ăn được cân chỉnh hợp lí sẽ tạo nên một lối sống healthy, lành mạnh và tràn trề năng lượng tích cực
2. Giai đoạn trước 20 ngày
  • Xây dựng cách ôn tập hợp lí, mỗi bạn sẽ có một cách học riêng, không có một cách nào tốt nhất, chỉ có cách học phù hợp nhất mà thôi. Bản thân tự cảm thấy điều gì có lợi ích nhất trong quá trình học vấn của bản thân, các bạn hãy lựa chọn nó.
  • Thiết kế nội dung ôn tập: Trình bày gọn gàng các thông tin cơ bản bài học và nội dung phân tích. Mình nghĩ chúng ta không cần học Văn một cách quá máy móc, học thuộc quá nhiều hay ghi nhớ văn mẫu, các bạn nên takes note nội dung chính ra. Photo các tác phẩm thơ, tận dụng hai bản lề căn trái và phải trống để note nhé, còn tác phẩm truyện thì note vở thui nè :Chuothong25
    246141371_410691540433780_3528311821401890051_n.jpg
  • Học theo chủ đề: Các tác phẩm văn học phia theo từng khối lớp luôn có các tác phẩm trùng chủ đề, theo một chủ đề. Ví dụ ở khối 9 có ''Chuyện người con gái Nam Xương'' và các trích đoạn ''Truyện Kiều'' đều thuộc đề tài Người phụ nữ, ở khối 8 có hình ảnh chị Dậu và Lão Hạc cùng nói về vẻ đẹp tâm hồn và thân phận của người nông dân trước Cách mạng tháng 8, hãy luôn so sánh, đối chiếu, phân tích nhân vật A nhưng liên tưởng nhân vật B để có cái nhìn tổng quát hơn, nhiều chiều hơn. Thêm nữa, điểm sáng tạo sẽ thường dành cho các bài viết có tính liên hệ như thế này
  • Luyện đề, giải đề cùng giáo viên uy tín, bạn bè, tổ chức học nhóm,..
3. Giai đoạn trước 2 ngày:
  • Ăn: ăn nhiều vào, ăn cho sướng, ăn nuốt cả vũ trụ cũng được :> Có thực mới vực được đạo nên các bạn khoan lo lắng, có lo cũng đừng lo quá, lo quá rớt chữ, xui nha :>
  • Chuẩn bị tất cả dụng cụ, note ngày thi, lịch thi đầy đủ, ghi nguyện vọng của bản thân dán lên bàn học, chỗ nào dễ thấy nhất cho có động lực nè
  • Đặc biệt là các kì thi cực kỳ quan trọng như thi lớp 9 lên lớp 10, thi HSG, thi chuyên,... các bạn hãy đến địa điểm thi trước đó 1-2 ngày xem vị trí để balo, nhà vệ sinh, số phòng thi, khuôn viên trường, nắm rõ quy định thi,... để hạn chế tối đa những điều tệ nhất có thể xảy ra, phòng thân trước để có thể vượt qua mọi hoạn nạn mà không cảm thấy day dứt, luyến tiếc nhé.
  • À, nhớ mang theo một chiếc đồng hồ và một chai nước suối không có bao bì, nhãn mác nha, nhớ xé ra rồi mới mang vào phòng thi nhé
Cuối cùng, mình xin lấy một nhận định vô cùng hay để chốt lại những kinh nghiệm học tập của chính mình tại bài viết này, nó hơi phóng đại nhưng sẽ hữu ích nếu bạn thật sự hiểu để cố gắng ''Chỉ trải qua sự mài giũa của địa ngục mới có thể tạo ra sức mạnh xây dựng nên thiên đường; chỉ có những ngón tay từng gỉ máu mới đàn ra được thứ âm thanh đẹp đẽ nhất thế gian'' :Chuothong10:Chuothong36 Chúc các bạn học tốt <3
upload_2021-10-17_18-37-38-png.189926
 

Attachments

  • goodbye.pdf
    1.1 MB · Đọc: 3
  • upload_2021-10-17_18-37-38.png
    upload_2021-10-17_18-37-38.png
    180.9 KB · Đọc: 205

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Xin chào tất cả mọi người. Chắc hẵn có rất nhiều bạn trong đây đã và đang cảm thấy khá chán nãn với môn văn đúng không nè, một phần vì nội dung quá dài, lượng kiến thức lớn, lại có khi hơi trù tượng, khó hiểu, phải suy luận, liên tưởng rất nhiều... Thế nên việc tìm ra cho mình một phương pháp phù hợp để học tốt môn học này là cực kì cần thiết, bởi nếu không chúng ta sẽ dể bị lạc đường và bỏ cuộc đó nha.
Và sau đây sẽ là một số tips nhỏ được mình rút ra sau quá trình theo đuổi và chinh phục môn văn nè .
- Tạo ra niềm đam mê và sự hứng thú với môn học, bởi lẽ muốn thành công trên bất kì môn học hay lĩnh vực nào thì niềm đam mê, yêu thích chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Và để có được yếu tố đó thì trước tiên bạn phải xác định được tại sao mình lại học văn và môn văn có lợi ích gì, có những điểm nào thú vị, lôi cuốn.. . Phần này nhìn có vẻ đơn giãn nhưng lại cực kì quan trọng bởi lẽ chỉ khi bạn thật sự đam mê và hứng thú thì hiệu quả tiếp thu và tần suất cố gắng mơi tăng cao, từ đó tạo một tiền đề cơ bản giúp bạn tiến bước gần hơn tới con đường chinh phục môn văn.
- Tạo thói quen đọc sách :Đó có thể là tác phẩm văn học, lời bình văn học, các bài lập luận mẫu, hay thẩm chí là bất kì quyển sách nào mà bạn thích....vv, hãy đọc và đọc nhiều nhất có thể nhé, bởi nó vừa giúp bạn khám phá được tối đa những nét đẹp riêng biệt độc đáo của văn chương, vừa giúp bạn tiếp thu được nhiều nguồn tri thức khác, nâng cao vốn từ vựng và khả nâng lập luận, trình bày...vv
- Phương pháp phù hợp, hiệu quả : Chắc hẵn điều mà nhiều bạn nghĩ đến đầu tiên khi học văn chính là những tác phẩm văn học dài miên man, là những bài thơ có khi dành cả tuần đọc cũng chẳng thể hết, vậy vấn đề đặc ra là học thuộc ngán lắm, sau nhớ nỗi... vậy nên thay gì học một cách nguyên si và máy móc thì bạn hãy chú tâm vào những phần/ chi tiết cốt lỗi, có giá trị cao ...để từ đó tự tư duy,suy luận và sáng tạo theo suy nghĩ, của chính mình. Bằng cách thức khơi gợi tư duy, khích thích sự tò mò và mạch cảm xúc ,chẳng những giúp bạn có thể nhớ lâu, nhớ kĩ những nội dung đã học và còn góp phần phát triển cả về mặt tư duy phân tích , sáng tạo.
- Viết và viết thật nhiều: thực hành chính là yếu tố cân cốt giúp bạn tiến bộ, nhất là những môn học như văn thì phải viết thật nhiều, áp dụng thật nhiều những kiến thức đã học mới có thể tạo ra sự tiến bộ . Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng lời lẽ sẽ không hay không chính xác. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật, và nếu sai cũng chẳng sau cả nó sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm, giúp kĩ nâng viết của bạn ngày càng thành thạo.
- Học trong tâm thế thoải mái không áp lực, hay gàn buộc bản thân bởi học văn là cả một quá trình dài. Khi học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn, ngược lại còn vô cùng dể dàng và thú vị.
- Tổng hợp lại kiến thức sau mỗi bài học : bạn có thể trình bày lại bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc đánh dấu lại những phần quan trọng. Cách này chẳng những tạo ra sự thuận tiện cho quá trình tra cứu ôn tập, mà còn giúp chúng ta hiểu sâu và nhớ lâu những nội dung, kiến thức bài học.
-Kiên trì theo đuổi mục tiêu : Sẽ chẳng có thành công nào đến nếu chúng ta không nổ lực, kiên trì và rèn luyện, và môn văn cũng không phải là ngoại lệ . Thế nên để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn thì chúng ta phải cần phải cố gắng, nổ lực và kiên định đến cùng nha.​
Rất mong những chia sẻ vừa rồi của mình sẽ giúp ích cho các bạn.
Chúc các bạn học tốt !
 
Top Bottom