Chia sẻ kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn

  • Thread starter truonglang.phanhungduy@gmail.com
  • Ngày gửi
  • Replies 4
  • Views 928

T

truonglang.phanhungduy@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chia sẻ kinh nghiệm học Ngữ Văn

Nhân một bạn hỏi anh về phương pháp học Ngữ Văn, anh xin có một bài viết chia sẻ cùng các em quá trình học Ngữ Văn của anh, để các em tự định hướng (học để làm gì) và định hình (học như thế nào) được cách học cho riêng mình.

Anh cảm thấy ngại khi đứng ra chia sẻ kinh nghiệm vì thật sự anh không phải người học giỏi văn. Nhưng rồi anh nghĩ, chính do anh không phải người có tố chất học văn, nên quá trình học vất vả tìm tòi, mày mò của anh chắc hẳn sẽ có những gợi ý có giá trị cho các em.

Đây hoàn toàn là những lời chia sẻ, tâm sự bình thường của một người đi trước, các em hãy đọc với tâm lý khách quan và phản biện, thấy chỗ nào không ổn, đoạn nào có vấn đề, các em mạnh dạn lên tiếng, mình sẽ cùng nhau thảo luận làm sáng tỏ nhé.

Nội dung bài chia sẻ gồm:

I. Học Ngữ Văn để làm gì?
II. Bí quyết học giỏi Ngữ Văn
III. Anh đã học Ngữ Văn như thế nào?
IV. Thế nào là một bài văn hay?
V. Anh đã đọc những sách tham khảo nào?


Các em xem online hoặc tải về từ đường link bên dưới nhé:

https://drive.google.com/file/d/0B8HMqkFbiSLiZUZHZ0VEMVg5U0U/view

Chúc các em định hướng, định hình được cách học hiệu quả nhất.


22196_1433466350304879_5210145074850935829_n.jpg

Trích đoạn:

I. Học Ngữ Văn, để làm gì?

Anh bắt đầu thích văn chương từ lúc đọc say mê bài thơ Như những con tàu của Tố Hữu, năm lớp 4. Lúc đó anh định hướng về văn chương rất mơ hồ, anh nghĩ: “Ngữ Văn nghĩa là Ngôn ngữ và Văn chương, học ngôn ngữ là để giao tiếp, nói và viết; còn học văn chương là để giao tiếp cho hay…”. Nhưng rồi qua thời gian, anh dần thấy được định hướng như vậy là thiếu sót, sẽ khiến cho khả năng viết lách của mình không thể tốt lên được.

* Trong cuộc sống thường ngày, học tốt Ngữ Văn giúp các em:

- Giao tiếp tốt, giữ gìn lời nói khéo léo, lễ độ, lịch sự, tế nhị hơn.

(Giúp các em giữ gìn, phát triển và tạo mới được nhiều tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ. Anh không hề có ý nói đến sự giả dối, xu nịnh nha. Những mối quan hệ chân thành, xây dựng bằng ân nghĩa chính là kho báu của các em giữa cuộc sống đấy. Ví dụ khi học tốt văn, các em sẽ biết khen như thế nào là vừa đủ để người nghe hạnh phúc mà không khen quá trớn làm người nghe tự cao – có nhiều cách, như là mình vừa khen xong thì mình kể liền một người khác mà người được khen cũng biết, người đó còn làm được nhiều hơn giỏi hơn thế – chính cái khéo léo nhắc chuyện vu vơ này của mình sẽ làm người kia hiểu được: “à, mình giỏi còn có người giỏi hơn” nên không tự mãn, tự cao. Chỉ một chút khéo léo vậy thôi, có thể mình cứu được một con người, vì tự cao là liều thuốc độc hại nhất cho tâm hồn).

- Viết lách, trình bày vấn đề logic hơn, nhiều cơ hội trong công việc hơn.

(Mọi ngành nghề đều phải viết báo cáo sau khi hoàn thành phần việc. Và người lãnh đạo sẽ dựa vào bản báo cáo để đánh giá tài năng của người thừa hành. Có thể các em giỏi, nhưng nếu báo cáo viết không rõ ràng, không suôn, do khả năng viết lách kém thì công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chắc chắn sẽ bị sếp đánh giá thấp).

- Dễ rung cảm trước điều thiện và bất bình trước điều xấu ác.

(Cái rung cảm tự nhiên này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gọi là “cái chuông” trong mỗi con người mà sứ mệnh của mỗi nhà văn là rung nó lên mỗi ngày. Hình ảnh ví von thật dễ thương, và cũng rất đúng. Một tên gọi khác của cái rung cảm đó là lương tâm. Khi tâm hồn các em thấm đẫm những tác phẩm văn học có tính nhân văn, tự nhiên các em sẽ phân biệt đúng – sai (chân) khách quan hơn, phân biệt thiện – ác (thiện) sâu sắc hơn và phân biệt đẹp – xấu (mỹ) tinh tế hơn. Cái rung cảm này có lợi gì? Cái rung cảm này tạo nên sức đề kháng giúp các em đứng vững trước những cám dỗ, trò vui tầm thường, tội lỗi.)

* Sau đó, ở một sự đòi hỏi cao hơn, các em học Ngữ Văn là để có đủ kiến thức, luận điểm, khả năng lập luận chặt chẽ để bảo vệ người thiện, điều thiện và lên án kẻ ác, điều ác. Để anh lấy hai ví dụ, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn.

Ví dụ một, em có người bạn bị dụ dỗ vào đường dây bán hàng đa cấp. Những kẻ đó nói rất hay, nghe bùi tai và thuyết phục vô cùng nên bạn em tin sống tin chết. Em biết bạn em đang bị lừa, em khổ tâm, nhưng vì em nói không hay, em không biết lập luận, không biết phản biện, bẻ lại những luận điểm mà kẻ xấu đưa ra, nên em chịu, em đành đứng lặng nhìn bạn em bị lừa trong bất lực…

Ví dụ hai, chuyện lớn hơn. Có những người lý luận rất hay, nói rất mạnh, rằng có một thiên đường dành cho những ai dám ôm bom cảm tử giết những người không theo đạo. Lạ kì chưa, giết người mà lên thiên đường, vậy mà vẫn có người tin đấy, vì họ nói rất hay, nói rất mạnh, nên nhiều người tin. Mà nếu ngày càng nhiều người có niềm tin sai lầm đó thì sao? Thì trái đất này sẽ không còn nữa, vì con người sẽ tự mình làm nổ tung sự sống. Những người tốt biết đó là sai, biết đó là không đúng, nhưng nếu ta nói không hay bằng những kẻ xấu, thì ta cũng đành im lặng bất lực nhìn thế giới này bị những quả bom sai quấy và oan nghiệt đó huỷ diệt tan tành.

Hay có ai đó nói rằng: “Toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc”. Mình tức lắm, nhưng mình nói không lại, không bẻ được những luận điệu cướp biển, thì ta đành ngậm đắng, nuốt cay mà chịu đuối lý trong ê chề vậy.

Dịp đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” năm 2010, có câu nói của một diễn giả làm anh nhớ mãi: “Tương lai dân tộc, tương lai nhân loại, nằm trên đầu ngòi bút”. Vì sao vậy? Vì người cầm bút, tức là người tạo ra thông tin, là người chi phối được quan điểm, tình cảm của con người. Nếu họ là người tốt, họ truyền bá điều cao thượng, tử tế thì con người sẽ thương yêu nhau, thế giới sẽ hoà bình. Nếu họ là người xấu, họ truyền bá điều sai lầm: họ nhồi nhét cho lớp trẻ của nước họ “toàn bộ biển Đông là của người Trung Quốc”; họ truyền bá tư tưởng hận thù, chia rẽ; họ truyền bá những lối sống sa đoạ, độc ác …thì thế giới này sẽ chìm đắm trong chiến tranh, bom đạn và khổ đau!

Nên, chúng ta học Ngữ Văn, còn là để đủ kiến thức, lí lẽ, lập luận để cùng nhau ẩn ác dương thiện, làm cho cuộc đời đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Tổng kết lại, ta có 4 mục đích, động cơ khi học Ngữ Văn, những chất liệu cao thượng này chính là lượng thuốc nổ ban đầu, quyết định viên đại bác văn chương của các em sẽ bay thật cao thật xa đến vô cùng hay nhanh chóng yếu dần rồi rơi mất:

1. Giao tiếp tốt, giữ gìn lời nói khéo léo, lễ độ, lịch sự, tế nhị hơn.
2. Viết lách, trình bày vấn đề logic hơn, nhiều cơ hội trong công việc hơn.
3. Dễ rung cảm trước điều thiện và bất bình trước điều xấu ác.
4. Đủ lý lẽ, khả năng lập luận để bảo vệ người thiện, điều thiện và lên án kẻ ác, điều ác.
 
Last edited by a moderator:
O

onapthanh

Những chia sẻ thú vị và vô cùng ý nghĩa đây hoàn toàn là những lời chia sẻ, tâm sự bình thường của một người đi trước
 
L

luongmanhkhoa

Mình rất ghét môn Văn từ lúc mới sỉnh ra, nên điểm TB môn văn của mình ko bao giờ trên 8.5 hì hì :D:D:D......................
 

ngominhbien

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng bảy 2016
32
0
11
31
Học Ngữ văn để nói cho đúng, viết cho đúng. Chỉ cần như thế đã là tốt lắm rồi. Nhìn những cv, email tuyển dụng của nhiều bạn trình bày tối nghĩa rối rắm cắt dán lộn xộn từ nhiều nguồn, rất không có nền tảng
 
Top Bottom