Hóa 10 [CHIA SẺ KINH NGHIỆM] CÁCH VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,682
251
28
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Mình nhận thấy có một số bạn thường hay hỏi làm thế nào để viết phương trình hóa học và có khá nhiều bạn học thuộc lòng phương trình hóa học. Theo bạn đây là cách làm đúng hay sai ? Đây chắc chắn là một cách học sai, vì môn Hóa học không phải là môn học thuộc lòng, phương trình hóa học nhiều vô kể, bạn có thể nhớ được hết chúng ? Để học tốt môn Hóa học thì bạn phải hiểu rồi sau đó mới ghi nhớ. Vì vậy, để viết được các phương trình hóa học, bạn phải biết được bản chất của phản ứng – KHÔNG học thuộc phản ứng.
Ví dụ 1: Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Bản chất phản ứng này là: Axit mạnh HCl đẩy axit yếu H2CO3 ra khỏi dung dịch muối, H2CO3 không bền nên bị phân hủy thành CO2 và H2O.
VD2: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
Vì sao FeO phản ứng với HNO3 giải phóng khí NO, nhưng Fe2O3 lại không ?
HNO3 là chất có tính oxi hóa mạnh, trong phản ứng giữa FeO + HNO3 thì Fe trong hợp chất FeO có số oxi hóa +2, đây là số oxi hóa trung gian của sắt, nên sắt có thể nhảy lên mức oxi hóa cao nhất là +3
=> Có chất oxi hóa, có chất khử nên sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử.
khi phản ứng với Fe2O3 (trong hợp chất này Fe có số oxi hóa cao nhất là +3) nên phản ứng này không có chất khử => HNO3 không thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng này. Ngoài tính oxi hóa mạnh thì HNO3 còn là một axit, Fe2O3 là một axit bazo => Phản ứng giữa Fe2O3 và HNO3 là phản ứng giữa oxi bazơ và axit tạo muối và nước.
VD3: S + O2 → SO2
Số oxi hóa 0 là số oxi hóa trung gian của S, nên S vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa; O2 có tính oxi hóa mạnh. Nên xảy ra phản ứng oxi hóa khử giữa S và O2 tạo SO2.
VD4:
Cu + HCl ko phản ứng
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Vì sao Cu không phản ứng với HCl mà lại phản ứng với HNO3. Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với các axit loãng như HCl, H2SO4 loãng. HNO3 có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa Cu thành Cu2+.
Vì sao Cu + HNO3 tạo ra sản phẩm khử là NO, nhưng Al + HNO3 lại tạo ra sản phẩm là NH4NO3 ? Al có tính khử mạnh hơn Cu nhiều, nên sản phẩm khử của HNO3 khi tác dụng với Al là Nitơ với các mức oxi hóa thấp hơn +2 (NO).
VD5: F2 + Cl2 không phản ứng. Vì F2, Cl2 đều là oxi hóa mạnh, có độ âm điện lớn => xu hướng phản ứng là nhận thêm electron để đạt cấu hình bát tử bền vững. Cả 2 chất F2 và Cl2 đều có xu hướng nhận e => Không phản ứng với nhau.
VD6:
CH3-CH3 + Cl2 → CH3CH2Cl + HCl
CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl-CH2Cl
CH3-CH3 là ankan, các liên kết trong phân tử là các liên kết σ bền vững nên phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế. CH2=CH2 là anken, trong phân tử có liên kết π kém bền vững, liên kết này dễ bị phá vỡ để tạo thành liên kết σ => Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
 
Top Bottom