Tâm sự Chia sẻ cách học cho các môn học bài

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một cách học duy nhất cho các môn ghi bài (chữ nhiều) đó là học ý chính (người ta gọi là "keywords"). Ở tập ghi có các đề mục, các thầy cô có tổ chức bài ghi thành từng ý nhỏ thì em cứ học theo các ý chính đó. Để dễ học, em ghi vào nháp thành những gạch đầu dòng, với mỗi gạch đầu dòng là một cụm từ quan trọng trong ý chính đó. Ví dụ (cho môn sử):
3. Hệ quả của phát kiến địa lý:
- Tìm ra vùng đất, cư dân, nguyên liệu mới
- Khẳng định Trái Đất hình cầu
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển
1. Vai trò của thành thị:
- Phá vỡ kinh tế lãnh địa (hay hiểu: kinh tế lãnh địa bị phá tan)
- Tạo điều kiện hình thành chủ nghĩa tư bản (hay "giúp chủ nghĩa tư bản hình thành)
Muốn học mau thuộc, phải có giờ giấc hợp lý và chọn không gian yên tĩnh (có nghe nhạc nhẹ nhàng càng tốt). Có hai cách học được đưa ra:
a. Gạch ý chính (cụm từ quan trọng, là ý chính của câu đó) và ghi ra tờ giấy để học. Ghi ngắn gọn, thường là cụm từ quan trọng; như "khoa thi", "giai cấp", "xã hội", "đạo Phật". cái này giống như lập dàn ý cho bài văn mẫu ầy
b. Lập sơ đồ tư duy. Cái này dễ dàng rồi, học sinh theo mẫu (có đầy trên mạng) rồi ráp ý chính vào là học được thôi
Khi học bài, em phải biết xâu chuỗi và liên kết nội dung các bài thành một mạch hoàn chỉnh. Thường là cách học thông dụng nhất sẽ là học theo chủ đề - mình gom các nội dung (viết thành các gạch đầu dòng) vào trong một chủ đề để học
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Mình thì có cách học lạ hơn. Ví dụ như mấy dòng này:

"3. Hệ quả của phát kiến địa lý:
- Tìm ra vùng đất, cư dân, nguyên liệu mới
- Khẳng định Trái Đất hình cầu
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển"

Nếu không hiểu "Tìm ra vùng đất, cư dân, nguyên liệu mới" có ý nghĩa gì?, "khẳng định trái đất hình cầu" có ý nghĩa gì? thì mình rất khó học thuộc hoặc thuộc rồi cũng chóng quên.

Do đó, mình sẽ tìm hiểu thêm: "Thời đó bên Châu Âu xã hội đang phát triển, mà đất châu Âu thì cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, dân số châu Âu thì ít. Vì vậy, họ cần nhiều nguyên liệu hơn, cần nhiều người lao động, cần nhiều nơi để buôn bán hàng hóa hơn. --> Họ dong buồm ra khơi tìm kiếm. Họ đến với Ấn Độ, Châu Mỹ, Châu Phi,....móc nối giao thương, bắt nô lệ, chiếm đất để trồng mía, nuôi bò sữa, khai thác vàng, ......Và họ đi 1 vòng Trái Đất, khẳng định được Trái Đất hình cầu chứ không như những điều trong Kinh Thánh."

Thay vì bỏ đi những thông tin thừa, chỉ thuộc các từ khóa thì mình lại bổ sung thêm thật nhiều thông tin cho nó để tạo nên 1 mạch suy nghĩ logic. Như vậy dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Lưu ý là tiềm năng trí nhớ của con người rất lớn, nên việc nhớ được hay không tùy thuộc vào cách ghi nhớ chứ không phụ thuộc vào lượng thông tin.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Thay vì bỏ đi những thông tin thừa, chỉ thuộc các từ khóa thì mình lại bổ sung thêm thật nhiều thông tin cho nó để tạo nên 1 mạch suy nghĩ logic. Như vậy dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Lưu ý là tiềm năng trí nhớ của con người rất lớn, nên việc nhớ được hay không tùy thuộc vào cách ghi nhớ chứ không phụ thuộc vào lượng thông tin.

Đó là một ý kiến rất hay của em Nổi Gió. Thuộc keywords là chính, thêm câu chữ là thành..... đó là một cách mà sau này rất tốt, có lợi khi em nói chuyện, hay viết một bài luận về một vấn đề nào đó liên quan đến lịch sử. Cảm ơn em
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
một cách học mới mà một GV THPT giới thiệu cũng được 3 năm rồi, nay nói sơ qua là phương pháp "5W": Why, What, Who, When, Where (Tại sao, Cái gì, Ai, Khi nào, Ở đâu). các bạn thử áp dụng xem....
 
Top Bottom