English [Chia sẻ] Cách để trở thành "chiến thần" trong bài thi IELTS Writing.

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,194
176
Đắk Lắk
FTU2
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

3_.png

Bài thi Viết (Writing section) là bài thi thứ 3 bạn sẽ phải vượt qua trong kì thi IELTS sau bài thi Nghe và bài thi Đọc. Sẽ có sự khác nhau về độ khó của bài thi Viết khi bạn tham gia bài thi IELTS Học thuật (Academic) hoặc IELTS Tổng quát (General).

Bài thi Viết thường là một thách thức lớn cho toàn bộ các thí sinh, phụ thuộc khá nhiều vào cách hành văn và phong cách của người viết. Vậy thì có những cách nào để chuẩn bị thật tốt cho bài thi này không?

Nhưng trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu một số điểm khác nhau giữa bài thi Viết Học thuật (Academic Writing test) và bài thi Viết Tổng quát (General Writing test).

Học thuật (Academic)

Bài kiểm tra IELTS Học thuật được thiết kế cho cá nhân nhập học đại học hoặc cao học.

- Câu trả lời cho bài thi Viết phải được viết theo phong cách trang trọng (formal style).
- Phần Writing Task 1, yêu cầu mô tả và phân tích dữ liệu của:
  • Biểu đồ cột (Bar chart).
  • Biểu đồ đường (Line graph).
  • Biểu đồ tròn (Pie chart).
  • Bảng (Table).
  • Diagram (Biểu đồ).
  • Lưu đồ (Flow chart).

- Phần Writing Task 2, viết một bài luận theo phong cách trang trọng (formal essay). Có thể là dạng bài nêu ý kiến (opinion essay) như Argumentative/Opinion/ Agree or Disagree essay; hoặc là dạng bài tranh luận (Discussion essay); hoặc dạng bài nêu ưu/nhược điểm (Advantages or Disadvantages essay); hoặc là dạng bài nêu nguyên nhân – kết quả /nguyên nhân – cách giải quyết (Causes and Effects/ Causes and Solutions/ Problems and Solutions essay) dạng bài trả lời 2 phần (Two-part question essay).

Tổng quát (General)

Cũng như cái tên của nó – tổng quát. Sẽ kiểm tra về khía cạnh tiếng Anh sử dụng hàng ngày và thường được thiết kế và đăng ký từ những người nhập cư vào những quốc gia sử dụng tiếng Anh.

- Câu trả lời cho bài thi Viết có thể theo cách trang trọng (formal) hoặc không trang trọng (informal).
- Phần Writing Task 1 – Viết một bức thư theo một trong những phong cách sau:
  • Trang trọng (formal): cho một người mà bạn không quen biết.
  • Bán trang trọng (semi-formal): cho một người mà bạn quen biết xã giao.
  • Thân mật (informal): cho bạn bè hoặc gia đình.
- Phần Writing Task 2 – Viết một bài luận theo phong cách trang trọng (formal essay).

Các bạn đã nắm được hết chưa nhỉ? Giờ cùng chuyển qua các tips để đạt điểm số tốt trong bài thi này nhé!


TIP 1. Hoàn thành bài Writing Task 2 đầu tiên.

Chính xác, bạn không nghe nhầm đâu! Bài thi Writing Task 2 (WT2) được thiết kế giống nhau cho cả 2 dạng thi Học thuật và Tổng quát và được nhiều người đánh giá là nhẹ hơn bài thi Writing Task 1 (WT1). Nhớ rằng bài WT2 được đánh giá cao hơn và điểm số cũng cao hơn WT1, việc hoàn thành WT2 cũng mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, bạn không chỉ nên dành nhiều thời gian hơn cho WT2 mà còn phải hoàn thành nó trước – vì đơn giản, nó nhiều điểm hơn!

Nhiều thí sinh đã bị mắc kẹt ở WT1 tới tận 40 phút và chỉ còn lại 20 phút cho WT2 để brainstorm (động não) và sắp xếp luận điểm, suy nghĩ cách hành văn và thực hiện viết văn – chắc chắn sẽ không đủ thời gian để trau chuốt kĩ càng. IELTS khuyên bạn nên dành 40 phút cho WT2 và 20 phút cho WT1. Nhưng đây chỉ là lời khuyên tương đối thôi, đừng quá cố gắng phải tuân theo quy tắc này, chỉ cần đảm bảo rằng bạn không dành quá nhiều thời gian cho WT1 mà ít đầu tư vào WT2.


TIP 2. Tránh việc viết quá thân mật (informal).

Cái này thì những thí sinh tham gia dạng thi Học thuật sẽ cần phải lưu ý hơn. Bạn cần phải chú ý và tránh viết những từ quá thân mật hoặc chỉ xuất hiện trong văn nói. Ví dụ: tránh sử dụng tiếng lóng hoặc viết tắt (‘d, ‘s, ‘ll…), hãy viết đầy đủ (would/had, is, will…); không viết ở ngôi thứ nhất (I, we) hoặc thứ hai (you), trừ khi có yêu cầu của đề bài.


TIP 3. Để ý giới hạn từ cho mỗi bài văn.

Một trong những thử thách lớn nhất cho các thí sinh đó là phải viết làm sao cho không chênh quá so với số từ được quy định. Việc giới hạn càng ít từ thì sẽ càng làm khó cho các thí sinh để bày tỏ các suy nghĩ của mình, bài thi IELTS Writing giới hạn cho Task 1 là 150 từ và Task 2 là 250 từ.

Điều quan trọng trước tiên là bạn phải viết đủ. Nếu viết ít hơn quá nhiều so với giới hạn, band điểm của bạn có thể bị giảm. Ngược lại nếu viết nhiều hơn một ít (chỉ một ít thôi nhé) so với giới hạn, bạn vẫn không bị trừ điểm; nếu viết nhiều hơn quá nhiều so với giới hạn thì vẫn bị trừ điểm như bình thường.

IELTS sử dụng cách này để kiểm tra xem bạn có thể giải thích cách suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và ngắn gọn hay không. Cho nên nếu chất lượng của bạn ổn nhưng số lượng lại lớn/nhỏ hơn so với quy định, đừng lo lắng quá!


TIP 4. Hiểu rõ về các tiêu chí chấm điểm.

Bài thi Viết rất khó để đánh giá do đây là ý kiến chủ quan của mỗi giám khảo. Các tiêu chí chấm điểm như sau:

  • Mức độ hoàn thành câu hỏi (Task Response – 25%): Đo lường mức độ chính xác, phù hợp và liên quan đến yêu cầu của câu hỏi dựa trên câu trả lời của bạn.
  • Tính mạch lạc và liên kết các ý trong bài (Coherence and Cohesion – 25%): Đánh giá mức độ rõ ràng, trôi chảy dựa trên tổng thể câu trả lời của bạn. Giám khảo sẽ kiểm tra xem cách tổ chức bài viết và cách liên kết thông tin, ý tưởng và ngôn ngữ tốt như thế nào.
  • Từ vựng (Vocabulary – 25%): Xem xét phạm vi từ vựng của bạn và cách bạn vận dụng những từ vựng này vào trong bài viết.
  • Ngữ pháp (Grammar – 25%): Xem xét phạm vi ngữ pháp của bạn và cách bạn sử dụng ngữ pháp để viết các câu văn có chính xác, linh hoạt hay không.

TIP 5. Thực hành, thực hành, thực hành!

Cái gì quan trọng là phải viết 3 lần. Cách duy nhất để cải thiện khả năng Viết đó là bạn phải duy trì việc tập luyện nó. Cân nhắc việc mua một vài quyển sách Đề thi mẫu và làm càng nhiều bài càng tốt trước khi thi chính thức. Bộ sách Cambridge for IELTS là một bộ sách tuyệt vời để rèn luyện và được rất nhiều thí sinh tin tưởng lựa chọn. Sau khi thực hành những bài viết, hãy đưa cho người có chuyên môn hoặc kỹ năng Viết vững để đánh giá và đưa ra phản hồi cho bài viết của bạn.


TIP 6. Diễn đạt lại (paraphrase) chứ đừng sao y bản chính (no copy)!

Bạn nên tránh việc sao chép từng-từ bất kỳ phần nào của câu hỏi vào câu trả lời của bạn. Nếu cần sử dụng 1 phần của câu hỏi trong câu trả lời của mình, hãy sử dụng cách viết riêng của bản thân. Dành thời gian để học cách paraphrase tốt trước khi tham dự kì thi IELTS chính thức.


TIP 7. Bảo đảm rằng bạn không đi lạc đề.

Khi bị giới hạn thời gian, các thí sinh thường trở nên lo lắng và mất tập trung. Đảm bảo rằng bạn đang hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi trước khi đặt bút vào tờ trả lời (Answer sheet). Sắp xếp các suy nghĩ của bạn ra giấy nháp trước khi viết sẽ giúp bạn hành văn trôi chảy hơn.



Như vậy là chúng ta đã đi qua được 3/4 chặng đường của bài chia sẻ này rồi đó. Thời gian trôi qua thật nhanh và chúng ta sẽ còn gặp lại nhau trong 2 buổi cuối cùng để cùng đi với nhau trong kĩ năng cuối cùng: Speaking.

Chúc các bạn có một tuần làm việc tràn đầy năng lượng <3.
 

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,194
176
Đắk Lắk
FTU2
Sắp tới đây, một chủ đề viết luận của chuỗi [Hướng dẫn viết luận theo chủ đề] sẽ có một bài dạng trả lời 2 phần (Two-part questions essay). Các bạn đọc nếu thực sự quan tâm có thể đón đọc nhé, khi nào bài viết được lên sóng mình sẽ đề cập link ngay dưới bài viết này.

Một số cách để paraphrase IEWT1 các bạn có thể tham khảo ở bài viết chia sẻ kinh nghiệm trước của mình tại đây.

Thanks and love you all ^^.
 
Top Bottom