Văn 9 Chị em Thúy Kiều

kaede-kun

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
HV CLB Địa lí
Thành viên
10 Tháng sáu 2020
1,691
10,852
806
Tây Ninh
~ Outer Space ~

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 1:
Khi so sánh hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, ta thấy bức chân dung của Kiều nổi bật hơn hẳn. Vì:
+ Số lượng câu thơ miêu tả Kiều nhiều hơn hẳn Vân
+ Khi tả Thúy Vân, ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng nét trên khuôn mặt Vân. Còn khi miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du miêu tả chi tiết cụ thể thì miêu tả vẻ đẹp của nàng
+ Trong lời giới thiệu chung "Kiều càng sắc sảo mặn mà", Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật so sánh giúp người đọc thấy được nét sắc sảo trong tính cách, mặn mà trong tâm hồn của nàng. Không phải vì Vân đẹp hơn Kiều nên được tả trước mà tác giả muốn sử dụng biện pháp đòn bẩy, Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn.
+ Nghệ thuật nhân hóa và cũng là ẩn dụ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cho thấy vẻ đẹp của Kiều rực rỡ tươi tắn, vượt xa cả cái đẹp của thiên nhiên đến độ thiên nhiên phải ghen hờn đố kị vì thua vì kém.
+ Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật nói quá và điển tích "một hai nghiêng nước nghiêng thành" càng nhấn mạnh vẻ đẹp của mỹ nhân khiến người khác phải mê mẩn đến nước mất thành xiêu.
+ Không chỉ đẹp mà Kiều còn là cô gái tài hoa hiếm có. Bằng nghệ thuật liệt kê, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy Kiều giỏi làm thơ, vẽ đẹp và cả sáng tác nhạc. Tài nào của nàng cũng giỏi, cũng điêu luyện tới mức có thể trở thành nghề.

Câu 2:
- Gia cảnh: họ sống trong gia đình trung lưu và rất nề nếp. Họ có cuộc sống êm đềm, bình lặng
- Cả hai là con gái của viên ngoại họ Vương, đều là thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Xét về vị trí: Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em
- Đồng thời, họ còn có vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, trong sáng "Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". "Mai cốt cách" - dáng người thanh cao, mảnh dẻ như cây mai. "Tuyết tinh thần" - phong thái và tâm hồn trắng trong như tuyết
- Lời bình khép lại bốn dòng thơ đầu "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" cho thấy nét riêng của hai nhân vật vừa tô đậm vẻ đẹp chung toàn diện
- Hai chị em đã đến tuổi cập kê "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê" nhưng chưa từng biết đến chuyện nam nữ => họ vẫn là những thiếu nữ có tâm hồn trong trắng, sống đúng với khuôn phép của lễ giáo phong kiến

Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tại box Văn
Nếu còn thắc mắc hãy đặt câu hỏi nhé. Chúc em học tốt!

Xem thêm:
+ Kiến thức trọng tâm ngữ văn 9
+ Topic "Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn..."
+ Chia sẻ kinh nghiệm học văn
 
  • Like
Reactions: wyn.mai
Top Bottom