Sử Chế độ nô lệ ở phương Đông thời phong kiến (trường hợp vương quốc Campuchia)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: bài này trích lại từ bài viết "chế độ nô lệ ở một số nước Đông Nam Á" của GS Lương Ninh, đăng trong sách Sử học - số 2: những vấn đề khoa học lịch sử hiện nay, Nxb DH và Trung học chuyên nghiệp, 1981. Giới thiệu...

1. Các loại nô lệ

Văn bia Campuchia dùng nhiều cách gọi nhau để gọi những ngưới có thân phận lệ thuộc, như: dasa-dasi, purusa pamre-stri pamre, devaparicara... (trích văn bia Lovek (IC, II, 116) và văn bia Bayon (IC, II, 187), nhưng phổ biến nhất vẫn là Khnum. Nhìn chung có các loại nô lệ sau: nô lệ đền miếu, nô lệ múa hát, nô lệ làm ruộng, nô lệ hầu hạ trong cung đình, nô lệ trẻ em
Văn bia gọi người nô lệ với các tên khác: va, si, gho, ku, tai, gval... khác với người tự do gọi với các tên: van, lon, ten, an... (xem văn bia Angkor Borei (IC, II, 21) và văn bia Kok Rora (IC, V, 64)). Nô lệ bị kể lẫn với gia súc (bia Prah Khan (XLI) và bia Phnom Sandak (XLIII)) và khinh bỉ như con vật, bị gọi là va sauy (hôi hám), va cke (chó), va cma (mèo)...
2. Nguồn nô lệ
- Con cái của nô lệ (theo Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan)
- Người dân bị phạm tội (bia Poklong Giarai, được Lingat và Paulus trích dịch và giới thiệu)
- Nô lệ vì nợ
- Tù binh chiến tranh
- Người ngoại tộc
Cách thức để có nô lệ là thông qua mua bán. Bia Prasat Srane (IC, IV, 47) niên đại 1012 ghi nhận: một nữ nô lệ giá 1 con trâu; một nữ nô lệ và 4 con giá 60 bộ quần áo. Đến thế kỷ XIII, một nô lệ khỏe mạnh có giá 300 thước vải (100 thước may được 4 bộ quần áo). Nô lệ đền miếu được mua bán với một giá riêng.

3. Vị trí của người nô lệ
- Nô lệ làm ở tư nhân và cung đình. Họ sống hàng ngày trong nhà chủ, làm các việc nặng nhọc và bị đối xử phân biệt so với các thành viên khác. Trong cung đình thì đội múa hát nhiều nhất, ngoài ra vua còn sai nô lệ làm nhiều việc khác như: chăn dắt voi, lái thuyền, cầm lọng, gác cửa, mang gươm... Nô lệ làm thủ công và làm ruộng thì ít tài liệu ghi chép lại
- Nô lệ múa hát và làm ruộng chủ yếu thuộc về đền miếu. Khi xây dựng đền, triều đình (hay quý tộc) lập thêm các làng để chứa nô lệ (mỗi làng như thế chứa từ 10 - 30 nô lệ). Trong đền miếu, nô lệ múa hát được cấp ruộng cày cấy để đảm bảo đời sống của mình. Bia Vat Prah That (IC, V, 222) chép: "hai thửa ruộng ở Đông Nam travan Ulloka dành cho (...), phía tây hồ nước này dành cho hai người nấu bếp, phía bắc hồ nước này dành cho hai người làm lá, phía đông hồ dành cho nhạc công; phía nam hồ nước này dành cho hai người múa và hát nam. Bên trong khoảnh đất đã định địa giới, gần cây "jranyan" dành cho người canh gác và mở cổng; phía nam khoảnh đất dành cho trimukha, là nơi chứa gạo cúng". Bia Angkor Borei (niên đại 611) ghi rõ đền miếu này có 22 nhạc công và vũ nữ, 58 nô lệ làm ruộng, 100 bò và 20 trâu. Nô lệ đền miếu sử dụng rộng rãi và phổ biến từ thế kỷ VII - XII với tỉ lệ đến 60%, nhưng đến thế kỷ XIX tụt xuống còn 4% (xem Parmentier và Coedes)
Chế độ nô lệ Campuchia tồn tại cho đến khi Pháp xâm lược. Theo de Lagree (1883) thì cuối thế kỷ XIX có 40.000 nô lệ trong tổng số 600.000 dân
- Nô lệ phương Đông thời phong kiến có đặc trưng sau:
+ hình thức quản lý, chế độ lao động của nô lệ tương đối rộng rãi
+ quan hệ giữa chủ nô và nô lệ không quá khắc nghiệt
+ nô lệ có tài sản riêng, có gia đình riêng. Văn bia Lobok Srok (IC, II, 92) chép: "các từ nô lệ mẹ (ame) thường có con đi liền (R. Lingat trích dịch và giới thiệu)
+ nô lệ được coi là một thành phần xã hội
+ nô lệ được bảo vệ với tính cách là "tài sản có ích"

Tài liệu tham khảo:
  1. Explorations et Mission de Doudart de Lagree (trích đoạn), Paris, 1883
  2. Coedes et H. Parmentier, Listes générales des inscriptions et des monuments du Champa et du Cambodge, Ha Noi, 1923
  3. Chu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký (bản dịch).
  4. Robert Lingat, L'esclavage privil dans le vieux droit siamois, Paris, 1931
  5. A. Paulus, L'esclavage dans sl'Indonchine et en particulier au Cambodge et dans l'Annam, Extreme Bulletin. Sc. econ. et soc. 1885
  6. Trích các văn bia (GS Lương Ninh trích dịch và giới thiệu)
 
Top Bottom