- Châu Âu không có thực hiện kế hoạch 5 năm vì chính bản thân nó là những quốc gia tư bản, có nền kinh tế phát triển mạnh cùng những con người châu Âu làm việc rất khoa học và có kỷ luật từ trước đó. Do chủ yếu là chạy theo lợi nhuận, nên các người chủ hối thúc công nhân làm nhanh (quy định trong vòng 1 ngày phải làm bao nhiêu sản phẩm - hối thúc làm nhiều nhất có thể trong một ngày) nên các công nhân làm liên tục, không có một kế hoạch nào cả. Chính vì vô kế hoạch như thế, nên nền kinh tế của các nước tư bản phát triển không ổn định. Các cuộc suy thoái (thời gian ngắn dài khác nhau tùy theo mức độ ảnh hưởng của suy thoái) mặc dù làm chững lại bước phát triển của kinh tế tư bản, nhưng đó cũng là thời điểm để chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển của thế giới. Người phương Tây có tư duy "mở" từ thời cổ đại (nền dân chủ cổ đại Athens) và chủ nghĩa "trọng thương" vào đầu thời cận đại nên họ không bảo thủ trong suy nghĩ, luôn "mở cửa" để đón nhận cái mới, chọn lọc phù hợp với tình hình phát triển của quốc gia.
- Liên Xô phải có các kế hoạch 5 năm, vì xuất phát điểm của nước này chưa bằng với các nước phương Tây: trước cách mạng tháng Mười Nga, mầm mống chủ nghĩa tư bản đã có nhưng chưa bao giờ phát triển thực sự tại Nga. Người dân Nga chịu ảnh hưởng của tư duy phương Đông (mặc dù Nga nằm giữa Tây và Đông) nên tư tưởng và suy nghĩ có phần bảo thủ, ngại thay đổi. Lenin học theo phương Tây qua sách báo của chủ nghĩa Mác - Engels nên tư tưởng của ông có phần cởi mở hơn.
+ Một cái thiên tài nhất của Lênin đó là biết thay đổi và sửa chữa cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Khi tình hình đất nước chưa ổn định do nội phản, ngoại xâm (1918 - 1921), lãnh tụ Lenin thực hiện sách lược hòa hoãn (na ná như sách lược "hòa để tiến" của Việt Nam thời kỳ 1945 - 1946) để tập trung giải quyết tình hình quốc gia. Người chủ trương hòa hoãn với Đức bằng Hiệp ước Brest-Litovsk (3/1918) để loại luôn âm mưu của Đức - tương tự như Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ để "đuổi" 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước vào tháng 3/1946. Lenin hòa hoãn với Đức để tập trung lực lượng tiến đánh nội phản và ngoại xâm. Khác với Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép các chính đảng tay sai tham gia vào Chính phủ mới (nhân văn) để xoa dịu sự chống đối nhẹ nhàng, thì Lenin cho tấn công bọn nội phản để đập tan chống đối và cho toàn dân tham gia cuộc chiến thông qua "chính sách Cộng sản thời chiến" (trưng thu lương thực). Sau khi nạn địch họa chấm dứt, Lenin lại thay đổi chính sách theo hướng mềm dẻo hơn - thực hiện "chính sách kinh tế mới" (NEP) năm 1921 để tạo điều kiện cho người dân thực hiện các suy nghĩ mới. Với suy nghĩ lo sợ người dân suy nghĩ mới sẽ chệch hướng đi lên của đất nước, Người đã chọn con đường tiến lên của đất nước là chủ nghĩa xã hội để hướng dẫn người dân Liên Xô định hướng theo đó mà làm; đặt ra các kế hoạch cụ thể và giao chỉ tiêu - cái này học từ phương Tây cách làm việc khoa học và chỉnh chu. Lenin cũng khắc phục được một hạn chế của phương Tây là "vô kế hoạch" là ra các kế hoạch kinh tế rất cụ thể, định hướng người dân vào một khuôn khổ để họ yên tâm làm việc