Tất cả đây nha bn
)
Tường Thuật Câu Hỏi
Khi đổi từ câu hỏi sang câu trần thuật, các động từ trần thuật/ trung gian/ giới thiệu thường được dùng là
ask, inquire, wonder, want to know,…
• Câu hỏi Yes/No:
Đối với câu hỏi Yes/No, dùng if hoặc whether ngay sau động từ trần thuật. và đổi lại thứ tự của chủ ngữ và động từ/trợ động từ trong câu trực tiếp.
Ví dụ:
‘Have you seen the rain?’
→ He
asked if/whether I
had seen the rain. (Anh ấy hỏi tôi đã thấy trời mưa chưa.)
‘Will you be home tonight?’
→ She
asked her husband
if/whether he
would be home that night.
(Cô ấy hỏi chồng của mình rằng anh ấy có về nhà tối nay không.)
• Câu hỏi dùng các từ hỏi như what, when, where, why, how:
Đối với các câu hỏi có từ dùng để hỏi, dùng lại các từ để hỏi tại vị trí sau động từ trần thuật và đổi lại thứ tự của chủ ngữ và động từ/trợ động từ trong câu trực tiếp.
Ví dụ:
‘Where did you sleep last night?’
→ He
asked where they
had slept the night before.
(Anh ấy hỏi họ ngủ ở đâu tối qua.)
‘Why did you leave me?’
→ He
asked his girlfriend why she
had left him.
(Anh ấy hỏi bạn gái của mình tại sao cô ấy bỏ anh.)
Định Nghĩa
1. Lời nói trực tiếp:
- Xuất phát trực tiếp từ người nói
- Xuất phát từ người nghe truyền đạt lại chính xác những ý, từ ngữ mà người nói đã nói để tăng phần kịch tích cho câu chuyện hoặc để nhấn mạnh những từ ngữ vui hoặc lạ mà người nói đã dùng.
- Lời nói trực tiếp thường nằm trong dấu ngoặc kép (dấu trích dẫn)
Ví dụ:
Marry says: "
I feel angry and empty in the stomach."
(Marry nói: "Tôi cảm thấy khó chịu và trống rỗng ở trong bụng.")
Allen tells John: Marry said "
I feel angry and empty in the stomach".
(Allen nói với John: "Marry nói là ‘Tôi cảm thấy khó chịu và trống rỗng ở trong bụng.’’)
→ Câu nói
I feel angry and empty in the stomach là lời nói trực tiếp được nói xuất phát từ Marry và được trích dẫn nguyên câu từ Allen với động từ và chủ ngữ không thay đổi.
2. Lời nói tường thuật gián tiếp:
- Là lời tường thuật lại ý của người nói khi người tường thuật chỉ muốn tường thuật lại thông tin, nội dung trong lời nói của người nói thay vì là từ ngữ.
- Lời nói tường thuật thường được sử dụng trong báo chí, báo cáo, văn bản hay lời nói tường thuật lại một đoạn hội thoại.
Ví dụ:
Nam says: ‘I feel tired’ →
*Nam said that he felt tired.
(Nam nói rằng cậu ấy cảm thấy mệt mỏi.)
→ Câu Nam said that he is tired
là câu tường thuật gián tiếp vì khi tường thuật lại, ta đã đổi chủ ngữ từ I
thành he
và động từ feel
thành felt*.
Tường Thuật Câu Mệnh Lệnh
• Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong câu tường thuật:
Các câu mệnh lệnh và câu yêu cầu được mở đầu bằng những động từ như
order, command, tell, ask, request,… và theo sau là tân ngữ trực tiếp chỉ người nhận lệnh + động từ nguyên mẫu có to
Ví dụ:
⒈ ‘Stand up, Natasha.’ → He told Natasha
to stand up.
(‘Đứng dậy, Natasha’ → Anh ấy bảo Natasha đứng dậy.)
⒉ ‘Close the door, please.’ → The teacher ordered his students
to close the door.
(‘Làm ơn hãy đóng cửa lại’ → Giáo viên yêu cầu học sinh đóng cửa lại.)
• Với các động từ chỉ những hành động như hứa hẹn, sự đồng ý, sự đề nghị, lời khuyên, gợi ý.
Ví dụ:
⒈ He
promised to call.
(Anh ấy hứa sẽ gọi điện.)
⒉ She
agreed to wait for me.
(Cô ấy đồng ý đợi tôi.)
⒊ Suzy has
offered to help me cook dinner tonight.
(Suzy đã đề nghị giúp tôi nấu ăn tối nay.)
• Với các từ để hỏi:
Động từ nguyên mẫu có
to thường được dùng sau từ hỏi khi chuyển câu hỏi sang câu tường thuật, thường được dùng để trả lời câu hỏi trực tiếp với
should.
Ví dụ:
‘How
should I make BBQ sauce?’ → He asked her
how to make BBQ sauce.
Tường Thuật Câu Điều Kiện
Câu điều kiện loại 1:
Với câu điều kiện loại 1 – điều kiện thật có thể xảy ra, chúng ta đổi thì của động từ theo qui tắc thông thường của câu gián tiếp.
Ví dụ:
If I
win the lottery tomorrow, I
will travel around the world.
→ She said if she
won the lottery the next day, she
would travel around the world.
(Cô ấy nói nếu cô ấy trúng số ngày hôm sau thì cô ấy sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.)
Câu điều kiện loại 2 và loại 3:
Với câu điều kiện loại 2, loại 3 – điều kiện không có thật, chúng ta không đổi thì của câu điều kiện trong câu tường thuật mà chỉ đổi các đại từ hoặc trạng từ cho phù hợp với ngữ cảnh.
Ví dụ:
It
would be best if we
started early.
→ He said it
would be best if they
started early.
(Anh ấy nói là tốt nhất họ đã bắt đầu sớm.)
Tường Thuật Câu Trần Thuật
CÁC ĐỘNG TỪ TƯỜNG THUẬT
1. Các động từ thường dùng:
Khi tường thuật ta thường sử dụng các động từ trung gian như say và tell.
- Ta dùng
say khi người nghe không quan trọng và người nghe là người quen biết.
Ví dụ:
He
said (that) he was ill.
(Anh ấy nói là anh ấy bị bệnh.)
- Sau
say ta không nhất thiết phải dùng tân ngữ gián tiếp như
me, him, us, them, my sister,… mà dùng luôn mệnh đề tường thuật gián tiếp hoặc mệnh đề bắt đầu với từ hỏi như
who, where, what, which, how, why.
- Ta dùng
tell khi muốn thu hút sự chú ý đặc biệt đến người đang được đề cập.
Ví dụ:
He
told me (that) he was ill.
(Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy bị bệnh.)
- Sau
tell ta có thể dùng nhiều loại mệnh đề và cụm từ khác nhau như:
He told
me where he was. (Từ để hỏi)
He told
me to go. (Động từ nguyên mẫu có to)
He told
me where to go. (Từ hỏi + Động từ nguyên mẫu có to)
He told
me a lie. (Danh từ/Cụm danh từ)
2. Các động từ trung gian khác:
- Verb + O + to infinitive (to V): advise, ask, beg, command, encourage, entreat, expect, forbid, implore, instruct, invite, order, persuade, recommend, remind, request, tell, urge, warn.
Ví dụ: She
advised me to take a language course.
(Cô ấy khuyên tôi nên chọn một lớp ngoại ngữ)
-
Verb + to infinitive (to V): agree, demand, guarantee, hope, offer, promise, propose, swear, threaten, volunteer, vow.
Ví dụ: Susan
promises not to come home late again.
(Susan hứa là sẽ không về nhà trễ nữa)
-
Verb + V-ing: admit, advice, deny, mention, propose, recommend, report, suggest,…
Ví dụ: Coco
suggested going out for some snack before we went home.
(Coco đề nghị đi ra ngoài ăn chút đồ ăn vặt trước khi chúng tôi về nhà.)
-
Verb + O + preposition + V-ing: accuse … of, congratulate … on, forgive … for, prevent … from, stop … from, suspect … of, thank … for, warn … against.
Ví dụ: Destorm
thanks Liane for joining his vine.
(Destorm cảm ơn Liane vì đã tham gia clip hài của anh)
- Verb + that clause: admit, advise, agree, insist, promise, remind, suggest, warn.
Ví dụ: King Bach
admits that he doesn't like Lele.
(King Bach thừa nhận là cậu không thích Lele)
► Lưu ý:
Nếu động từ trung gian được chia ở thì tương lai hoặc thì hiện tại thì động từ chính không cần phải lùi thì. Ngược lại, nếu động từ trung gian được chia ở thì quá khứ thì động từ chính bắt buộc phải lùi về một thì.
Thông thường, để tường thuật một câu, ngoài việc lùi thì thì ta còn phải thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và trạng từ chỉ nơi chốn hoặc thời gian trong câu.
LÙI THÌ TRONG CÂU TƯỜNG THUẬT
- Lùi các thì cơ bản:
Thì ở câu trực tiếp | Thì ở câu gíán tiếp | Ví dụ |
Thì hiện tại đơn (Vs/es) | Thì quá khứ đơn (V2/-ed) | 'I feel happy'.
She said she felt happy. |
Thì hiện tại tiếp diễn
(am/is/are + V-ing) | Thì quá khứ tiếp diễn
(was/ were + V-ing) | 'I'm working'.
She said she was working. |
Thì quá khứ đơn (V2/-ed) | Thì quá khứ hoàn thành (had + V3/-ed) | 'I arrived at 8 a.m.'
She said she had arrived at 8 a.m. |
Thì hiện tại hoàn thành
(have/has + V3/-ed) | Thì quá khứ hoàn thành (had + V3/-ed) | 'I have seen the Spiderman movie.'
He said he had seen Spiderman movie. |
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
(have/has + been + V-ing) | Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(had + been + V-ing) | 'I have been watching over him for a year.'
He said he had been watching over him for a year. |
Thì quá khứ tiếp diễn (was/were +V-ing) | Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(had + been + V-ing) | 'I was watching TV last night.'
She said she had been watching TV last night. |
Thì quá khứ hoàn thành (had + V3/-ed) | Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
(had + been + V-ing) | 'I had played games before she arrived.'
He said he had been playing games before she had arrived. |
Thì tương lai đơn (will + bare infinitive) | Thì tương lai trong quá khứ (would + bare infinitive) | 'I will go to Japan this July.'
He said he would go to Japan that July. |
[TBODY]
[/TBODY]
- Lùi các động từ khiếm khuyết:
Ở câu trực tiếp | Ở câu gián tiếp |
must | had to/ would have to |
must not | was/ were not to |
can | could/ be able to |
may | might |
will/ shall | would/ should/ be going to |
[TBODY]
[/TBODY]
Ví dụ:
The teacher said ‘You must do the exercise carefully.’
→ The teacher
said I
had to do the exercise carefully.
(Giáo viên nói tôi phải làm bài tập cẩn thận.)
THAY ĐỔI ĐẠI TỪ
Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:
- Đại từ nhân xưng:
Ở câu trực tiếp | Ở câu gián tiếp |
I | he/ she |
we | they |
you | they/ I/ he/ she |
me | him/ her |
us | them |
you | them/ me/ him/ her |
[TBODY]
[/TBODY]
- Đại từ sở hữu:
Ở câu trực tiếp | Ở câu gián tiếp |
my | her/ his |
our | their |
your | them/ my/ his/ her |
mine | his/ hers |
ours | theirs |
yours | theirs/ mine/ his/ hers |
[TBODY]
[/TBODY]
- Đại từ chỉ định:
this → that
these → those
CHUYỂN ĐỔI TRẠNG TỪ TRONG CÂU TƯỜNG THUẬT
Trạng từ ở câu trực tiếp | Trạng từ ở câu gián tiếp | Ví dụ |
this | that | 'I need this bag.'
She said she needed that bag. |
these | those | 'I'm eating these apples.'
He said he was eating those apples. |
here | there | 'I'll be moving here next year.'
She said she would be moving there next year. |
now | then | 'We're in a meeting now.'
They said they were in a meeting then. |
today | that day | 'I'll have an exam today.'
She said she would have an exam that day. |
yesterday | the day before
the previous day | 'I went swimming yesterday.'
She said she had gone swimming the day before/ the previous day. |
tomorrow | the day after
the following day | 'We'll wait unil tomorrow.'
They said they would wait until the day after/ the following day. |
ago | before | 'I was in Hue two weeks ago.'
He said he had been in Hue two weeksbefore. |
nex week | the week after
the following week | 'I'll come and see you next week.'
She said she would come and see you the following week. |
[TBODY]
[/TBODY]