Văn 8 câu trần thuật ,phủ định

trananhquangminh@gmail.com

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2020
33
4
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu, về cơ bản, vẫn giữ được:
a/ Bạn có thể không đổ rác ở đây được không?
b/ Anh hãy đóng cửa sổ lại!
c/ Ông giáo hút trước đi!
d/ Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão?
(VD: Anh uống nước đi! -> (Tôi) mời anh uống nước.)
Câu 2.
a.
Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Vì sao? Chúng nhằm diễn đạt điều gì?
- Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
- Qua tập “ Nhật kí trong tù” ta có thể thấy hầu như không lúc nào Bác không đau đáu nỗi niềm đất nước.
b. Diễn đạt các câu trên thành câu có ý nghĩa tương đương. So sánh những câu mới đặt với 2 câu trên và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không.
Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi bật cười bảo lão (1):
– Sao cụ lo xa thế (2) ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3) ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại (5) ?
– Không, ông giáo ạ (6) ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7) ?

(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Xác định kiểu câu của những câu văn trong đoạn trích trên.
b) Cho biết mỗi câu đó dùng để làm gì?
 

Ác Quỷ

Bá tước Halloween
Thành viên
20 Tháng bảy 2019
763
3,503
301
Bình Phước
.
1.
a. Bạn có thể không đổ rác ở đây được không? -> bạn đừng đổ rác ở đây
b.Anh đóng cửa sổ lại đi! -> (tôi) nhờ anh đóng cửa sổ.
c. Ông giáo hút trước đi ! -> (tôi) mời ông giáo hút trước.
d. Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? -> Nhà mình không thể giúp lão được.
2.
- câu đầu : câu phủ định có chức năng khẳng định
3.

a)
Câu trần thuật: [1], [3], [6] .
+ Tôi bật cười bảo lão.
+ Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ.
+ Không, ông giáo ạ

- Câu cầu khiến: [4 ]
+ Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay
- Câu nghi vấn: [2], [5], [7].
+ Sao cụ lo xa quá thế?
+ Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
+ Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

b)câu trần thuật dùng để nêu ý kiến
câu cầu khiến dùng để khuyên bảo
Các câu nghi vấn không dùng để hỏi:
+ Sao cụ lo xa quá thế? (Biểu lộ sự ngạc nhiên)
+ Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? (giải thích)
Câu nghi vấn dùng để hỏi: [7]
+ Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

p/s : shin, chị điệp làm giúp ken bài 2 @hoa du @Trần Tuyết Khả :>>
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Câu 2.
a.
Các câu sau đây có phải câu phủ định không? Vì sao? Chúng nhằm diễn đạt điều gì?
- Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
- Qua tập “ Nhật kí trong tù” ta có thể thấy hầu như không lúc nào Bác không đau đáu nỗi niềm đất nước.
b. Diễn đạt các câu trên thành câu có ý nghĩa tương đương. So sánh những câu mới đặt với 2 câu trên và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không.
a.
Câu đầu tiên: không phải câu phủ định, đó là câu trần thuật của Lý Công Uẩn kể lại lí do dời đô
Câu văn nhằm diễn đạt cảm xúc về việc dời đô, chắc chắn phải đổi.
Câu thứ hai: không phải câu phủ định, là câu trần thuật
Câu văn nhằm diễn đạt: Bác luôn đau đáu nỗi niềm đất nước
b.
- Trẫm rất đau xót về việc đó nên quyết định dời đổi.
- Qua tập “ Nhật kí trong tù” ta có thể thấy lúc nào Bác cũng đau đáu nỗi niềm đất nước.
Ý nghĩa của chúng giống nhau.
 
Top Bottom