Văn 8 Câu phủ định

taek123

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng ba 2019
419
86
51
17
Thanh Hóa
thcs 123
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mình làm thế nào để phân biệt câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ ạ?
Cho mình hỏi câu này:" Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng mãi" là phủ định bác bỏ hay phủ định miêu tả thế ạ?
"Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa". Đây có phải là câu phủ định không ạ? Mình thấy vế trước khẳng định còn vế sau phủ định nên thật sự không biết là câu trần thuật hay phủ định nữa?
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Cho mình làm thế nào để phân biệt câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ ạ?
Cho mình hỏi câu này:" Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng mãi" là phủ định bác bỏ hay phủ định miêu tả thế ạ?
"Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa". Đây có phải là câu phủ định không ạ? Mình thấy vế trước khẳng định còn vế sau phủ định nên thật sự không biết là câu trần thuật hay phủ định nữa?
Hiểu nôm na là thế này.
- Câu phủ định miêu tả sẽ nói là không có chuyện đó.
- Câu phủ định bác bỏ thì sẽ bác bỏ, phản đối một ý kiến trước đó.

" Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng mãi" là phủ định bác bỏ.
"Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa" là cầu khiến, không phải trần thuật hay phủ định đâu.
 
  • Like
Reactions: NTD Admin

taek123

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng ba 2019
419
86
51
17
Thanh Hóa
thcs 123
Hiểu nôm na là thế này.
- Câu phủ định miêu tả sẽ nói là không có chuyện đó.
- Câu phủ định bác bỏ thì sẽ bác bỏ, phản đối một ý kiến trước đó.

" Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng mãi" là phủ định bác bỏ.
"Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa" là cầu khiến, không phải trần thuật hay phủ định đâu.
cho em hỏi, làm thế nào để phân biệt câu cầu khiến chứa các từ phủ định với một câu phủ định thông thường.
vd: "KHông, ông giáo ạ!" thuộc kiểu câu gì thế ạ
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
cho em hỏi, làm thế nào để phân biệt câu cầu khiến chứa các từ phủ định với một câu phủ định thông thường.
vd: "KHông, ông giáo ạ!" thuộc kiểu câu gì thế ạ
"Không, ông giáo ạ!" Đây là câu trần thuật em nhé.

Câu cầu khiến là câu mà thể hiện rõ ngữ điệu cầu khiến. Khi đọc vào thì thường sẽ thấy có cảm giác là khuyên bảo, ra lệnh, đề nghị hay yêu cầu. Nếu hỏi làm thế nào để phân biệt thì chỉ có thể dựa vào ngữ điệu câu nói mà thôi. Nhưng thường thì với những câu mà chứa các từ "hãy, đừng, chớ, ...đi, thôi, ... nào" là những từ trong câu cầu khiến phủ định
 

taek123

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng ba 2019
419
86
51
17
Thanh Hóa
thcs 123
chị ơi, thế làm thế nào để biết đc câu "Không, ông giáo ạ" là câu trần thuật ạ? Em cứ nghĩ nó là câu phủ định nhưng cô em cũng nói đó là câu trần thuật. Em không biết làm thế nào để nhận biết đc ạ>
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
chị ơi, thế làm thế nào để biết đc câu "Không, ông giáo ạ" là câu trần thuật ạ? Em cứ nghĩ nó là câu phủ định nhưng cô em cũng nói đó là câu trần thuật. Em không biết làm thế nào để nhận biết đc ạ>
Trần thuật ở đây là dạng trần thuật xác nhận em nhé. Trần thuật có nhiều dạng chẳng hạn như kể, miêu tả, thông báo, nhận định, xác nhận,... về hiện tượng, hoạt động, trạng thái,... Do vậy, tùy từng ngữ cảnh và ngữ điệu mới có thể biết được đó là loại câu gì.

Để nhận biết được thì em nên làm thật nhiều bài tương tự để luyện phản xạ ấy. Có những cái dựa vào cảm giác để nhận biết chứ muốn nói thì vài lời khó mà có thể diễn đạt được.
 
Top Bottom