Địa câu hỏi

lethicamly272

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng mười 2017
31
6
6
22
Hòa Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mk vs
1.nêu đặc điểm dân số nc ta? dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả j? phân tích ý nghĩa của sự giảm gia tăng dân số tự nhiên.
2. phân tích dân số nc ta phân bố k đồng đều? nêu nguyên nhân
3. nguồn lao động nc ta có những thế mạnh j?tại s việc làm là vấn đề kinh tế xh gay gắt ở nc ta hiện nay? nêu biện pháp giải quyết
4. nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nc ta trong thời kì đổi mới.
5.phan tích những diều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản nc ta.
6. chứng minh rằng công nghiệp nc ta đa dạng? thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? phân tích 1 số ngành công nghiệp trọng điểm của nc ta.
7. việc phát triển dịch vụ điện thoại và internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội ở nc ta.
 

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
4. nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nc ta trong thời kì đổi mới.
Thành tựu:
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao
+Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa
+Phù hợp với xu hướng hiện nay,hội nhập ngày càng sâu và rộng
*Thách thức:
+Còn rất nhiều xã nghèo ,huyện nghèo trong cả nước
+Còn nhiều vấn đề xã hội như việc làm,giáo dục,phát triển văn hóa,chưa đáp ứng đc nhu cầu
+Ô nhiễm môi trường
+Cạn kiệt tài nguyên
+Thách thức trong quá trình hội nhập
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 1:
Ý 1: Đông dân


– Năm 2010: số dân nước ta là 86.9 triệu người, thứ 3 ở ĐNA, thứ 13 trên thế giới.

+ Thuận lợi:

  • Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước
  • Nguồn lao động dồi dào
  • Thị trường tiêu thụ lớn
+ Khó khăn: Trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông lại là một trở ngại lớn cho PTKT, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

* Nhiều dân tộc

– Nước ta có 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc kinh khoảng 86.2% dân số. Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

+ Thuận lợi: Văn hoá đa dạng, giầu bản sắc dân tộc, trong lịch sử các dân tộc, luôn đoàn kết bên nhau tạo sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Khó khăn: Mức sống nhiều dân tộc ít người còn thấp- cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa.
Ý 2: *- Dân số đông và tăng nhanh đã đặt ra những vấn đề cấp bách về vănhoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động.
Ý 3 : *- Về kinh tế: góp phần vào táng năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tê' đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,...
-Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ,...
- Về môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
st
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
giúp mk vs
1.nêu đặc điểm dân số nc ta? dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả j? phân tích ý nghĩa của sự giảm gia tăng dân số tự nhiên.
2. phân tích dân số nc ta phân bố k đồng đều? nêu nguyên nhân
3. nguồn lao động nc ta có những thế mạnh j?tại s việc làm là vấn đề kinh tế xh gay gắt ở nc ta hiện nay? nêu biện pháp giải quyết
4. nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nc ta trong thời kì đổi mới.
5.phan tích những diều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản nc ta.
6. chứng minh rằng công nghiệp nc ta đa dạng? thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? phân tích 1 số ngành công nghiệp trọng điểm của nc ta.
7. việc phát triển dịch vụ điện thoại và internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội ở nc ta.
Câu 7: Việc phát triển dịch vụ Internet giúp cho trình độ dân trị của người dân dc nâng cao, các tin tức nhanh chóng đến gần với người dân hơn, liên hệ giữa mọi người với nhau trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Câu 3:
# Nguồn lao động nước ta có 1 số thế mạnh sau:
- Nguồn lao động dồi dào.
-> Đáp ứng đủ cho các công việc trong nước và có lao động xuất khẩu.
# Vấn đề việc làm là vấn đề xã hội gay gắt của nước ta hiện nay vì:
- Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn đến khó khăn sản xuất.
- Do trình độ quản lí, trình độ KHKT , ý tưởng nên các ngành kinh tế chưa mấy phát triển, chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người dân, nhiều người còn thất nghiệp.
# Biện pháp:
- Phân bố lại nguồn lao động.
- Tiếp thu trình độ quản lí, trình độ KHKT của nước ngoài áp dụng vào nước ta sao cho các ngành kinh tế phát triển, đáp ứng hầu hết nhu cầu việc làm, giảm thiểu nhất về tình trạng thất nghiệp.
Câu 2:
# Dân cư nước ta phân bố không đồng đề u từ bắc vào nam, từ đồng bằng đến miền núi.
# Giải thích: Do sự phát triển kinh tế giữa các vùng khác nhau. Địa hình , giao thông mỗi vùng 1 đăc thù riêng.
Câu 5: Những thuận lợi và khó khăn trong ngành thủy sản:
# Thuận lợi:
- Nước ta có hệ thống sông ngòi, biển ca lớn, phong phú các loại nước.
- Các ngành thủy sản nước ta phong phú, có nhiều dưỡng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân.
- Có nhiều mối lớn tiêu thụ .
- Môi trường thuận lợi nên các thủy sản sinh nở nhiều.
# Khó khăn:
- Do thiên tai hay các nguyên nhân khác, môi trường ô nhiễm va suy thoái làm nhiều loài sinh vật thủy sản chết .
- Nhân lực trong ngành đang ít.
 

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
chứng minh rằng công nghiệp nc ta đa dạng?
+Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
-Nhà nước
-Ngoài nhà nước
+Cơ cấu các ngành đầy đủ:
-CN khai thác
-CN chế biến
+Theo lãnh thổ:
-Vùng tập trung CN
-Trung tâm CN
-Khu CN
thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm
Ở phần cuối sách có đó bạn...
phân tích 1 số ngành công nghiệp trọng điểm của nc ta.
*Khai thác nhiên liệu:
-Cơ cấu :
+Khai thác than
+Dầu mỏ , khí đốt
-Đặc điểm phát triển:
+Sản lượng:
Than: 15-20 triệu
Dầu khí : Hàng trăm tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí
+Sản phẩm:
-Phân bố: Than: Quảng Ninh
Dầu khí:Thềm lục địa phương Nam
*Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
+Cơ cấu :
-Chế biến sản phẩm trồng trọt
-Chế biến sản phẩm chăn nuôi
-Chế biến sản phẩm thủy sản
+Đặc điểm p.triển:
-Chiếm tỉ trọng lớn nhất và ngày càng p.triển
+Phân bố: -Rộng khắp cả nước
-Tập trung ở vùng đông dân
*Công nghiệp điện:
+Cơ cấu: - Nhiệt điện
-Thủy điện
-Nhà máy thủy điện
+Đặc điểm phát triển:
Nhiệt điện:
-Sản xuất trên 40 tỉ kwh
-Nhiều nhà máy điện đã hòa vào lưới điện quốc gia
-Phân bố:
+Gần nguồn năng lượng: Thủy điện( Đầu nguồn sông suối)
Nhiệt điện: Gần vùng khai thác nhiên liệu
-Gần nơi tiêu thụ
-Ở vùng đông dân,gần vùng đô thị...
*Công nghiệp dệt may:
+Cơ cấu: Dệt và may
+Đặc điểm phát triển:
-Là 1 mặt hàng xuất khẩu chủ lực
-Là hàng tiêu dùng quan trọng nhất của nước ta
+Hạn chế: Chủ yếu là hàng gia công
+Phân bố: TP HCM,Hà Nội,Đà Nẵng,Nam Định...=>Những nơi đông dân
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
. phân tích dân số nc ta phân bố k đồng đều? nêu nguyên nhân
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:

+ Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng diện tích tự nhiện ở đồng bằng chỉ chiếm 20% diện tích cả nước, cho nên mật độ dân số trung bình ở vùng đồng bằng rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993); ĐBSCL là 393 người/km2 (1993).

+ Miền núi trung du nước ta có diện tích tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2 (riêng Kontum là 25 người/km2).

Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.

+ Ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.

+ Ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là 1172 người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; Hải Dương, Hưng Yên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của Nhà nước.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…

Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:

- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - Nhà nước mạnh thì sẽ đông dân hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở ĐBSH chủ yếu bằng sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa các vùng:

Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 -> nay Nhà nước đã đưa hàng vạn lao động từ đồng bằng vào Tây Nguyên khai hoang phát triển kinh tế mới.

Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân nêu trên.
sưu tầm
 
Top Bottom