câu hỏi về máy phát điện xoay chiều, sóng ánh sáng cần giải đáp

T

thecuongddh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hocmai.vatly giúp em mấy câu với ạ!
Câu 1: 1 máy phát điện xoay chiều 3 pha mắc hình sao có điện áp pha 200V. tải tiêu thụ mắc hình sao. Pha 1 và 2 gồm điện trở R= 100(ôm); pha 3 là tụ điện có Zc=100(ôm). dòng điện hiệu dụng trên dây trung hoà bằng:
A. căn 2
B: 0
C: 2* căn 2
D: 2
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 2: trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. nguồn phát đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước song lamda1=0,64 (micromet) lamda2=0,48(mỉcromet). Trên màn hứng vân giao thoa, trong khoảng giữa 3 vân sáng liên tiếp có màu giống màu với vân trung tâm có tổng số vân đơn sắc quan sát được là bao nhiêu:
A.8
B.10
C.14
D.12
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 3: 1 con lắc đơn dao động trong môi trường không khí. kéo lệch con lắc khỏi phương thẳng đứng 1 góc 0,1 rad ròi thả nhẹ. biết lực cản không khí tác dụng lên con lắc là không đổi và bằng 0,001 lần trọng lượng của vật. coi biên độ giảm đều trong từng chu kì. số lần vật qua vị trí cân bằng từ khi cđ đến khi dừng hẳn là:
A.100
B.25
C.200
D.50
em cảm ơn ạ!
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Câu 1:
Khi tải mắc đối xứng ([TEX]Z_1=Z_2=Z_3[/TEX]) thì dòng điện qua dây trung hòa bằng 0
Câu 2:
Gọi khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm là i, thì khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm là 2i
+ Ta đi tìm số vân sáng đơn sắc trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp:
Tại vị trí vân sáng 2 bức xạ trùng nhau:
[TEX]x_{s1}=x_{s2}\Leftrightarrow k_1.i_1=k_2.i_2\Rightarrow \frac{k_1}{k_2}=\frac{\lambda _2}{\lambda _1}=\frac{3}{4}[/TEX]
Như vậy xét từ vân trung tâm thì vân sáng trùng nhau đầu tiên của 2 bức xạ là vân sáng thứ 3 của bức xạ [TEX]\lambda _1[/TEX]; và vân sáng thứ 4 của bức xạ [TEX]\lambda _2[/TEX]. Do đó trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có 2 vân sáng của bức xạ [TEX]\lambda _1[/TEX] và 3 vân sáng của bức xạ [TEX]\lambda _2[/TEX]\Rightarrow có 5 vân sáng
\Rightarrow Giữa 3 vân sáng liên tiếp sẽ có 5.2=10 vân
 
H

hocmai.vatli

Câu 3:
Gọi biên độ góc ban đầu của vật là [TEX]\alpha _0[/TEX]; biên độ góc của vật sau 1/2 T là [TEX]\alpha _0[/TEX]
Độ giảm cơ năng sau 1/2 T là:
[TEX]\Delta W=W_0=W_1=mgl(1-cos\alpha _0)-mgl(1-cos\alpha _1)=\frac{mgl}{2}(\alpha _0^2-\alpha _1^2)=\frac{mgl}{2}(\alpha _0+\alpha _1)\Delta \alpha [/TEX]
Độ giảm cơ năng chính là công của lực cản thực hiện được trong 1/2 T
(Với [TEX]A_{F_ms}=F_c.s=F_c.l(\alpha _0+\alpha _1)[/TEX])
\Rightarrow[TEX]\frac{mgl}{2}(\alpha _0+\alpha _1)\Delta \alpha =F_c.l(\alpha _0+\alpha _1)\Leftrightarrow \frac{mgl}{2}\Delta \alpha =F_c.l\Rightarrow \Delta \alpha =\frac{2.F_c}{mg}=0,002(Rad)[/TEX]
Số lần vật đi qua vị trí cân bằng là:
[TEX]N=\frac{\alpha _0}{\Delta \alpha }=\frac{0,1}{0,002}=50[/TEX]
 
Top Bottom