Văn 9 câu hỏi về đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu ý nghĩa nhan đề.
2. Nêu ý nghĩa tình huống truyện.
3. Tại sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật mà gọi bằng tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính.
4. Tại sao có thể nói "Lặng lẽ Sa Pa" là tiếng nói của tình yêu thương.
5. Phân tích chất thơ trong tác phẩm.
6.Vẻ đẹp hình ảnh thiên nhiên Sa Pa.
7. Qua tác phẩm và hiểu biết thực tế nêu suy nghĩ về lẽ sống: Sống có trách nhiệm, sống cống hiến cho đất nước.
8. Qua tác phẩm và hiểu biết thực tế suy nghĩ về tình yêu lao động, yêu công việc.
9. Qua tác phẩm và hiểu biết thực tế nêu suy nghĩ về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay.
@Phạm Đình Tài @Harry Nanmes
 
Last edited:

Hiểu Tâm

Học sinh
Thành viên
17 Tháng mười hai 2018
17
14
21
18
Gia Lai
Trường THCS
1. Là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ đẹp thiêng liêng của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.
→ Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.
2, Tình huống truyện rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX.
3, Bởi lẽ tác giả muốn khắc họa chủ đề tư tưởng của truyện ; “trong cái lặng im của Sa pa …………Sa pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc lo nghĩ như vậy cho đất nước “ . Lặng lẽ ở đây muốn nói đó là sự cống hiến lặng lẽ của những con người lao động thầm lặng.
Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ , muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường , phổ biến thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước .
 
Top Bottom