câu hỏi vật lí dao động cơ?

Q

quynhnga94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một con lắc đơn dài 25 cm, hòn bi có khối lượng 10g mang điện tích 10-4 C. Cho g bằng 10 m/s2. Treo con lắc đơn giữa hai bản kim loại song song thẳng đứng cách nhau 20 cm. Đặt hai bản dưới hiệu điện thế một chiều 80 V. Chu kỳ dao động của con lắc với biên độ nhỏ là: xem đáp án thì tính g', mình khoong hiểu công thức tính g' tại sao lại bình phương
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Trước hết về việc em hỏi tại sao lại đi tính g'? Em cần hiểu rằng đây là dạng bài tập tính chu kỳ của con lăc đơn khi nó chịu tác dụng của lực phụ (hay ngoại lực). Nếu như khi con lắc chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn thì chu kỳ của con lắc đuợc xác định bởi công thức [TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
Tuy nhiên khi con lắc chịu thêm tác dụng của ngoại lực thì công thức tính chu kỳ là: [TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}[/TEX]. Trong đó g' được xác định bởi công thức: [TEX]\vec{g'}=\vec{g}+\frac{\vec{F}}{m}[/TEX]; F là lực điện
Trong trường hợp này ta nhận thấy [TEX]\vec{P}; \vec{F}[/TEX] có phương vuông góc với nhau nên [TEX]\vec{g}; \vec{F}/m[/TEX] cũng có phương vuông góc. Vì vậy mà về độ lớn ta sẽ có [TEX]g'=\sqrt{g^2+(\frac{F}{m}})^2[/TEX]
Đến đây em tính lực điện \Rightarrow g' \Rightarrow T' em nhé!
 
Q

quynhnga94

e cảm ơn..

Chào em!
Trước hết về việc em hỏi tại sao lại đi tính g'? Em cần hiểu rằng đây là dạng bài tập tính chu kỳ của con lăc đơn khi nó chịu tác dụng của lực phụ (hay ngoại lực). Nếu như khi con lắc chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn thì chu kỳ của con lắc đuợc xác định bởi công thức [TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
Tuy nhiên khi con lắc chịu thêm tác dụng của ngoại lực thì công thức tính chu kỳ là: [TEX]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g'}}[/TEX]. Trong đó g' được xác định bởi công thức: [TEX]\vec{g'}=\vec{g}+\frac{\vec{F}}{m}[/TEX]; F là lực điện
Trong trường hợp này ta nhận thấy [TEX]\vec{P}; \vec{F}[/TEX] có phương vuông góc với nhau nên [TEX]\vec{g}; \vec{F}/m[/TEX] cũng có phương vuông góc. Vì vậy mà về độ lớn ta sẽ có [TEX]g'=\sqrt{g^2+(\frac{F}{m}})^2[/TEX]
Đến đây em tính lực điện \Rightarrow g' \Rightarrow T' em nhé!
em cảm ơn..ý của em không phải hỏi bài toán đi tìn g'..em biết là phải đi tìm g' nhưng ý em hỏi là sao công thức tính g' lạ bình phương!!:)
 
H

hocmai.vatli

Chào em!
Em không hiểu tại sao lại có công thức này ak: [TEX]g'=\sqrt{g^2+(\frac{F}{m}})^2 [/TEX] (1)
Em chú ý rằng cộng [TEX]\vec{g'}=\vec{g}+\frac{\vec{F}}{m}[/TEX] là cộng vecto:
picture.php

Nên ta có công thức 1
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom