^^
Về điều này thì t có tìm hiểu được như sau :
- ở một số nước có lĩnh vực khoa học hình sự tiên tiến ,họ tiến hành thu thập các mẫu ADN của các tên tội phạm ,hoặc những người có tiền án tiền sự có liên quan đến bạo lực ... ,Ở người có những đoạn ADN quy định các tính tạng đặc trưng ,và các nhà khoa học đã áp dụng điều đó để tạo ra những đoạn ADN đặc trưng cho từng người mà họ gọi là "vân tay "ADN . Hiện nay có 2 hệ thông "vân tay" ADN được áp dụng ,1 là "mã vạch " ADN gồm 14 gen ,2 là thẻ ADN cá nhân gồm 16 gen , 2 hệ thống này được áp dụng tùy trường hợp và số lượng nghi phạm trùng lặp .
Như vậy ,mọi người cũng có thể thấy được một điều : Nếu dấu vết để lại hiện trường là vết máu ,da ... nói chung là các dấu tích "có " tế bào ,thì việc phân tích ADN để đối chứng sẽ dễ dàng hơn ,vì trong tế bào đã có nhân chứa ADN ,chỉ cần phân tích trực tiếp ADN .
Còn đối với các dấu tích chỉ chứa các protein (thậm chí là các protein hóa sừng ,như tóc ,hay móng tay ) thì việc phân tích rắc rối hơn ,vì phải suy ngược từ cấu trúc protein qua cấu trúc ADN .Tuy nhiên ,đa số trường hợp là đã khoanh vùng đối tượng tình nghi rồi mới tiến hành điều tra bằng kĩ thuật ADN ,do vậy ít khi để lọt tội phạm .
Ngoài ra t cũng tìm hiểu được một số thông tin liên quan đến mã vạch ADN
- Được Giáo sư Alec ở phòng thí nghiệm Đại học Leicester nước Anh vô tình phát hiện ngày 10-9-1984 khi xem một tấm phim XQ ,giáo sư đã phát hiện sự khác nhau giữa những gen của 3 người có liên quan .
- Được áp dụng đầu tiên vào năm 1986 khi điều tra 2 vụ hiếp dâm và mọi thứ đang đi vào bế tắc .
- Áp dụng lần đầu ở Việt Nam vào năm 1999 tại do cục điều tra CA Bình Phước đề xuất với bộ KHHS làm phân tích ADN để điều tra một vụ hiếp dâm .
- Bước sang thế kỉ 21 ,việc phân tích ADN trở thành một trong những phương thức điều tra hiệu quả ,đến năm 2008 thì có một phán quyết của Tòa Án là việc lấy ADN cá nhân là vi phạm quyền bí mật cá nhân ,tuy nhiên ,cuối cùng thì mọi người cũng đồng ý rằng "cái lợi lớn hơn cái hại rất nhiều ".