câu hỏi phần bài tập tự luyện_Thầy vũ khắc ngọc

T

trangle94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy ngọc ơi, cho em hỏi câu 23 trong phần bài tập tự luyện phần pp bảo toàn e ạ? Sao đáp án lại là C ah?bài đó có vấn đề phải ko thầy? Mong thầy xem lại giúp em ah?
Em đã xem lời giải bài đó trong phần tài liệu bài giảng của thầy nhưng nếu như thế thì lẽ ra hệ pt phải là: 56x+24y=6
x+y=0.6-0.15=0.45
với x,y lần lượt là số mol của Fe và Mg chứ thầy? Có phải là sai đề ko thầy? Thầy xem lại giúp em a. Em cảm ơn.
 
H

hocmai.hoahoc

Câu 23: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg có khối lượng 26,1 gam được chia làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí.
- Phần 3: cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng rồi hoà tan trong dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Thể tích khí NO2 thu được là:
A. 13,44 lít B. 53,7 lít C. 26,88 lít D. 44,8 lít
Áp dụng ĐLBT electron ta có:
nNO2 = 2nCu = nCu2+ pư = 3nAl + 2nFe + 2nMg = 2nH2 (P1) => V = 2VH2(P1) = 26,88 lít
 
T

trangle94

Câu 23: Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg có khối lượng 26,1 gam được chia làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí.
- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí.
- Phần 3: cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng rồi hoà tan trong dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Thể tích khí NO2 thu được là:
A. 13,44 lít B. 53,7 lít C. 26,88 lít D. 44,8 lít
Áp dụng ĐLBT electron ta có:
nNO2 = 2nCu = nCu2+ pư = 3nAl + 2nFe + 2nMg = 2nH2 (P1) => V = 2VH2(P1) = 26,88 lít
Mong thầy xem lại ah. Nếu như vậy thì họ cho dữ kiện thừa a? Em nghĩ là đề sai ạ.
từ phần 2 ta tính đc số mol của Al=0,1.
thay vào phần 1 suy ra: m Fe+m Mg= 8,7-2,7=6
Phương trình thứ 2: n Fe+n Mg= 0,6-0,1.3/2=0.45
Hệ này nghiệm âm. Vậy là thế nào ạ?
 
H

hocmai.vukhacngoc

Mong thầy xem lại ah. Nếu như vậy thì họ cho dữ kiện thừa a? Em nghĩ là đề sai ạ.
từ phần 2 ta tính đc số mol của Al=0,1.
thay vào phần 1 suy ra: m Fe+m Mg= 8,7-2,7=6
Phương trình thứ 2: n Fe+n Mg= 0,6-0,1.3/2=0.45
Hệ này nghiệm âm. Vậy là thế nào ạ?

:p đúng là đề bài này không đúng, vì người ra đề chỉ chú trọng đến việc so sánh 2 quá trình oxh - kh ở phần I và phần III thôi nên chưa phân tích kỹ sự hợp lý giữa số liệu ở các phần, để cho đỡ mâu thuẫn ^^ ta tạm thời bỏ qua chỗ này nhé, thầy sẽ sửa lại đề bài cho hợp lý hơn sau nhé, cám ơn em đã góp ý chỗ này!
 
Top Bottom