- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu 1 Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á”.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch ử khu vực Đông Nam á” chúng ta khẳng định điều đó vì: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình khu vực được cải thiện rõ rệt- xu thế chung là đối thoại, vấn đề Campuchia đã được giải quyết ổn thoả. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7-1992 Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam á. Tiếp đó, tháng 7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
+Tháng 9-1997 Lào, Mianma gia nhập ASEAN.
+Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. Đây là thành viên thứ 10 của ASEAN.
- Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triên phồn vinh.
- Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10- 15 năm.
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam á.
Như vậy ta có thể nói: Từ những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á”.
Câu 2 : Hãy trình bày những nét chính tình hình kinh tế- chính trị- khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc, nước Mĩ trở thành nước giàu nhất thế giới và là trung tâm kinh tế- tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70.
+ Về công nghiệp, sản lượng công nghiệp hàng năm tăng 14%, từ năm 1945 – 1949 chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới (56,1%).
+ Về nông nghiệp, sản lượng tăng 27% so với trước chiến tranh và gấp 2 lần của Anh, Pháp, Tây, Đức, Italia và Nhật cộng lại.
+ Về tài chính, nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới và là chủ nợ của thế giới. * * Nguyên nhân làm cho kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc như vậy là do:
- Không bị chiến tranh tàn phá. Cây 1
- Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí.
Thứ ba nước Mĩ giàu có tài nguyên, nhân công lao động dồi dào và có tay nghề kĩ thuật cao .
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ lại suy giảm tương đối, làm cho vị trí của Mĩ không còn giữ được như trước nữa, cụ thể:
+Sản lượng công nghiệp chỉ còn 40% (1973) của thế giới .
+ dự trữ vàng cũng chỉ còn 11,9 tỉ USD.
Nguyên nhân :
+ Mĩ liên tục vấp phải suy thoái khủng hoảng .
+ bị các nước Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh.
+ Mĩ chi những khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Tình hình giàu nghèo trong nước đã thường xuyên gây bất ổn xã hội Mĩ.
* Chính trị:
- Về đối nội: Thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và ban hành nhiều đạo luật phản động, hạn chế mọi quyền tự do dân chủ.
- Về đối ngoại: Đề ra và thao đuổi “Chiến lược toàn cầu” đầy tham vọng, đầy hiếu chiến và phản động. Tuy thực hiện được một số mưu đồ nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945- 1946) Cuba (1959-1960) đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam.
+ Hiện nay Mĩ âm mưu xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn trước mắt.
* Khoa học kĩ thuật:
+ Nhờ những điều kiện thuận lợi, Mĩ sớm đầu tư nghiên cứu khoa học và tiến hành cách mạng KHKT.
+ Thành tựu: Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới, cách mạng xanh, giao thông và thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, sản xuất vũ khí hiện đại..
Câu 3 : Quá trình hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.
- Khái niệm TTTG: Là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa cá cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các quan hệ quốc tế.
Sự hình thành TTTG sau chiến tranh.
- Hoàn cảnh: Tháng 2-1945 Hội nghị cấp cao 3 cường quốc (Liên Xô- Anh- Mỹ) được tiến hành ở Ianta (Liên Xô)
- Nội dung hội nghị:
+Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu á- Thái Bình Dương ba cường quốc đã thống nhất là sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, ý, Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+Về thoả thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Cụ thể: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Âu, đông nước Đức và bắc Triều Tiên .
+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
– Hậu quả :
+ những cuộc chiến tranh khu vực ác liệt làm tổn thất tiền của rất lớn, việc chạy đua vũ trang, thiết lập hệ thống căn cứ quân sự, sản xuất vũ khí hiện đại…
-Lý do chấm dứt “chiến tranh lạnh”:
+Tình trạng căng thẳng trên thế giới kéo dài cùng với chiến tranh lạnh giữa hai phe đã làm cho kinh tế, chính trị của Liên Xô và Mĩ ngày càng giảm sút
+ ngày càng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do bị Tây Âu , Nhật bản cạnh tranh gay gắt .
+ Cả Mĩ và Liên Xô muốn vươn lên kịp các nước khác thì phải thoát khỏi sự “đối đầu” để ổn định phát triển kinh tế.
Tháng 12-1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachop) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Sau sự kiện 25-12-1991 ở Liên Xô, trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ.
Câu 4 : Nêu sự hình thành (nguyên nhân) biểu hiện, hậu quả và chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Khái niệm: Chiến tranh lạnh và chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng ở các nước thắng trận cũng như bại trận đều phát triển mạnh. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước á, Phi, Mĩ la tinh phát triển như vũ bão. Trước tình hình đó, tháng 3/1947, Tơruman phát động “chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc hòng thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
- Biểu hiện: Các nước đế quốc (đứng đầu là Mĩ) chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, xây dựng các khối quân sự và căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới như NATO, SEATO, CENTO… phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới. Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, đảo chính chống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Hậu quả: Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của “chiến tranh lạnh” thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở một số khu vực như Đông Nam á, Đông Bắc á, Trung Đông.
- Chiến tranh lạnh chấm dứt: tháng 12/1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachôp) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Lí do: Qua hơn 40 năm chạy đua vũ trang cả Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm “thế mạnh” của họ so với nhiều nước.
- Mĩ và Liên Xô đều đứng trước khó khăn và thách thức lớn: Đó là sự vươn lên của Tây Âu Nhật Bản. Do vậy muốn vươn lên kịp các nước khác thì cả 2 nước phải chấm dứt sự “đối đầu” để ổn định và phát triển kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch ử khu vực Đông Nam á” chúng ta khẳng định điều đó vì: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình khu vực được cải thiện rõ rệt- xu thế chung là đối thoại, vấn đề Campuchia đã được giải quyết ổn thoả. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Tháng 7-1992 Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam á. Tiếp đó, tháng 7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN.
+Tháng 9-1997 Lào, Mianma gia nhập ASEAN.
+Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. Đây là thành viên thứ 10 của ASEAN.
- Như thế, ASEAN từ sáu nước đã phát triển thành mười nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triên phồn vinh.
- Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10- 15 năm.
- Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam á.
Như vậy ta có thể nói: Từ những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á”.
Câu 2 : Hãy trình bày những nét chính tình hình kinh tế- chính trị- khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Kinh tế: Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc, nước Mĩ trở thành nước giàu nhất thế giới và là trung tâm kinh tế- tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn 1945 đến đầu những năm 70.
+ Về công nghiệp, sản lượng công nghiệp hàng năm tăng 14%, từ năm 1945 – 1949 chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới (56,1%).
+ Về nông nghiệp, sản lượng tăng 27% so với trước chiến tranh và gấp 2 lần của Anh, Pháp, Tây, Đức, Italia và Nhật cộng lại.
+ Về tài chính, nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới và là chủ nợ của thế giới. * * Nguyên nhân làm cho kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc như vậy là do:
- Không bị chiến tranh tàn phá. Cây 1
- Thu nhiều lợi nhuận từ bán vũ khí.
Thứ ba nước Mĩ giàu có tài nguyên, nhân công lao động dồi dào và có tay nghề kĩ thuật cao .
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ lại suy giảm tương đối, làm cho vị trí của Mĩ không còn giữ được như trước nữa, cụ thể:
+Sản lượng công nghiệp chỉ còn 40% (1973) của thế giới .
+ dự trữ vàng cũng chỉ còn 11,9 tỉ USD.
Nguyên nhân :
+ Mĩ liên tục vấp phải suy thoái khủng hoảng .
+ bị các nước Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh.
+ Mĩ chi những khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hiện đại, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Tình hình giàu nghèo trong nước đã thường xuyên gây bất ổn xã hội Mĩ.
* Chính trị:
- Về đối nội: Thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và ban hành nhiều đạo luật phản động, hạn chế mọi quyền tự do dân chủ.
- Về đối ngoại: Đề ra và thao đuổi “Chiến lược toàn cầu” đầy tham vọng, đầy hiếu chiến và phản động. Tuy thực hiện được một số mưu đồ nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945- 1946) Cuba (1959-1960) đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam.
+ Hiện nay Mĩ âm mưu xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhưng cũng gặp muôn vàn khó khăn trước mắt.
* Khoa học kĩ thuật:
+ Nhờ những điều kiện thuận lợi, Mĩ sớm đầu tư nghiên cứu khoa học và tiến hành cách mạng KHKT.
+ Thành tựu: Sáng chế ra các công cụ sản xuất mới, năng lượng mới, vật liệu mới, cách mạng xanh, giao thông và thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ, sản xuất vũ khí hiện đại..
Câu 3 : Quá trình hình thành và sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.
- Khái niệm TTTG: Là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực giữa cá cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các quan hệ quốc tế.
Sự hình thành TTTG sau chiến tranh.
- Hoàn cảnh: Tháng 2-1945 Hội nghị cấp cao 3 cường quốc (Liên Xô- Anh- Mỹ) được tiến hành ở Ianta (Liên Xô)
- Nội dung hội nghị:
+Về việc kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu á- Thái Bình Dương ba cường quốc đã thống nhất là sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, ý, Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+Về thoả thuận việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô.
Cụ thể: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông Âu, đông nước Đức và bắc Triều Tiên .
+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Toàn bộ những thoả thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới mà lịch sử gọi là trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
– Hậu quả :
+ những cuộc chiến tranh khu vực ác liệt làm tổn thất tiền của rất lớn, việc chạy đua vũ trang, thiết lập hệ thống căn cứ quân sự, sản xuất vũ khí hiện đại…
-Lý do chấm dứt “chiến tranh lạnh”:
+Tình trạng căng thẳng trên thế giới kéo dài cùng với chiến tranh lạnh giữa hai phe đã làm cho kinh tế, chính trị của Liên Xô và Mĩ ngày càng giảm sút
+ ngày càng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do bị Tây Âu , Nhật bản cạnh tranh gay gắt .
+ Cả Mĩ và Liên Xô muốn vươn lên kịp các nước khác thì phải thoát khỏi sự “đối đầu” để ổn định phát triển kinh tế.
Tháng 12-1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachop) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Sau sự kiện 25-12-1991 ở Liên Xô, trật tự hai cực Ianta chính thức sụp đổ.
Câu 4 : Nêu sự hình thành (nguyên nhân) biểu hiện, hậu quả và chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
Khái niệm: Chiến tranh lạnh và chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng ở các nước thắng trận cũng như bại trận đều phát triển mạnh. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và ngày càng lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước á, Phi, Mĩ la tinh phát triển như vũ bão. Trước tình hình đó, tháng 3/1947, Tơruman phát động “chiến tranh lạnh” nhằm chống lại Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc hòng thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
- Biểu hiện: Các nước đế quốc (đứng đầu là Mĩ) chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, xây dựng các khối quân sự và căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới như NATO, SEATO, CENTO… phát động hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm chống lại cách mạng thế giới. Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, đảo chính chống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Hậu quả: Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của “chiến tranh lạnh” thế giới luôn nằm trong tình trạng căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở một số khu vực như Đông Nam á, Đông Bắc á, Trung Đông.
- Chiến tranh lạnh chấm dứt: tháng 12/1989 tổng thống Mĩ (Busơ) và tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô (Goocbachôp) đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
Lí do: Qua hơn 40 năm chạy đua vũ trang cả Mĩ và Liên Xô đều bị suy giảm “thế mạnh” của họ so với nhiều nước.
- Mĩ và Liên Xô đều đứng trước khó khăn và thách thức lớn: Đó là sự vươn lên của Tây Âu Nhật Bản. Do vậy muốn vươn lên kịp các nước khác thì cả 2 nước phải chấm dứt sự “đối đầu” để ổn định và phát triển kinh tế.