Sử 12 Câu hỏi ôn tập thi học sinh giỏi cấp tỉnh

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi ôn tập thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Câu 1:
Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, những sự kiện nào biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ? Quan hệ các nước ở Đông
Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên
* Đáp Án Tham Khảo

+ Những sự kiện nào biểu hiện xu thế hoà hoàn giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa:
• Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX. xu thế Hoà hoãn Đông —Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô-Mỹ.
- Trên cơ sở những thoả thuận Xô - Mỹ, ngày 9/11/1972. Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai nước, làm cho tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt.
- Năm 1972, Liên Xô và Mỹ kí kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (ABM, SALT-1).
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng Mỹ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. Điều đó, chứng tỏ 2 phe dần xoá dần ranh giới phân chia.
-Từ đầu những năm 70, nhất là từ năm 1985, hai siêu cường Xô-Mỹ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao và ký kết nhiều văn kiện hợp tác, nhất là những thỏa thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến lược, hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước
- Tháng 12/1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh, mở ra chiều
hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột trên thế giới
* Quan hệ các nước ở khu vực Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên:
- Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nước bắt đầu quá trình đối thoại, hoà dịu và thiết lập quan hệ ngoại giao, có những chuyện viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.
- Từ năm 1986, đặc biệt từ cuối thập kỷ 80, quan hệ ASEAN – Việt Nam ngày càng được cải thiện, từ đối đầu chuyển sang đổi thoại, thân thiện và hợp tác.
Câu 2:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung trong Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 và Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã đề ra chủ trương tập hợp lực lượng dân tộc và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất như thế nào?

* Đáp Án Tham Khảo
-Để giành độc lập dân tộc phải tập hợp rộng thì lực lượng dân tộc, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
- Mặt trận Thống nhất dân tộc phản để Đông Dương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giải cấp, dân tộc nhằm chia mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941). dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, mỗi nước thành lập mặt trận riêng ở Việt Nam, Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh.
- Mặt trận Việt Minh chủ trương liên hiệp hết các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, tôn giáo và xu hướng chính trị.
Câu 3:
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ?
Đáp Án Tham Khảo
- Sau cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản Pháp trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ trong khi đó, chế độ phong kiến ở Việt Nam dưới triều Nguyễn bị khủng hoảng vì suy yếu nghiêm trọng
- “Kinh tế ngày càng sa sút, tài chính gặp nhiều khó khăn; mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra; khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
+ Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại sai lầm "bế quan toả cảng, nhất là cấm và bài xích đạo Thiên chúa, đuổi giáo sĩ phương Tây, làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho Việt Nam ngày càng bị cô lập và tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài, đặc biệt là Pháp lợi dụng.
- Vì quyền lợi ích kỷ của dòng họ và bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh mới, nhà Nguyễn đã khước từ những đề nghị cải cách, duy tin đất nước của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ vv Đây là con đường cứu nước hữu hiệu nhất cuối thế kỷ XIX như Nhật Bản, Xiêm (Thái Lan) đã thực hiện thành công, thoát khỏi hoa xâm lăng.
-Trong quá trình chống xâm lược, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống, lựu chọn đường lối thủ để hòa" do có tư tưởng sợ địch, ngại địch nên thiếu quyết tâm chiến đấu và chiến thắng, không biết phát động cuộc kháng chiến toàn dân, phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng; bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể đánh thắng thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Thái độ cầu hoà, ảo tưởng vào con đường thương thuyết của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp từng bước hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
- Như vậy, việc đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược vào nửa sau thế kỷ XIX là tất yếu, nhưng việc mất nước không phải là tất yếu. Tuy nhiên, những việc làm của nhà Nguyễn đã biến việc mất nước thành tất yếu.
Câu 4:
Nêu những điểm giống và khác nhau của các cuộc khởi nghĩa chủ yếu trong phong trào Cần Vương trong cuối thế kỷ XIX
Đáp Án Tham Khảo
* Ba cuộc khởi nghĩa đều do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, tập hợp cho các tầng lớp nhân dân tham gia nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi
* Mục đích giúp nhà vua yêu nước đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và khôi phục lại chế độ phong kiến có chủ quyền,
- Khác nhau:
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887). Căn cứ nằm trên vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông từ Bắc vào Nam, có cùng sự kiện cố, sử dụng lối đánh chiến tuyến cố định, gây cho Pháp nhiều thiệt hại
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892). Không có cộng sự nổi như ở Ba Đình nhưng có các cạm bẫy ngầm, nổi bật là chiến thuật du kích, ẩn hiện bất ngờ được dân chúng ủng hộ tích cực nên phong trào tồn tại giữa vùng đồng bằng. Thực dân Pháp phải dùng thủ đoạn " tát nước bắt cá" nên phong trào mới bị dập tắt
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1996) Là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất trình độ tổ chức cao có tới 15 quân thứ ), đúc được súng kiểu mới, địa bàn rộng lớn khắp bốn tỉnh. Huy động đến mức cao, sự ủng hộ và tham gia của nhân dân, tồn tại lâu dài hơn 10 năm, lập được những chiến công vang dội tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892, trận Vụ Quang (1894), làm cho thực dân Pháp gặp rất nhiều khó khăn và bị tổn thất nặng nề.
Câu 5:
Trình bày khái quát các sự kiện lịch sử liên quan đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam (1930 – 1945). Trong các sự kiện trên, hãy chọn một sự kiện mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc và trình bày chi tiết sự kiện đó.

Đáp Án Tham Khảo
+ Những sự kiện lịch sử liên quan đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945. Từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/1/1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghịh ợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tháng 3/1935, Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ nhất ở Macao (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng tại Quốc tế Cộng Sản.
- Ngày 28/1/1941. Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (10 đến 19/5/1941) và thành lập Mặt trận Việt Minh (19/2/1941), trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động Cách mạng tháng Tám.
- Ngày 22/12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải Phóng Quân.
- Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời khỏi Pác Pó (Cao Bằng) về Tuyên Quang, xây dựng Tân Trào thành trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.
– Ngày 4/6/1945, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
- Ngày 16 đến 17 tháng 8/1945, Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào được cử làm Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc giải Phóng Việt Nam.
- Ngày 25/8/1945, Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội.
-. Ngày 28/8/1945, Hồ Chí Minh cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Trong những ngày này, Hồ soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bảng Tuyên ngôn độc, lập khai sinh nước Dân chủ Cộng Hòa
* Trong các sự kiện nêu trên, sự kiện mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng vạn đồng và các vùng lân cận. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của Nước Việt dân chủ Cộng hòa, mở đầu cho một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội.
- Bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, Bảo Đại thoái vị, dân ta thoát khỏi xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập, đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”
-Cuối bản Tuyên ngôn, Hồ Chí Minh khẳng định:“ Nước Việt Nam có quyền được tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ quyền độc lập ấy.
 
Last edited:
Top Bottom