Địa Câu hỏi ôn tập thi học kì 2 Địa lớp 7

phanthaohien2004

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng chín 2015
55
61
116
20
Tp Pleiku, Gia Lai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chương châu Nam Cực
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?
-Vì sao con người phải nghiên cứu châu Nam Cực?
-Giải thích tại sao châu Nam Cực nằm ở hoang mạc lạnh mà vẫn có nhiều động vật sinh sống?

Chương châu Đại Dương
-Trình bày đặc điểm khí hậu và thực, động vật ở châu Đại Dương?
-Đặc điểm cơ bản về dân cư của châu Đại Dương?
-Nguyên nhân nào khiến các đảo châu Đại Dương được gọi là "Thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?
-Sự khác nhau về kinh tế của Ô -xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo ở châu Đại Dương?
-Giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn
Chương châu Âu
Các bạn ôn hết chương châu Âu là được.:)
Chúc các bạn thi tốt (màu xanh của hi vọng);):p
 

KhoaKiuBu

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tư 2017
30
10
26
19
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cưc chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích bề mặt Trái Đất nhưng lại không yên tĩnh như tên gọi. Những trận cuồng phong trên biển và bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn đối với các đảo và các vùng ven biển. Vành đai lửa Thái Bình Dương là nơi thường xuyên có những trận động đất và núi lửa phun, kèm theo những đợt sóng thần dữ dội.

Giữa màu xanh mênh mông của Thái Bình Dương, bên cạnh lục địa Ô-xtrây-li-a là vô số các đảo lớn nhỏ nằm rải rác hoặc tập trung thành những quần đảo, tạo thành các chuỗi đảo hình vòng cung. Tất cả hợp thành châu Đại Dương.
Phía tây kinh tuyến 180°, trong vùng Tây Thái Bình Dương, từ phía nam lên là quần đảo Niu Di-len, lục địa Ô-xtrây-li-a, kế tiếp là chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di và trên cùng là chuỗi đảo san hô Mi-crô-nê-di với khoảng 1300 đảo nhỏ, nhiều đảo chỉ rộng trên dưới 1 km2.
Phía đông kinh tuyến 180° là chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di nằm rải rác trong vùng Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Nhiều đảo cách xa nhau hàng nghìn kilômét
 

Julia Sarah

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
94
112
141
* Đặc điểm:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Khí hậu: Có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van.
- Thực vật, động vật: Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo. Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi. Động vật có nhiều loài thú có túi như căng-gu-ru, gấu cô-a-la…
+ Các đảo và quần đảo Khí hậu
- Khí hậu: Có khí hậu nóng ẩm.
- Thực vật, động vật: Có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ..
* Thành phần dân cư của châu Đại Dương có thể kể đến hai thành phần chính:
- Người dân bản địa, có nước da sẫm màu, tóc xoăn, mắt đen, sống chủ yếu ở các đảo.
- Người gốc Anh di cư sang từ các thế kỉ trước có màu da trắng, sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len.
* Nguyên nhân:
  • Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
  • Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió, hướng núi.
  • Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.
* Kinh tế phát triển không đều :
- Ôxtrâylia và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
+ Các ngành công nghiệp: khai khoáng, chế tạo máy, điện tử, chế biến thực phẩm…
+ Các nông sản xuất khẩu: lúa mì, thịt bò, thịt cừu…
- Các nước còn lại là những nước đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu (khoáng sản, nông sản, hải sản, gỗ..)
* Đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn vì:
Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn .
 

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
22
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
Chương Châu Nam Cực :
-
Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
+Châu lục giá lạnh khắc nghiệt: nhiệt độ quanh năm dưới -10°c.
+Là nơi gió bão nhiều nhất thế giới. 
+Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
+Thực vật không tồn tại. Động vật: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển, cá voi.
+Khoáng sản: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên,..
-Con người phải nghiên cứu châu Nam Cực, vì: nơi đây là nơi đc tìm ra muộn nhất nên có nhiều điều bí ẩn
các nhà nghiên cứu đến đây cũng vì nơi đây rất lạnh giá có thể làm thay đổi khí hậu toàn cầu nên họ đến để nghiên cứu để tránh tình trạng nhiệt độ của trái đất thay đổi và còn do tính ham muốn khám phá của con người, muốn chinh phục thiên nhiên và vũ trụ
đặc biệt nơi đây có một nguồn nước ngot dồi dào.
-Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống, vì: nơi đây có nguồn cá, tôm và phù du sinh vật khá dồi dào.
 
Top Bottom