câu hỏi ôn tập 45 phút

T

torresss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:ưu thế lai là gì?cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?Tại sao không dùng cơ thể lai $F_1$ để nhân giống?muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?
câu 2:nêu khái niệm về quần thể ?cho ví dụ ?có những dấu hiệu nào để nhận biết quần thể khi mật độ quần thể tăng cao dẫn đến hiện tượng gì?Trong các đặc trưng của quần thể đặc trưng nào là quan trọng nhất?
câu 3:nhân tố nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến động vật và thực vật
 
T

thanhcong1594

Câu 1:ưu thế lai là gì?cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên?Tại sao không dùng cơ thể lai $F_1$ để nhân giống?muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?
Câu 1:
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng xuất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội giữa hai bố mẹ.
- Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:
+ Lai 2 dòng thuần: Cho lai 2 dòng thuần chủng , kiểu gen đồng hợp, con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thai dị hợp, do đó chỉ biểu hiện được tính trạng của gen trội.
+ Các tính trạng về số lượng ,hình thái do nhiều gen trội qui định.
- Người ta khóng dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua pháu li, sẽ xuất hiện các kiểu gen dồng hợp về các gen lận có hại, ưu thế lai giảm.
+ Muốn duy trì ưu thế lại phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,...)
 
T

tieuyetdethuong1

1.- Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bô mẹ được gọi là ưu thế lai.

- Người ta khóng dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua pháu li, sẽ xuất hiện các kiểu gen dồng hợp về các gen lận có hại, ưu thế lai giảm.

- Muốn duy tri ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,...)
2.
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
VD: đàn gà, đàn trâu rừng, đàn linh dương, đàn voi, đàn hổ.
Mật độ quần thể là quan trọng nhất
3.Ánh sáng ảnh hưởng làm thay đổi hình thái và sinh lí của cây.
Mỗi loài cây thích nghi với một mức độ chiếu sáng khác nhau
TV được chia thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm cây ưa sáng
+ Nhóm cây ưa bóng
- Ánh sáng giúp động vật định hướng di chuyển, có thể đi rất xa.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống và tập tính của nhiều loài động vật.
- ĐV được chia thành 2 nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau :
+ Nhóm ĐV ưa sáng
+ Nhóm ĐV ưa tối
Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến tập tính của động vật
Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của động vật
Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của thực vật
Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí của thực vật
 
Last edited by a moderator:
T

thanhcong1594


câu 2:nêu khái niệm về quần thể ?cho ví dụ ?có những dấu hiệu nào để nhận biết quần thể khi mật độ quần thể tăng cao dẫn đến hiện tượng gì?Trong các đặc trưng của quần thể đặc trưng nào là quan trọng nhất?

- Khái niệm:
+ Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. VD: quần thể ngựa vằn , quần thể chim cánh cụt
- khi mật độ quần thể tăng cao dẫn đến hiện tượng:
+ các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau khiến một số con phải tách đàn. Khi số lượng cá thể còn quá ít thì các cá thể cái sẽ sinh sản thật nhiều để gia tăng số lượng.Như vậy các cá thể sẽ giữ ở mức cân bằng và mật độ các cá thể cũng ở mức cân bằngkhi mật độ cá thể tăng dẫn đến thức ăn thiếu ,chỗ ở ,chỗ sinh hoạt ,... nhiều cá thể sẽ chết .khi đó mật độ cá thể đc điều chỉnh quanh mức cân bằng
- Trong các đặc trưng của quần thể đặc trưng là quan trọng nhất: Mật độ____
 
T

thanhcong1594

Câu 3 :nhân tố nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng đến động vật và thực vật
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.
Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá Cực Bắc (lạnh tới - 40o C) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC.
Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm.
Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng)
 
Top Bottom