câu hỏi lí thuyết về Al

Y

yddh

R

razon.luv

cái ni em cũng kô rõ lắm. nghe mấy anh chị học trên nói là kim loại thì kô có kim loại lưỡng tính. chỉ có oxit của nó mới đc gọi là lưỡng tính thôi. ^^!
em nghe nói thế. chỉ đóng góp ý kiến thôi nhé. nếu sai đừng chém em ;)). mới học lớp 10 thôi ;))
 
H

_huong.duong_

Al lưỡng tính vì vừa tan trong axit vừa tan trong kiềm.


Bạn có thể đọc qua một đoạn trích sau để hiểu hơn. Trên cơ bản để giải thích hoàn toàn những điều trên một cách trọng vẹn thì có lẽ chúng ta chưa đủ kiến thức cho lắm. Chỉ đơn giản chúng ta hiểu và chấp nhận nó :D.


Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là: 4 (trừ ZnSO4 và NH4Cl)

Đây là một đáp án hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các kiến thức SGK hiện hành và logic về mặt kiến thức. Tôi lấy rất làm ngạc nhiên và không hiểu sao báo Thanh niên lại cho đăng tải một ý kiến phản biện rất ngớ ngẩn của thầy giáo Phan Trọng Quý. Xin trích lại như sau:

Về câu 4, mã đề thi 748, đáp án của Bộ là B. 4 (chất lưỡng tính) nhưng đúng ra phải là A. 3 (chất lưỡng tính). Vì (NH4)2CO3 không phải chất lưỡng tính, điều này nếu nói về thuật ngữ thì có thể bao biện rằng chất này vừa cho proton, vừa nhận proton, nhưng thực chất đây là hai chất, đó là cation amoni (là axit) và anion cacbonat (là bazơ). Nhẽ ra, nên tránh thuật ngữ "chất" ở đây. Năm học 1999-2000 đã có trường đại học ra câu tương tự và Phó Giáo sư Nguyễn Đức Vận (ĐHSP I Hà Nội) đã lấy ví dụ để khẳng định "không phải là chất lưỡng tính" vì sự nhầm lẫn về định nghĩa chất lưỡng tính là chất tác dụng được với cả axit và bazơ"

Trong đó có một câu rất ngớ ngẩn là “nhưng thực ra đây là hai chất, đó là cation …. và anion” . Thiết nghĩ thầy Phan Trọng Quý nên đọc lại khái niệm về chất trong SGK Hóa học 8, để phân biệt chất mà hạt vi mô đại diện là phân tử (có thể tồn tại độc lập) với ion (luôn phải đi kèm với ion trái dấu hoặc electron)

Nực cười hơn là trong những ngày qua, trên mạng đã xuất hiện nhiều ý kiến của những người tự nhận mình là thầy giáo, cô giáo lên tiếng ủng hộ ý kiến của thầy Phan Trọng Quý (trong đó có cả những người đang dạy học trực tuyến và sự sai lệch về kiến thức này có thể dẫn đến hiểu lầm nghiêm trọng ở nhiều học sinh). Những ý kiến này đều tỏ ra vội vàng và thiển cận trong những nhận xét và kết luận đưa ra.

Có thể dẫn ra đây một vài ý kiến đại loại như sau:

“Nhìn chung các muối amoni không phải là chất lưỡng tính !
Chất em lấy ở trên thực chất là 2 chất (trong dung dịch phân li thành 2 ion NH2-CH2-COO- và NH4+) nên không phải chất lưỡng tính !”

“Như vậy là phải có 2 khái niệm về " Chat lưỡng tính " và có tính lưỡng tính”

“Đúng rồi đó. Em hiểu đúng ý thầy”

“thưa thầy,em có 1 thắc mắc ạ,nhôm có tính lưỡng tính khôg ạ?theo em thì khôg phải,nhưng thầy em dạy thì nhôm lại là đơn chất lưỡng tính,?,thầy giúp em nha”

“Nhôm có tính lưỡng tính đó em. Nó tác dụng với cả axit và bazơ”
”Đúng là trong SGK không nói rõ là Al có tính lưỡng tính. Nhưng em cần chú ý là một "chất" khi tác dụng được với cả axit và bazơ thì có tính lưỡng tính. Al tác dụng được với cả HCl và NaOH, thậm chí cả H2O. Được không em ?”

Trước khi đi vào phân tích những tính chất “ngớ ngẩn” trong những kết luận trên đây, tôi xin nhắc lại một số vấn đề về lý thuyết như sau:

1, Acid là phân tử hay ion có thể nhường proton

2, Base là phân tử hay ion có thể nhận proton

3, Phân tử hay ion vừa có thể cho proton, vừa có thể nhận proton là phân tử hay ion lưỡng tính.

4, Phản ứng acid – base là phản ứng trao đổi proton

5, Phản ứng oxh – kh là phản ứng trao đổi electron

Trong hóa học, khi nói một chất là lưỡng tính, hàm ý là ám chỉ đến phản ứng acid – base của nó, trong đó nó vừa có thể là acid, vừa có thể là base, cũng có nghĩa là nó vừa có thể là chất cho proton, vừa có thể là chất nhận proton hoặc hiểu đơn giản hơn nữa là nó vừa có thể tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.

Al, Zn, Cr, …. và các kim loại “có oxit và hidroxit lưỡng tính” khác vừa có thể phản ứng với acid, vừa có thể phản ứng với base.

Nhưng phản ứng của kim loại với acid là phản ứng oxh – kh, không phải là phản ứng acid – base và hoàn toàn không có sự trao đổi proton ở đây. Do đó, trong phản ứng này, không bao giờ ta được xem acid là chất cho proton và kim loại đóng vai trò là base. Điều đó là hoàn toàn sai. Đó chính là lỗi sai thứ nhất.

Nhắc lại: Al, Zn, Cr, …. là các “kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính”, không phải là kim loại lưỡng tính, cũng không hề có cái gọi là "tính lưỡng tính".

Sai lầm thứ 2 như đã nói ở trên, đó là việc gọi “(NH4)2CO3 thực ra là hai chất”
huh.gif


Sai lầm thứ 3 là ở chỗ, tác giả đã thừa nhận “amoni là ion có tính acid, cacbonat là ion có tính base” nhưng lại không thừa nhận (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính
huh.gif


Nên nhớ rằng: tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó gây ra.

Nếu cứ hiểu một cách máy móc rằng tính lưỡng tính của (NH4)2CO3 là do các ion của nó gây ra chứ không phải của bản thân nó thì quá sức sai lầm.

Thông thường, ta vẫn nói NaOH, KOH, .... là một base mặc dù thực ra chỉ có ion OH- của nó khi phân ly trong nước mới có khả năng nhận proton.

Tương tự như vậy các acid HCl, HNO3, H2SO4 có tính acid là nhờ khả năng cho proton của ion H+ sinh ra khi phân ly trong nước.

Nếu coi rằng ion OH- mới có tính base và ion H+ mới có tính acid chứ không phải là tính chất của cả phân tử ấy thì lẽ nào NaOH, KOH, .... không phải là base, HCl, HNO3, .... không phải là acid.

Nhắc lại: Tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó tạo nên.

Điều này luôn luôn đúng, cả với các chất hữu cơ. Ví dụ: Styren vừa có tính chất của hợp chất không no kiểu anken, vừa có tính chất của nhân thơm. Anilin vừa có tính chất của một amin, vừa có tính chất của hợp chất thơm.

Điều đáng nói thứ tư là, sau khi mập mờ với khái niệm về “chất”, người ta lại đưa ra ý tưởng: “chất có tính lưỡng tính” và “chất lưỡng tính” là hai khái niệm khác nhau.
huh.gif


Tạm thời do thời gian có hạn, tôi chỉ có thể trình bày đến đây, mong tiếp tục được thảo luận với các bạn giáo viên và học sinh trên cả nước.
Các bạn nên nhớ rằng: theo tâm lý thông thường, khi đọc một bài viết phản biện, bao giờ ta cũng thấy nó mới, nó lạ và nó cuốn hút hơn bình thường, chưa kể thông thường tác giả phản biện thường viện dẫn những lý do, những trích dẫn, tài liệu to tát để thu hút sự ủng hộ của mọi người (kể cả bài viết này ). Do đó khi tiếp nhận những bài viết như vậy, người đọc phải có một thái độ hết sức bình tĩnh và có quan điểm, lập trường rõ ràng, phân biệt được những lý lẽ đúng và sai để tự rút ra cho mình kết luận chuẩn xác nhất. Không thể phủ nhận việc đề thi ĐH hiện nay vẫn còn một vài hạt sạn và cung cách tổ chức ra đề thi còn quá nhiều bất cập, nhưng đấy là một trong những tài liệu chuẩn quốc gia, được thẩm định kỹ càng và chịu trách nhiệm trước công luận. Đề thi tốt nghiệp môn Lý năm nay có sai sót, lập tức được thừa nhận ngay. Điều đó cho thấy là các cán bộ của Bộ không quá bảo thủ như ta tưởng. Rõ ràng là trong câu hỏi về các chất lưỡng tính này, những người trong ban ra đề đã “có cái lý” của họ.
 
  • Like
Reactions: The legend
F

fanbaothy

Gio em tra loi ai day anh chi
De ra da duoc tra loi
Ma that ra em cung hong bit
Anh chi cho de de hon chut di.
 

TuanNguyenGTVT37

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng một 2019
1
0
1
39
Nghệ An
PMU85
Tôi thấy quan trọng là hiểu bản chất vấn đề và thắc mắc của người hỏi. Kết quả hay cách trả lời sẽ khác nhau khi đặt vấn đề theo khía cạnh khác. Nó giống nhưa khoa học thì đầu tiên phải đưa ra định luật thì mới có các lý thuyết tiếp theo.
Câu trả lời trên của bạn đã phân tích rõ bản chất và tôi thấy rằng một số bài báo, bài phản biện nhiều khi muốn lái đi các khái niệm ban đầu để phản biện mà nội dung nhiều khi chỉ để phủ nhận mà thôi. chúng ta nên phân tích và đi sâu vào bản chất và mỗi độc giả sẽ tiếp thu và hiểu theo cách của mình tạo thành kiến thức của mình từ đó đưa ra câu trả lời, tôi nghĩ đó mới là kiến thức. Chúng ta cho nhau kiến thức chứ không phải muốn phủ nhận một cái gì hay muốn thể hiện mình mà làm cho người đọc không đi đến bản chất của sự việc.
 
Top Bottom