Sử 12 Câu hỏi chương 5

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU HỎI CHƯƠNG 5
1/ Một trong những mục đích của Mĩ khi đề ra “Kế hoạch Mácsan” (1947) là tập hợp
các nước Tây Âu vào
A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.
B. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D. tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa.
2/ Tổ chức Hiệp ước Vácsava là tổ chức liên minh
A. quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
B. kinh tế - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
C. chính trị - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
D. kinh tế - chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
3/ Nguồn gốc của cuộc Chiến tranh lạnh là
A. do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Mĩ và LX
B. xuất phát từ tham vọng làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. do sự chi phối của trật tự hai cực Ianta.
D. xuất phát từ mục tiêu chống LX và các nước xã hội chủ nghĩa của Mĩ.
4/ Mục tiêu của Mĩ khi phát động “Chiến tranh lạnh” là
A. ngăn chặn sự mở rộng của CNXH từ Liên Xô sang Đông Âu và thế giới.
B. Mĩ lôi kéo các nước Đồng Minh của mình chống Liên Xô.
C. chống lại ảnh hưởng của Liên Xô.
D. phá hoại phong trào cách mạng thế giới.
5/ Nguyên nhân chủ quan buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
A. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
B. Tây Âu và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ.
C. cuộc chạy đua vũ trang làm cho 2 nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ
trên nhiều mặt.
D. sự lớn mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước công nghiệp mới.
6/ Vì sao sau Chiến tranh lạnh, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một
cực” nhưng không dễ gì thực hiện được?
A. Do sự lớn mạnh của Trung Quốc.
B. Do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản.
C. Do sự phát triển mạnh mẽ của Tây Âu.
D. Do tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
7/ Điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh lạnh trong thế kỉ
XX là
A. gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước.
B. để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
C. diễn ra trên mọi lĩnh vực.
D. diễn ra quyết liệt, không phân thắng bại.
8/ Ý nào dưới đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
A. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.
B. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương.
C. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
D. Xung đột ở Trung Đông.
9/ Sau chiến tranh lạnh, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ là
A. vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược toàn cầu.
B. tăng cường hơn nửa mối quan hệ với các nước Mĩ Latinh.
C. tiếp tục tìm cách chi phối các nước đồng minh.
D.cải thiện quan hệ với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
10/ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển,
Việt Nam có những thời cơ gì?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường.
ĐÁP ÁN CHƯƠNG 5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B C A A C D B A A C
 
Top Bottom