Hóa 10 cấu hình electron nguyên tử

Nguyễn Ngọc Thư

Học sinh
Thành viên
2 Tháng hai 2021
37
35
21
18
Bình Phước
Th-THCS Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc nhóm A và không cùng chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử orbital (  ) bằng 2; tổng số lượng tử từ ( m ) bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y.
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định
R, X, Y đều thuộc nhóm A và không cùng chu kỳ nên R, X, Y thuộc các chu kỳ 1, 2, 3
Mà 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần
=> R thuộc chu kỳ 1, X thuộc chu kỳ 2, Y thuộc chu kỳ 3
R thuộc chu kỳ 1 nên l(R) = 0, n(R) = 1 và ml(R)=0
Tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2
Nên ms(R) + ms(X) + ms(Y) = -1/2 => 1/2 + ms(X) + ms(Y) = -1/2 => ms(X) + ms(Y) = -1
=> ms(X) = ms(Y) = -1/2
Tổng số lượng tử chính (n) bằng 6
=> n(R) + n(X) + n(Y) = 6 => n(X) + n(Y) = 5 => n(X) = 2; n(Y) = 3 ( vì nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần )
tổng số lượng tử từ ( ml ) bằng -2 nên: ml(R) + ml(X) + ml(Y) = -2
=> ml(X) = ml(Y) = -1
=> l(X) = l(Y) = 1
R có l(R) = 0, n(R) = 1, ml(R)=0, ms= 1/2 => Cấu hình e cuối của R là 1s1: H
X có msX= -1/2; nX= 2; lX= 1; mlX=-1 => Cấu hình e cuối của X là 2p4: O
Y có msY= -1/2; nY= 3; lY=1; mlY= -1 => Cấu hình e cuối của Y là 3p4: S
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ
Top Bottom