Sử Câu chuyện về những con người giàu lòng nhân ái đã cứu nhiều trẻ Do Thái khỏi nạn diệt chủng

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn từng rơi nước mắt trước bản nhạc buồn và những khung hình đen trắng khi xem “Bản danh sách của Schindler”? Tuy nhiên, công việc của Schindler nguy hiểm và kịch tính hơn nên sớm được dựng thành phim, nếu xét về số lượng, con số 1200 người Do Thái mà Schindler cứu ra không thấm tháp gì với 6000 và 5000 người đã được cứu bởi hai nhân vật ít nổi tiếng hơn, họ là một người Nhật và một người Trung Quốc.
1. SUGIHARA CHIUNE
Sam Nguyên Thiên Mẫu, sinh năm 1900 là một công chức trong Bộ ngoại giao Nhật Bản, ông bắt đầu sự nghiệp là một nhân viên của Văn phòng Ngoại Giao Mãn Châu Quốc, chính phủ bù nhìn mà phát xít Nhật lập ra sau khi chiếm đóng Mãn Châu. Năm 1935, do bất bình về cách phân biệt đối xử giữa người Nhật với người Hán ở Mãn Châu quốc khi đó, Chiune xin từ chức và trở về Nhật Bản. Năm 1939, nhận lệnh mới Sugihara trở thành Phó tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Kaunas, Litva.
Ngoài những nhiệm vụ ngoại giao thông thường, Chiune còn một nhiệm vụ bí mật là: Dò la các động thái quân sự của cả 2 phe Đức và Liên Xô. Hehe, nói ra nghe buồn cười, nhưng sự thật là mặc dù làm đồng minh trên danh nghĩa nhưng Nhật cóc hề tin tưởng Đức (Ý thì thôi, khỏi bàn) và Đức … cũng thế. Lý do người Đức đưa ra là có quá nhiều người Trung Quốc đang sống ở Tokyo Nhật Bản, mà trong số đó, có rất nhiều điệp viên người Hoa của Liên Xô cài cắm, nên những kế hoạch quân sự ở Châu Âu, rất hiếm khi Đức thông báo cho Nhật. Trái lại Nhật lại cần những thông tin đấy để nương theo tình hình chiến trường Châu Âu mà dứt điểm các thuộc địa của Anh – Pháp ở Châu Á và thậm chí, xúc luôn Liên Xô (nếu có thời cơ). Túm lại là hai anh zai này bằng mặt mà méo bằng lòng, đối với Đức thì phải tận diệt dân Do Thái, còn Nhật thì … kệ xác mày, có thằng Do Thái nào vào nhà tao cũng cóc sao, hehe.
Trở lại tình hình Litva lúc ấy, cuộc đại chiến thế giới đã đến hồi căng thẳng: Năm 1940 Liên Xô tiến quân vào Litva, “chiếm đóng” nước này trên danh nghĩa, trước đó năm 1939, Đức và Liên Xô đã “đi đêm” với nhau chia đôi Ba Lan, chính phủ Ba Lan phải lưu vong ở Luân Đôn. Ở Litva lúc ấy có rất đông người Do Thái mang quốc tịch Ba Lan tị nạn chính trị từ hồi năm 1939 và nay thêm một cơ số người Do Thái Litva cũng bị kẹt, nếu không nhanh chóng di chuyển ra nước ngoài, chắc chắn theo thỏa thuận, LX sẽ trục xuất những người Do Thái này cho Đức, và đích đến cuối cùng của họ là … trại tập trung. Thế nên từ tháng 7 năm 1940, trước cửa LSQ Nhật Bản tấp nập người xin visa để đi Nhật, vì lúc ấy châu Âu đã bị Đức nuốt rồi, chỉ còn cách trốn sang Châu Á. Bộ Ngoại Giao Nhật khi ấy quy định rằng: Chỉ cấp Visa được cho những người đã có sẵn Visa cho một điểm đến thứ ba để rời khỏi Nhật Bản, không có ngoại lệ (aka Nhật Bản chỉ là nơi quá cảnh).
Từ ngày 18 tháng 7 đến 28 tháng 8 năm 1940, Sugihara bắt đầu cấp thị thực theo sáng kiến riêng của mình: Ông đã đơn giản hóa thủ tục, ông cấp cho những người Do Thái một thị thực thời hạn mười ngày để quá cảnh qua Nhật Bản, mà không cần biết sau đó họ sẽ đi đâu. Đây là một hình thức vi phạm mệnh lệnh cấp trên. Ông đã nói chuyện với các quan chức Liên Xô, những người đồng ý để cho những người Do Thái di chuyển bằng Tuyến đường sắt xuyên Sibiria với giá vé gấp năm lần giá vé tiêu chuẩn, điểm đến là Vladivostok nằm ở vùng Viễn Đông của LX, và từ đó họ sẽ đi tàu sang Nhật (dĩ nhiên, tiền chênh lệch vé sẽ vào túi quan chức LX, hehe). Sugihara liên tục cấp các thị thực được viết tay (thời đó chưa có máy in), dành ra 18–20 giờ mỗi ngày để viết, mỗi ngày cung cấp một số lượng thị thực tương đương với một tháng làm việc thông thường. Bộ Ngoại Giao Nhật Bản khi thấy những đoàn tàu chở người tiến vào Tokyo thì mới tá hỏa, cho đến ngày 4 tháng 9, Sugihara buộc phải rời vị trí đang đảm nhiệm trước khi đại sứ quán bị đóng cửa. Theo các nhân chứng, ông vẫn viết các thị thực trong khi quá cảnh từ khách sạn của mình và sau khi lên tàu tại Nhà ga Kaunas, ném những tờ thị thực ra khỏi cửa sổ xe lửa vào đám đông những người tị nạn tuyệt vọng, ngay cả khi xe lửa đã đóng cửa.
Trong sự tuyệt vọng sau cùng, vô số những tập giấy chỉ có dấu lãnh sự đã đóng và chữ ký của mình (mà có thể viết đè lên vào trong thị thực sau đó) đã được chuẩn bị vội vã và ném ra khỏi tàu. Khi chuẩn bị khởi hành, ông đã nói, “Xin hãy tha thứ cho tôi. Tôi không thể viết được nữa. Tôi mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các bạn.” Khi ông cúi đầu thật sâu trước mọi người đứng trước ông, ai đó đã kêu lên, “Sugihara. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông. Tôi chắc chắn sẽ gặp lại ông!”
* Điều thú vị nhất là gì, các bạn biết không? Sugihara không hề bị triệu tập về Tokyo mà tiếp tục được điều động tới Berlin, rồi sau đó làm việc như Tổng lãnh sự ở Prague, Tiệp Khắc. Từ tháng 3 năm 1941 đến cuối năm 1942 tại Königsberg, Đông Phổ và trong tòa công sứ ở Bucharest từ năm 1942 đến năm 1944. Khi quân đội Liên Xô vào Romania, họ bỏ tù Sugihara và gia đình ông trong một trại tù binh trong mười tám tháng. Họ được thả vào năm 1946 và trở về Nhật Bản thông qua Liên Xô. Năm 1947, văn phòng ngoại giao Nhật Bản yêu cầu ông từ nhiệm, do tinh giảm biên chế trên danh nghĩa. Một cái kết … nhẹ nhàng quá sức tưởng tượng nếu xét về quy mô mà ông đã vi phạm, hehe.
Nhiều người tị nạn sử dụng thị thực đi qua lãnh thổ Liên Xô tới Vladivostok và sau đó bằng thuyền tới Kobe, Nhật Bản, nơi họ có một cộng đồng người Do Thái. Tadeusz Romer, Đại sứ Ba Lan tại Tokyo, tổ chức giúp đỡ cho họ. Số người được Sugihara cứu sống còn sót lại ở lại Nhật Bản cho đến khi họ bị trục xuất sang Thượng Hải thuộc Nhật Bản, nơi đã là một cộng đồng Do Thái lớn (do công của một người Trung Quốc khác). Một số người đã hành trình thông qua Triều Tiên thẳng tới Thượng Hải mà không qua Nhật Bản.
Năm 1968, Jehoshua Nishri, một tùy viên kinh tế Đại sứ quán Israel tại Tokyo và là một trong những người hưởng lợi từ Sugihara, cuối cùng cũng xác định được nơi chốn và liên lạc được với ông. Nishri là một thiếu niên Ba Lan vào những năm 1940. Năm tiếp theo, Sugihara tới thăm Israel và được chào đón bởi chính phủ Israel. Những người mang ơn Sugihara bắt đầu vận động hành lang để ghi danh ông vào tại khu tưởng niệm Yad Vashem. Khi được hỏi bởi Moshe Zupnik tại sao ông mạo hiểm sự nghiệp của mình để cứu người khác, ông nói đơn giản: "Tôi làm điều đó chỉ vì tôi có lòng thương xót con người. Họ muốn thoát ra vì vậy tôi để cho họ có được thị thực."
Sugihara qua đời vào năm sau đó tại một bệnh viện ở Kamakura, vào ngày 31 tháng 7 năm 1986. Bất chấp việc được biết đến công khai ở Israel và các quốc gia khác, ông vẫn hầu như chưa được biết đến ở quê nhà. Chỉ khi một phái đoàn Do Thái lớn từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các đại sứ Israel tại Nhật Bản, đã có mặt tại đám tang của ông, và họ nhất loạt quỳ xuống theo đúng nghi lễ phương Đông trước bài vị của Đại ân nhân, lúc đó hàng xóm của ông mới biết được những việc ông đã làm. Ông có thể đã mất sự nghiệp ngoại giao của mình, nhưng ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi sau khi mất.
2. HÀ PHỤNG SƠN
Là một nhà ngoại giao thuộc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, từ năm 1938 đến 1940 được chỉ định làm Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Vienna – Áo, chỉ bằng chữ ký của mình đã cứu mạng hàng chục ngàn người Do Thái khỏi bàn tay sát nhân của Đức Quốc xã. Tháng 4/1938, Hà Phụng Sơn được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự Trung Hoa Dân quốc tại Vienna. Thời gian đó, người Do Thái ở Áo cũng như Đức vô cùng tuyệt vọng sau khi Hội nghị Evian (năm 1938) về vấn đề tị nạn, 31 trong tổng số 32 nước tham gia sự kiện từ chối cấp thị thực cho họ.
Nhưng ngay lúc đó, một biến cố : Tháng 11 – 1937, Nhật chiếm Thượng Hải từ Trung Hoa Dân Quốc, nhưng trên phương diện quốc tế và ngoại giao thì … nó vẫn thuộc Trung Quốc. Thượng Hải lúc này trở thành vùng chiến sự và cóc có ai rảnh rỗi mà kiểm soát việc nhập cư. Lợi dụng tình thế này, Hà Phụng Sơn bắt đầu ký các visa xuất cảnh cho người Do Thái quốc tịch Áo, ngàn Visa như một, điểm đến đều là Thượng Hải. Thật ra thời điểm này bất cứ ai cũng có thể bước vào Thượng Hải mà không cần phải có visa. Tại sao Hà cấp thị thực đến một nơi mà không hề đòi hỏi thứ giấy tờ này? Thật ra, đó là sự tính toán hết sức khôn ngoan của Hà. Sau khi nắm trong tay visa do Hà cấp, người Do Thái có thể không cần đến Thượng Hải mà sử dụng giấy tờ này để xin thị thực quá cảnh để đến một quốc gia thứ 3 nào đó - như là Mỹ, Palestine và Philippines. Tức là nó như một tấm vé để họ có thể xuất cảnh ra khỏi Áo, còn sau khi ra khỏi biên giới thì đi đâu... tùy.
Cũng từ đây mà tiếng đồn về "visa Thượng Hải" lan truyền trong cộng đồng người Do Thái trong cơn tuyệt vọng muốn thoát khỏi sự tàn sát của Đức Quốc xã trong các trại tập trung khét tiếng như Dachau và Buchenwald. Hà viết trong cuốn hồi ký bằng tiếng Hoa của mình: "Tôi biết các visa đến Thượng Hải thật ra chỉ là trên danh nghĩa. Thực tế, chúng cung cấp phương tiện cho người Do Thái ở Áo tìm đường đến Mỹ, Anh hay bất kỳ một quốc gia nào khác". Trong lúc đó, Trần Lai - Đại sứ Trung Hoa ở Berlin và thượng cấp trực tiếp của Hà - cảm thấy lo lắng về hành động cấp visa hàng loạt có thể gây phương hại đến mối quan hệ ngoại giao Trung - Đức. Lai ra lệnh cho Hà dừng ngay việc cấp visa nhưng ông bất tuân lệnh và vẫn tiếp tục công việc cứu người của mình. Về sau, Hà bị trừng phạt với một điểm xấu trong lý lịch. Đầu năm 1938, tòa nhà Lãnh sự quán Trung hoa Dân quốc bị Đức Quốc xã tịch thu do đây là tài sản của người Do Thái. Lúc đó, Hà đã dùng tiền túi mở văn phòng mới ở nơi khác để tiếp tục công việc mạo hiểm đến tính mạng của mình.
Năm 1940, Hà nhận lệnh trở về Trung Quốc, từ đó những tờ Visa Thượng Hải mới chấm dứt. Năm 1949, Hà Phụng San theo tàn quân Quốc Dân Đảng chạy ra đảo Đài Loan và tiếp tục công tác trong chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó ông nghỉ hưu và định cư tại Hoa Kỳ, Hà Phụng San giữ kín câu chuyện về những gì ông đã làm trong thời kỳ ở Vienna, năm 1997, Hà Phụng San qua đời. Người con gái lục tìm trong các hồi ký của ông mới phát hiện ra cha mình từng làm những việc "động trời" như vậy, cô đã tìm lại những nhân chứng khi xưa và rất nhiều người đã xác nhận chịu ơn cha cô. Ông viết trong hồi ký: "Nhìn thấy người Do Thái quá bất hạnh nên lòng trắc ẩn nổi lên là lẽ tự nhiên, nó bắt buộc tôi phải giúp những người này".
Tháng 7/2000, Israel ban tặng danh hiệu "Nhân vật Đạo đức trong số các Quốc gia" - một trong những danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước Do Thái - cho Hà Phụng Sơn "vì sự can đảm đầy tính nhân đạo" của ông.
 
Top Bottom