Sử Câu chuyện về Alexandre de Rhodes ở Tp. Hồ Chí Minh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Những ngày qua, cái tên Alexandre de Rhodes bỗng trở nên quen thuộc khi trở thành tâm điểm của nhiều nguồn dư luận. Trái cũng có, mà phải cũng có. Xuất phát từ việc người ta tranh luận rằng có nên dùng tên của ông để đặt cho tên đường ở Đà Nẵng hay không.
Thế nhưng, ở Tp. HCM thì đã từ lâu, lâu lắm rồi... đã có một con đường mang tên vị giáo sĩ này. Nó là một con đường nhỏ, chỉ dài khoảng 300m xanh rợp bóng cây và tọa lạc ngay trung tâm của Thành Phố. Nếu bạn đi theo đường Pasteur, hướng từ Q1 về sân bay Tân Sơn Nhất, đến trước Dinh Độc Lập, chếch phía trước một đoạn ngắn là vị trí giao nhau giữa đường Pasteur & Alexandre de Rhodes.
Theo những tài liệu cũ, thì đường Alexandre de Rhodes ở Tp. HCM gần như đã đi suốt theo chiều dài lịch sử của vùng đất này.
• Ban đầu đường có tên là Paracels (Hoàng Sa). Đến ngày 16.10.1871 thì đổi tên thành Colombert (tên gọi cũ của quần đảo Hoàng Sa).
• Trong thời Đệ nhất Cộng Hòa (chính quyền Ngô Đình Diệm), đường mang tên Alexandre De Rhodes.
• Tháng 4.1985, đường đổi tên thành Thái Văn Lung. Và đến năm 1995 được phục hồi tên Alexandre De Rhodes cho tới ngày nay.
Vậy tại sao lại có sự chuyển đổi tên đường và sau đó lại phục hồi tên cũ trong giai đoạn chuyển giao giữa VNCH và nước CHXHCN Việt Nam ngày nay? Đó là một câu chuyện thú vị .
Tạm gác lại việc ai là người tạo ra chữ quốc ngữ, tạm bỏ qua những tranh cãi không hồi kết về công lao của vị giáo sĩ Dòng Tên, và đặc biệt dẹp bỏ những thiên kiến chính trị, hôm nay chúng tôi muốn kể lại một mẩu chuyện nhỏ về câu chuyện đặt lại tên đường Alexandre De Rhodes ở Tp. HCM những năm 90 của thế kỷ trước (1).
.
Năm 1993, ông Võ Văn Kiệt (khi ấy đang là Thủ tướng Việt Nam) có chuyến thăm nước Pháp theo lời mời của Tổng thống François Mitterrand. Ngoài các chương trình làm việc với phía Pháp, ông có đến thăm và gặp gỡ với phái đoàn ngoại giao Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Paris. Tại đây, ông được thông báo là Đại sứ quán có sắp xếp một cuộc gặp mặt giữa ông với ông Hoàng Xuân Hãn — một trí thức, học giả người Việt sinh sống ở Pháp — tại trụ sở Đại sứ quán. Ông Kiệt nói:
— Vậy thì tôi sẽ đến thăm học giả Hoàng Xuân Hãn tại tư gia của ông ấy, chứ không phải là chúng ta mời ông ấy đến đây gặp tôi.
Sau đó, ông Kiệt hủy lịch hẹn gặp học giả Hoàng Xuân Hãn tại Đại sứ quán và đề nghị bố trí xe để ông đích thân viếng thăm vị học giả tại nhà riêng.
Khi đến nơi, sau khi thăm hỏi nhau, ông Kiệt đã nói với ông Hoàng Xuân Hãn rằng hôm nay, ông đến đây trước là để thăm gia đình học giả và sau là để nghe ông Hoàng Xuân Hãn nói, về bất kỳ chuyện gì. Sau này, khi kể lại câu chuyện này với điêu khắc gia Phạm Văn Hạng, ông Kiệt cười: ❝Tôi biết nói với một học giả uyên bác như ông Hãn chuyện gì đây, nên tốt nhất là cứ im lặng lắng nghe ông ấy nói!❞.
Và ông Hãn đã nói với ông Kiệt rất nhiều chuyện, với tư cách là một học giả Việt kiều góp ý với một vị lãnh đạo của Việt Nam về đất nước, học thuật cũng như thời cuộc. Cuối buổi trò chuyện, ông Hoàng Xuân Hãn đề nghị Việt Nam nên đặt tên đường Alexandre de Rhodes để ghi nhận công lao của vị giáo sĩ người Pháp này trong việc phát triển và hoàn thiện chữ quốc ngữ. Và ông Võ Văn Kiệt đã nhận lời.
Khi về nước, ông Võ Văn Kiệt hỏi những người có trách nhiệm trong chính quyền TP. HCM về việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes. Họ trả lời là thời VNCH đã có con đường đó, nằm gần Dinh Độc Lập. Nhưng sau năm 1975, đường Alexandre de Rhodes đã được đổi tên thành Thái Văn Lung.
Nghe xong, ông Kiệt hỏi:
— Vậy bây giờ muốn đổi tên đường này trở lại thành đường Alexandre de Rhodes có được không?
— Dạ thưa bác Sáu, việc đặt tên đường phải lập hồ sơ để hội đồng đặt tên đường của thành phố xét duyệt, rồi phải trình HĐND TPHCM thông qua, rất mất thời gian và nhiêu khê, trong khi Alexandre de Rhodes là một giáo sĩ người Pháp nên sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt và thông qua.
Ông Kiệt hỏi tiếp:
— Vậy làm một cái bảng tên đường ghi tên Alexandre de Rhodes giống như các bảng tên đường khác mất bao lâu?
— Dạ thưa, chỉ 1 buổi là xong.
— Vậy tháo cái bảng tên đường cũ ra, lắp bảng tên đường mới vào thì mất bao lâu?
— Dạ thưa, chừng mươi phút ạ.
Nghe xong, ông Kiệt bảo: ❝Vậy hãy cho làm bảng tên đường mang tên Alexandre de Rhodes và chuẩn bị ốc vít đầy đủ.❞.
Sau đó, ông lệnh cho những người thừa hành cho tháo biển tên đường Thái Văn Lung ra, lắp bảng tên đường Alexandre de Rhodes vào con đường trước đây đã mang tên vị giáo sĩ này. Việc được tiến hành âm thầm, đến khi người dân thành phố thấy tên đường Alexandre de Rhodes đã được thay thế cho Thái Văn Lung thì mọi chuyện đã xong.
.
Sau khi ông Kiệt đổi tên đường, Thành ủy TP.HCM vội vàng chỉ đạo các đơn vị, ban ngành liên quan tổ chức một hội thảo lớn, có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học lịch sử. Tại hội thảo này, mọi người đã đi đến sự đồng thuận chung và cuối cùng tên đường Alexandre De Rhodes được chính thức công nhận như hiện nay (2).
Đó là một trong những câu chuyện về việc "xé rào" của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người khi sinh thời luôn đặt cái tâm, cái tình cho đất nước, như ông từng nói:
❝Chuyện dù có nghe xuôi, nghe ngược, nghe xốn tai… thì vẫn phải nghe để nhận ra những điều tâm huyết❞.
• Chú thích:
(1) — Câu chuyện trên được điêu khắc gia Phạm Văn Hạng (người từng có quãng thời gian dài kề cận và gặp gỡ ông Võ Văn Kiệt nhiều lần) kể lại với nhà nghiên cứu Trần Đức Anh Sơn.

inbound7775967316045347959.jpg
 
Top Bottom