CLB lịch sử Câu chuyện thú vị về tình bạn giữa Thủ tướng Anh với một bác sĩ Scotland

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.
Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.
Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:
– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp:
– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:
– Đây là con trai anh phải không?
– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Nguồn: fanpage Hà Nội trong tim

FB_IMG_1565048194930.jpg FB_IMG_1565048197715.jpg
 
  • Like
Reactions: Alice William

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Câu chuyện bắt đầu từ một người nông dân nghèo tên Fleming ở Scotland.
Một ngày nọ ông đang làm việc để nuôi gia đình thì bỗng nghe tiếng kêu cứu từ cái đầm lầy gần đó. Ông vội chạy đến nơi thì nhìn thấy một cậu bé bị sa lầy trong ao, sình ngập đến đầu. Cậu đang giãy giụa gào khóc.
Người nông dân liền lập tức cứu cậu bé lên bờ.
Hôm sau, một cỗ xe sang trọng đi tới căn lều của Fleming. Một quý ông ăn mặc sang trọng bước ra, tự giới thiệu mình là Randolph Henry Spencer Churchill, cha của cậu bé mà được ông cứu sống ngày hôm qua. Ông ta nói:
– Tôi đến để cảm ơn và hậu tạ anh đã cứu mạng con trai tôi!
Ông Fleming đáp:
– Không có chi. Đây là chuyện nên làm và ông không cần phải hậu tạ, thưởng công. Tôi quyết không nhận đâu.
Ngay lúc đó, cậu con trai khoảng 10 tuổi của Fleming bước vào lều. Ông nhà giàu hỏi:
– Đây là con trai anh phải không?
– Vâng – Ông Fleming trả lời đầy vẻ tự hào.
Nhà quý tộc ân cần hỏi cậu bé:
– Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?
Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.
Nhà quý tộc lại gặng hỏi:
– Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?
Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:
– Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?
Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:
– Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?
Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:
– Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!
– Vậy thì cho phép tôi đề nghị như thế này anh Fleming, hãy để tôi chu cấp việc học cho con trai anh hệt như tôi đã lo cho con trai mình. Nếu con trai anh mà giống tính cha nó thì tôi tin rằng ngày sau này cậu ấy sẽ trở thành một người mà cả hai chúng ta đều hãnh diện.
Ông Fleming nhà nghèo nghe vậy thì đồng ý. Thế là từ đó cậu con trai của Fleming được theo học tại những trường danh tiếng và tốt nghiệp đại học Y khoa Stainte-Marie ở London.
Nhờ có hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu, cuối cùng tài năng của cậu cũng được cả thế giới công nhận. Cậu chính là bác sĩ lừng danh Alexander Fleming.
Vào năm 1927, bác sĩ Alexander Fleming là người đã chế ra thuốc kháng sinh Pénicilline cứu mạng được không biết bao nhiêu người trên thế giới. Năm 1945 ông được trao giải Nobel về y học.
Vài năm sau, người con trai của quý ông được cứu sống khỏi đầm lầy ngày xưa bị bệnh viêm phổi. May nhờ chính thuốc Pénicilline này đã cứu cậu thoát chết. Tên cậu chính là Winston Churchill, sau này cậu trở thành một vĩ nhân, là người mà cả nước Anh đều tự hào và hãnh diện. Đó chính là Thủ tướng trứ danh của nước Anh – Winston Churchill.
Điều thú vị là Ngài Winston Churchill và bác sĩ tài danh Alexander Fleming là đôi bạn rất thân của nhau trong suốt cuộc đời.
Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 và Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Nguồn: fanpage Hà Nội trong tim

View attachment 125165 View attachment 125166
Câu truyện hay nhưng lại không có thật.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Cậu có nguồn trích chính xác của câu chuyện này không, giới thiệu cho cả nhà cùng biết nhé
upload_2019-8-8_13-12-18.png


Trích từ bài viết "Charming but Fanciful: The Fleming-Churchill Myth" bởi The Churchill Project, dự án tiểu sử chính thức và lớn nhất về Sir Winston Churchill, hiện được xuất bản bởi Nhà xuất bản trường Hillsdale College.

Lược dịch một số những điều vô lý trong câu chuyện này:

1. Churchill (sinh năm 1874) lớn hơn Alexander Fleming 7 tuổi. Hugh Fleming (1816–1888) khá chắc có thể đã cứu được Churchill khỏi chết đuối cho đến năm 14 tuổi (giả sử A. Fleming làm ruộng vào năm 7 tuổi). Tuy nhiên không có bằng chứng nào ghi nhận việc ngài Churchill suýt chết đuối ở Scotland vào khoảng tuổi đó, hay Lord Randolph đã chi trả cho việc học của Alexander.

2. Churchill được điều trị cho một dạng phế cầu khuẩn nguy hiểm vào năm 1943 bằng "M&B", một kháng sinh sulfadiazine sản xuất bởi công ty dược phẩm May and Baker. Bởi vì M&B đã phát huy tác dụng, có lẽ đây là một vụ việc nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không phải do virus. Nhật ký của Lord Moran, bác sĩ chữa cho Churchill thời điểm đó dù có nhắc tới M&B, lại không có ghi nhận nào liên quan tới penicillin hay nhu cầu vận chuyển nó tới vùng Cận Đông (nơi ông ấy bị ốm). Thậm chí tất cả những lần bị nhiễm phế cầu khuẩn trong thời chiến, ông chưa từng nhận liều penicillin nào.

Thời gian về sau, Churchill cũng có vài lần bị nhiễm bệnh và có khả năng ông ấy đã được điều trị bằng penicillin hay các loại kháng sinh khác có sẵn lúc đó, chẳng hạn như ampicillin. Và vào năm 1946, Churchill đã hỏi ý kiến Sir Alexander Fleming khi ông bị lây nhiễm tụ cầu khuẩn mà hình như lại không chấp nhận chữa bằng penicillin.

upload_2019-8-8_14-8-3.png

3. Tác giả của câu chuyện này, sau những nỗ lực tra cứu của Mr. Ken Hirsch, là Arthur Gladstone Keeney (1892–1995), một nhà báo đã phục vụ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai trong Văn phòng thông tin chiến tranh, trực thuộc chính phủ Hoa Kỳ. "Vì câu chuyện của Keeny được xuất bản chỉ một năm sau khi Churchill bị tấn công bởi phế cầu khuẩn," Mr. Hirsch đã viết, "Tôi nghĩ đó có thể là biểu hiện đầu tiên của một câu chuyện hư cấu."
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân
Top Bottom