*** Câu chuyện của những chòm sao ***

T

trifolium

Chòm sao Cự Tước
Graphic3.jpg

Chòm sao Cự Tước (chữ Hán:巨爵, nghĩa: cái chén rượu lớn, tiếng La Tinh: Crater) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Cái Chén. Chòm sao này có diện tích 282 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 53 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Cự Tước nằm kề các chòm sao Sư Tử, Lục Phân Nghi, Trường Xà, Ô Nha, Thất Nữ.

Crater
240px-Crater_constellation_map.png

Viết tắt Crt
Sở hữu cách Crateris
Hình tượng Cái Chén
Xích kinh 11 h
Xích vĩ -16°
Diện tích 282 độ vuông
đứng thứ 53
Số lượng sao < 3m None
Sao sáng nhất δ Crt (3,57 m)
Mưa sao băng

Eta Craterids
Giáp với
các chòm sao

* Sư Tử
* Lục Phân Nghi
* Trường Xà
* Ô Nha
* Thất Nữ

Quan sát được giữa các vĩ độ +65° và −90°
Quan sát tốt nhất trong tháng 4
400px-Hydra_Hevelius.jpg

Đây là chòm sao được xác định với một câu chuyện từ thần thoại Hy Lạp trong đó có một con quạ hay quạ phục vụ Apollo , và được gửi để lấy nước, nhưng nó lười biếng trên hành trình, và sau khi cuối cùng đã có được các nước trong cốc một, trong đó có thêm một con rắn nước cho đầy. Theo truyền thuyết, Apollo đã nhận ra trò lừa dối này, và giận dữ ném con quạ, chén, và con rắn lên bầu trời. Các chòm sao của Corvus các crow và Hydra -con rắn nước cũng được xác định với huyền thoại này.
 
T

trifolium

Chòm sao Thiên Nga
20cygnus.gif

Chòm sao Thiên Nga, (tiếng La Tinh: Cygnus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con thiên nga. Chòm sao này có diện tích 804 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm Thiên Nga cùng với chòm sao Thiên Ưng và Thiên Cầm ở hai bên bờ Ngân Hà tạo thành thế chân vạc. Ba ngôi sao chính (sao alpha) của ba chòm sao này tạo thành mảng sao Tam giác mùa hè nổi tiếng. Bản thân chữ thập trong chòm sao này cũng là một mảng sao mang tên Bắc Thập tự.

Chòm sao Thiên Nga nằm kề các chòm sao Tiên Vương, Thiên Long, Thiên Cầm, Hồ Ly, Phi Mã, Hiết Hổ. Người xưa hình dung chòm sao này như một con thiên nga đang trải cánh ngang qua dải Ngân Hà và bay về phía Nam.


Cygnus
240px-Cygnus_constellation_map.png

Viết tắt Cyg
Sở hữu cách Cygni
Hình tượng thiên nga
Xích kinh 20,62 h
Xích vĩ +42,03°
Diện tích 804 độ vuông
đứng thứ 16th
Số lượng sao < 3m 4
Sao sáng nhất Deneb (α Cyg) (1,25 m)
Mưa sao băng

* October Cygnids
* Kappa Cygnids

Giáp với
các chòm sao

* Tiên Vương
* Thiên Long
* Thiên Cầm
* Hồ Ly
* Phi Mã
* Hiết Hổ

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −40°
Quan sát tốt nhất trong tháng 9

cygnus.jpg

Chòm sao giống như một con chim với đôi cánh lớn và cái cổ dài, duyên dáng trong khi bay. Trong Thần thoại Hy Lạp chòm sao đại diện cho những con chim thiên nga khác nhau trong truyền thuyết. Zeus đã tự mình cải trang để quyến rũ Leda, người đã sinh ra Gemini, Helent của Troia và Clytemnestra.

Orpheus đã biến thành thiên nga sau khi bị giết, kể rằng anh ấy đã được đặt trên trời, bên cạnh Lyre (Lyra) của anh ấy.

Cuối cùng, kể rằng 1 ông vua có tên là Cycnus là người thân hoặc người yêu của Phaëthon. Con trai của Apollo, anh ấy đã lừa người cha của mình để ông ấy cho phép cậu cưỡi cỗ xe mặt trời, những đã bị mất kiểm soát và bị thần Zeus đánh hạ. Đau buồn sau cái chết của Phaethon, quyết tâm cho anh ấy một nơi chôn cất thích hợp, Cycnus đã lao xuống đáy sông Eridanus để tìm anh ta. Sau rất nhiều lần lao xuống dòng sông, anh ấy đã biến thành một con thiên nga Cygnus, và hiện trên bầu trời ngày nay.

Thiên Nga cùng với những chòm sao khác trong biểu tượng Hoàng đạo của Nhân Mã (Đặc biệt là Lyra và Aquila cùng với chính Nhân Mã có thể là một phần quan trọng của nguồn gốc thần thoại của Stymphalian Birds, một trong mười hai kỳ công của Heracles) .

Trong thần thoại Trung Quốc, chòm sao Thiên Nga chính là chiếc cầu do những con quạ bay lên bầu trời (鵲橋, "Ô kiều") để đôi vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ có thể gặp nhau trong một đêm.

Trong Ovid's Metamorphoses có 3 người tên đều tên là Cygnus và tất cả bọn họ đều biến thành những con Thiên nga. Người đầu tiên có liên quan đến Phaethon đã được miêu tả ở trên, là con của Sthenelus và ông vua xứ Liguria. Thứ hai là một cậu bé tới từ Tempe, muốn Phyllius đưa cho mình 3 con vật đã được thuần hoá như một món quà tặng. Sau khi bị Phyllius từ chối. Cygnus tự ném mình ra khói một vách đá trong sự tức giận. Thay vì cái chết, cậu bé lại được biến thành một con Thiên nga và bay đi. Người thứ ba tên là Cygnus là con trai của Neptune. Anh ấy là chiến binh trong Chiến tranh thành Troia, người không thể bị huỷ diệt dưới mọi vũ khí đau đớn nào, nhiều lần đã khiến kẻ thù của anh ấy, Achilles bị thất bại. Achilles cuối cùng đã giết anh ấy bằng cách đập nát mặt của anh ta cùng với cái khiên, những Neptune đã cứu anh ấy bằng cách biến anh ấy thành một con thiên nga.
 
T

trifolium

Chòm sao Hải Đồn
delphinus2.jpg

Chòm sao Hải Đồn, (tiếng La Tinh: Delphinus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Cá Heo. Chòm sao này có diện tích 189 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 69 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao Hải Đồn nằm kề các chòm sao Hồ Ly, Thiên Tiễn, Thiên Ưng, Bảo Bình, Tiểu Mã, Phi Mã.

Delphinus
240px-Delphinus_constellation_map.png

Viết tắt Del
Sở hữu cách Delphini
Hình tượng Cá Heo
Xích kinh 39283 h
Xích vĩ 13,8°
Diện tích 189 độ vuông
đứng thứ 69
Số lượng sao < 3m 0
Sao sáng nhất Rotanev (β Del) (3,63 m)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao

* Hồ Ly
* Thiên Tiễn
* Thiên Ưng
* Bảo Bình
* Tiểu Mã
* Phi Mã

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −70°
Quan sát tốt nhất trong tháng 9

Thần Poseidon, vị thần cai quản các đại dương, anh trai của thần Zeus đem lòng yêu nàng Amphitrite, một tiên nữ con gái thần biển Nerée. Tuy nhiên Amphitrite từ chối và bỏ trốn Poseidon. Thần Poseidon quá thương nhớ nàng nên đi tìm khắp nơi nhưng không có kết quả. Một con cá heo thấy vậy liền giúp thần, con cá heo đã tìm được nơi ở và đưa Amphitrite về, sau đó Amphitrite trở thành vợ của Poseidon. Để thưởng công cho con cá heo, thần Poseidon đã cho nó trở thành một chòm sao trên bầu trời, đó chính là chòm sao Delphinus.
Delphinus2.jpg

Vào mùa hè và mùa thu, bạn có thể dễ dàng nhận thây chòm sao này dù nó có kích thước hơi nhỏ và các so không thật sáng lắm. Điểm đặc biệt của nó là các ngôi sao không sáng nhưng xếp rất gần nhau như hình 1 con cá heo đang nhảy khỏi mặt nước, bạn sẽ tìm thấy nó phía trên một chút của chòm sao Aquila
 
T

trifolium

Chòm sao Thiên Long
site2_01.gif

Chòm sao Thiên Long, (tiếng La Tinh: Draco) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Con Rồng. Chòm sao rộng lớn này có diện tích 1083 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 8 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Draco
240px-Draco_constellation_map.png

Viết tắt Dra
Sở hữu cách Draconis
Hình tượng Con Rồng
Xích kinh 15 h
Xích vĩ 75°
Diện tích 1083 độ vuông
đứng thứ 8
Số lượng sao < 3m 3
Sao sáng nhất γ Dra (Etamin) (2,23 m)
Mưa sao băng

Quadrantids
Draconids
Giáp với
các chòm sao

* Mục Phu
* Vũ Tiên
* Thiên Cầm
* Thiên Nga
* Tiên Vương
* Tiểu Hùng
* Lộc Báo
* Đại Hùng

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −15°
Quan sát tốt nhất trong tháng 7
10_847eb3ad0e4680644a7b9cff3762be11.jpg

Draco là con rồng trông coi khu vườn có những quả táo vàng của chị em Hesperides. Vườn táo này vốn của thần đất mẹ Gaia tặng cho nữ thần Hera. Hera đã giao cho 3 chị em Hesperides cùng con rồng Draco canh giữ khu vườn này. Người anh hùng Heracles (Hercules) đã lấy được những quả táo này lập nên kì công thứ 12 của mình.
Draco là một chòm sao dài, uốn lượn với những ngôi sao khá sáng. Vào những đêm mùa hè (chính thời gian này), bạn có thể dễ dàng thấy nó hiện lên trên bầu trời phía Bắc. Nó có hình dạng gồm một cái đầu với 4 ngôi sao lập thành hình một tứ giác, và toàn bộ thân của con rồng trải dài lượn qua giữa 2 chòm sao nổi tiếng là Ursa Major và Ursa Minor (Gấu lớn và Gấu nhỏ).
 
T

trifolium

Chòm sao Tiểu Mã
equuleus_black.png

Chòm sao Tiểu Mã, (tiếng La Tinh: Equuleus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Ngựa Nhỏ (Con). Chòm sao này có diện tích 72 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 87 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Equuleus
240px-Equuleus_constellation_map.png

Viết tắt Equ
Sở hữu cách Equulei
Hình tượng con ngựa nhỏ
Xích kinh 21 h
Xích vĩ 10°
Diện tích 72 độ vuông
đứng thứ 87
Số lượng sao < 3m None
Sao sáng nhất α Equ (Kitalpha) (3,92 m)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao

* Bảo Bình
* Hải Đồn
* Phi Mã

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −80°
Quan sát tốt nhất trong tháng 9
Equup.jpg

Equulus - chòm sao "Con ngựa nhỏ", là một chòm sao cổ được đặt tên lần đầu tiên trong tác phẩm Almagest của Claudius Ptolemy. Nhưng người thật sự xác lập vị trí các ngôi sao cho nó lại là Hipparchus. Equulus là một trong những chòm sao nhỏ nhất trên bầu trời, nó nằm ngay cạnh chòm sao lớn Pegasus nhưng rất khó xác định được. Nhiều người nói rằng truyền thuyết về nó là một anh em của Pegasus - tuy nhiên thực tế thì truyền thuyết này không được xác minh trong các văn bản chính thống của thần thoại Hy Lạp.
 
T

trifolium

Chòm sao Ba Giang
eridanus-black.jpg

Chòm sao Ba Giang (chữ Hán 波江; tiếng La Tinh: Eridanus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh công Cái, sông Pô hay sông Eridan. Chòm sao rộng lớn này có diện tích 1138 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 6 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Eridanus
240px-Eridanus_constellation_map.png

Viết tắt Eri
Sở hữu cách Eridani
Hình tượng sông Cái, sông Pô
Xích kinh 3,25 h
Xích vĩ -29°
Diện tích 1138 độ vuông
đứng thứ 6
Số lượng sao < 3m 4
Sao sáng nhất Achernar (α Eri) (0,46 m)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao

* Kình Ngư
* Thiên Lô
* Phượng Hoàng
* Thủy Xà
* Đỗ Quyên
* Thời Chung
* Điêu Cụ
* Thiên Thố
* Lạp Hộ
* Kim Ngưu

Quan sát được giữa các vĩ độ +32° và −90°
Quan sát tốt nhất trong tháng 12

Eridanus là tên con sông âm phủ nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, có liên quan đến câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa mặt trời một ngày. Vì quá nuông chiều con, Helios đã chấp thuận. Sau đó Phaethon đã mất điều khiển cỗ xe mặt trời. Lũ ngựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi, và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.
eridanus.gif

Chòm sao Eridanus là một chòm sao dài gồm nhiều ngôi sao có độ sáng tương đối. Nó nằm dưới một chút của Taurus, ngay bên cạnh Orion và không phải khó khăn khi cần xác định được chòm sao này. Tất nhiên với hình dạng khá ... loằng ngoằng thì bạn cũng không thể xác định nó được ngay lập tức như đa số các chòm sao khác có tính khép kín.
 
T

trifolium

Chòm sao Vũ Tiên
charles-f-bunt-the-constellation-of-hercules.jpg

Chòm sao Vũ Tiên, (tiếng La Tinh: Hercules) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh lực sĩ.
Chòm sao lớn này có diện tích 1225 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 5 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Hercules
240px-Hercules_constellation_map.png

Viết tắt Her
Sở hữu cách Herculis
Hình tượng lực sĩ
Xích kinh 17 h
Xích vĩ 30°
Diện tích 1225 độ vuông
đứng thứ 5
Số lượng sao < 3m 0
Sao sáng nhất α Her (3,1 m)
Mưa sao băng

Tau Herculids
Giáp với
các chòm sao

* Thiên Long
* Mục Phu
* Bắc Miện
* Cự Xà
* Xà Phu
* Thiên Ưng
* Thiên Tiễn
* Hồ Ly
* Thiên Cầm

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −50°
Quan sát tốt nhất trong tháng 7

Còn về truyền thuyết thì hơi bị dài đây =.=!
HerculesCoronaBorealis.jpg

Heracles (tiếng Hy Lạp: Ηρακλης - Herakles, có nghĩa là "Vinh quang của Hera"). Trong thần thoại La Mã, vị anh hùng này được gọi là Hercules (phát âm: Héc-quyn), tên chàng được đặt cho chòm sao Hercules. Những chiến công của Heracles vang dội khắp bốn phương, mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người thời xưa.

Thời niên thiếu

Vào thời điểm lúc bấy giờ, thần Zeus đang đau đầu vì lời phán truyền của những nữ thần Số Mệnh: đỉnh Olympus sẽ bị xâm lăng bởi những Gigantos - Đại Khổng Lồ và khi ấy chỉ có một vị anh hùng kiệt xuất người trần gian mới giúp được. Zeus liền xuống trần, giả dạng chồng của Alcmene để ái ân với cô ấy. Cái đêm Zeus ái ân với Alcmene dài gấp ba lần đêm bình thường, bởi Zeus đã ra lệnh cho thần Mặt Trời không được mọc như hàng ngày. Mấy hôm sau, Amphitryon, chồng thật của Alcmene trở về từ chiến trường, thấy thái độ của vợ khác thường, đâm ra nghi ngờ lòng chung thủy của vợ. Cuối cùng, Amphitrion quyết định đến đền thờ xin lời chỉ dẫn. Được lời phán truyền làm yên lòng, Amphitrion dẹp bỏ mối lo về Alcmene. Một thời gian sau, Alcmene có mang và sinh đôi: Một đứa con trai của Amphitryon là Iphicles và một đứa con trai của Zeus là Heracles, tuy nhiên lúc này cậu bé có tên Alcides.

Zeus rất đỗi vui mừng vì có một cậu con trai. Vào một đêm nọ, thần xuống trần bế chú bé Alcides lên thiên đình, lén đặt vào lòng nữ thần Hera để bú trộm sữa. Khi Hera phát hiện Alcides và đẩy phắt cậu ra thì cậu đã bú gần no. Tương truyền lúc Hera đẩy cậu ra, sữa của nữ thần văng khắp bầu trời, tạo thành sông Ngân Hà. Nhờ được uống sữa của Hera mà sau này cậu bé mới trở nên bất tử. Vì vậy, thần Zeus đặ tên mới cho cậu bé là "Heracles", có nghĩa "Vinh quang của Hera".


Nữ thần Hera thù ghét Heracles, ngay đêm đó đã sai hai con rắn bò vào nôi của hai đứa trẻ để mổ chết Heracles. Iphicles khóc thét khiến hai vợ chồng Amphitryon chạy tới. Họ nhìn thấy một cảnh tượng kì lạ: Heracles đang cầm hai con rắn trên hai tay và bóp cổ chúng cho tới chết. Ngay từ hồi sơ sinh, Heracles đã bộc lộ sức mạnh phi thường. Lớn lên, cậu được theo học cách điều khiển xe ngựa, võ thuật, cung tên... và cả âm nhạc, nghệ thuật, khoa học. Heracles vô cùng hứng thú với các môn võ nghệ, tiếc thay về khoa học và nghệ thuật, cậu rất lười và học *** thậm tệ các môn này. Thầy giáo dạy nhạc trong một lần giận dữ vì Heracles không thuộc bài nên giơ tay đánh cậu. Heracles nổi cáu, vớ cây đàn lia (có người bảo là cái ghế), đánh vào đầu thầy. Không may, thầy dạy nhạc ngã xuống chết do đòn đánh quá mạnh. Người cha dượng Amphitrion lo sợ Heracles sẽ lại gây ra tội lỗi nên gửi cậu đến chỗ nhân mã Chiron - người từng dạy dỗ biết bao nhân tài của đất Hi Lạp. Ông hi vọng cảnh thanh bình trên núi cao sẽ làm dịu đi bản tính nóng nảy của con mình, hơn nữa như thế cũng hợp với sự phóng khoáng và hiếu động của cậu bé. Ở trên núi với thầy Chiron, Heracles dần trở thành học trò xuất sắc nhất về cả võ nghệ lẫn cung tên. Năm 18 tuổi, Heracles đã trở thành một chàng thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, cao to, chàng từ giã thầy xuống núi, bắt đầu sự nghiệp giúp đỡ dân lành.
Những chiến công đầu tiên & bi kịch gia đình

Trước khi lập nên 12 kì tích, Heracles đã tiêu diệt được một con sư tử ở vùng Chiteron. Con sư tử này vừa to lớn vừa hung dữ, nó đã tàn sát vô số người dân vô tội. Nó cũng bắt đi gia súc. Heracles dù lúc này mới 18 tuổi nhưng chàng đã tình nguyện đị diệt trừ ác thú. Chàng đã phải mất 50 ngày mới hạ nổi con sư tử bằng cách dùng chùy để giết nó. Chàng còn hỗ trợ quân thành Thebes chiến thắng quân xâm lược. Đó chính là hai chiến công lớn đầu tiên của Heracles.

Vua thành Thebes biết ơn Heracles nên đã gả con gái là công chúa Megara cho chàng. Gia đình Heracles rất hạnh phúc và đầm ấm, hai vợ chồng còn sinh được ba đứa con trai xinh xắn (có nguồn kể rằng sinh được những 8 người con). Nhưng tai họa đã đổ ập xuống đầu họ vì Hera vẫn mang trong lòng mối căm ghét con riêng của Zeus. Nữ thần giáng một cơn điên cuồng kì lạ vào Heracles, làm chàng mất hết lý trí và ra tay sát hại vợ con mình. Đến khi tỉnh lại thì mọi thứ đã quá muộn, Heracles chỉ còn biết ôm lấy xác người thân mà khóc. Chàng đến khấn cầu thần Apollo ở đền Delphi, mong được ban cho lời chỉ dẫn để tẩy trừ tội lỗi của bản thân. Thần Apollo phán với Heracles rằng chàng sẽ phải làm nô lệ cho nhà vua Eurystheus xứ Tyrins trong 12 năm và trong 12 năm đó chàng sẽ lập được 12 kỳ công vĩ đại. Vì vậy, Heracles đành nộp mình nô dịch cho Eurystheus.

12 kỳ công của Heracles:


Heracles nổi tiếng nhất với Mười hai kỳ công khi phải làm nô lệ cho vua Eurystheus để chịu sự trừng phạt cho việc giết vợ con của mình - một hành động là kết quả của một cơn điên do Hera gây nên. Mười hai kỳ công của Heracles, theo thứ tự về thời gian, là:

1. Giết con Sư tử Nemea
2. Giết Quái vật Hydra ở Lerna
3. Bắt sống con Hươu cái ở Cerynaea của Artemis
4. Bắt sống con lợn lòi núi Erymanthus
5. Dọn sạch chuồng bò của Augeas
6. Diệt đàn Ác điểu hồ Stymphalus
7. Bắt sống con Bò mộng đảo Crete
8. Đoạt Bầy ngựa cái của Diomedes
9. Đoạt chiếc Thắt lưng của Hypolyte, nữ hoàng bộ tộc Amazon
10. Đoạt đàn bò của Geryon
11. Đoạt những quả Táo vàng của chị em Hesperides
12. Bắt con chó ba đầu Cerberus

Heracles có rất nhiều cuộc phiêu lưu trong những năm sau chẳng khác gì những kỳ công của chàng. Nọc độc của con Hydra cuối cùng cũng mang đến cái chết cho chàng. Heracles cho phép một con nhân mã đưa vợ chàng là Deinara qua sông, và con nhân mã đã tấn công nàng ở bờ bên kia. Heracles dùng tên bắn chết nó. Trước khi chết, con nhân mã bảo Deinara lấy một ít máu của nó làm một thứ bùa yêu. Deinara dùng một ít tẩm lên chiếc áo choàng của Heracles để giữ cho chàng chung thuỷ, trong đó có một ít nọc độc của con Hydra đã tẩm lên mũi tên bắn chết con nhân mã. Heracles khoác tấm áo choàng và chết trong sự đau đớn.
Heracles là người anh hùng duy nhất trở thành một vị thần sau khi chết. Công bằng mà xét, cái chết của chàng như đã được định trước.Vì những kỳ công của mình, như một bản anh hùng ca, Heracles được lên đỉnh Olympe sống cùng các vị thần và lấy vợ là một thần nhân. Một phần con người trong Heracles không xuất phát từ Zeus, cha chàng, mà do người mẹ đã mất được đưa xuống địa phủ. Như một hồn ma đời đời dạo chơi trong thiên đường, bầu bạn cùng các vị anh hùng khác.
 
T

trifolium

Chòm sao Trường Xà
11920.hydra.gif

Chòm sao Trường Xà, (chữ Hán 長蛇; tiếng La Tinh: Hydra) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con rắn biển.

Chòm sao rộng lớn này có diện tích 1303 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 1 trong danh sách các chòm sao theo diện tích

Hydra
800px-Hydra_constellation_map.png

Viết tắt Hya
Sở hữu cách Hydrae
Hình tượng con rắn biển
Xích kinh 10 h
Xích vĩ -20°
Diện tích 1303 độ vuông
đứng thứ 1
Số lượng sao < 3m 1
Sao sáng nhất Alphard (α Hya) (1,98 m)
Mưa sao băng

Alpha Hydrids
Sigma Hydrids
Giáp với
các chòm sao

* Tức Đồng
* Cự Giải
* Tiểu Khuyển
* Bán Nhân Mã
* Ô Nha
* Cự Tước
* Sư Tử
* Thiên Xứng
* Sài Lang
* Kỳ Lân
* Thuyền Vĩ
* La Bàn
* Lục Phân Nghi
* Thất Nữ

Quan sát được giữa các vĩ độ +54° và −83°
Quan sát tốt nhất trong tháng 4

500px-Hydra_Hevelius.jpg


Theo thần thoại thì Hydra là một con rồng có 7 hoặc 9 đầu. Khi chém đứt đầu nó thì từ chỗ bị đứt liền mọc ra 2 cái đầu mới. Một trong 12 chiến công của Hercules là tiêu diệt con rồng này. Anh chặt đầu con quái vật rồi người cháu của anh lấy đuốc đốt vào vết chém khiến cho đầu nó không mọc lại được. Sau khi hạ được Hydra, Hercules nhúng những mũi tên của mình vào máu của Hydra, những mũi tên này khi được tẩm máu con quái vật sẽ trở nên cực độc - thậm chí là giết chết được các vị thần bất tử. Sau này Hercules còn dùng mũi tên này để đe dọa thần Apollo và thần Poseidon.
 
M

meo_kute9x

thật sự tớ thích ngắ nhìn trời đêm ý
k hỉu sao từ hồi bé
tớ cảm thấy tự tin lên nhìu khi nhìn lên đó
khi tớ buồn thì tớ biết âng có 1 người đang nhìn lên đó cầu nguyện cho tớ
 
T

trifolium

Chòm sao Thiên Thố
09_lepus_the_hare.gif

Chòm sao Thiên Thố, (tiếng La Tinh: Lepus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con thỏ. Chòm sao này có diện tích 290 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 51 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Lepus
240px-Lepus_constellation_map.png

Viết tắt Lep
Sở hữu cách Leporis
Hình tượng con thỏ
Xích kinh 6 h
Xích vĩ -20°
Diện tích 290 độ vuông
đứng thứ 51
Số lượng sao < 3m 2
Sao sáng nhất α Lep (Arneb) (2,58 m)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao

* Bạch Dương
* Lạp Hộ
* Kỳ Lân
* Đại Khuyển
* Thiên Cáp
* Điêu Cụ
* Ba Giang

Quan sát được giữa các vĩ độ +63° và −90°
Quan sát tốt nhất trong tháng 1
lepus.jpg

Trước đó chòm Thiên Thố được coi là chiếc ngai của thợ săn Lạp Hộ, người Ai Cập gọi là chiếc thuyền của thần địa ngục Osiris, theo thần thoại Hy Lạp. Về sau người Hy Lạp cổ và người La Mã cổ hình dung hình ảnh con thỏ trong chòm sao này. Mặc dù là chỉ có các sao mờ, chòm sau Thiên Thố dễ tìm, vì nó nằm dưới chân hình người thợ săn trong chòm sáng Lạp Hộ.
 
T

trifolium

Chòm sao Sài Lang
ConstellationLibraCruxLupusCorona.jpg

Chòm sao Sài Lang, (tiếng La Tinh: Lupus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con chó sói. Chòm sao này có diện tích 334 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 46 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Lupus
240px-Lupus_constellation_map.png

Viết tắt Lup
Sở hữu cách Lupi
Hình tượng chó sói
Xích kinh 15 h
Xích vĩ -43°
Diện tích 334 độ vuông
đứng thứ 46
Số lượng sao < 3m 3
Sao sáng nhất α Lupi (2,3 m)
Mưa sao băng
Giáp với
các chòm sao

* Củ Xích
* Thiên Hạt
* Viên Quy
* Bán Nhân Mã
* Thiên Xứng
* Trường Xà

Quan sát được giữa các vĩ độ +35° và −90°
Quan sát tốt nhất trong tháng 6
lupus.JPG

Chòm sao Ara này biểu thị cho bàn thờ dùng để tế các vị thần. Người Roma xem các ngôi sao của chòm Ara là một phần của chòm Centaurus và Lupus, họ gọi nó là Ara Cantauri bởi vì họ cho rằng đây là cái bàn thờ mà Nhân mã Chiron sử dụng để hiến tế con Lupus ( một con thú không rõ chủng loại). Đến đầu thế kỉ XVII, Johann Bayer cho xuất bản danh mục các chòm sao và vẽ chòm Lupus thành hình con sói. Còn chòm Ara thì phải đến giữa thế kỉ XVIII mới được Nicolas Louis de Lacaille vẽ thành một chòm riêng biệt.
 
T

trifolium

Chòm sao Thiên Cầm
11920.lyra.gif

Chòm sao Thiên Cầm, (tiếng La Tinh: Lyra) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh cây đàn lia. Chòm sao này có diện tích 286 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 52 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Lyra
240px-Lyra_constellation_map.png

Viết tắt Lyr
Sở hữu cách Lyrae
Hình tượng cây đàn lia
Xích kinh 19 h
Xích vĩ 40°
Diện tích 286 độ vuông
đứng thứ 52
Số lượng sao < 3m 1
Sao sáng nhất Vega (α Lyrae) (0,03 m)
Mưa sao băng

Lyrids
June Lyrids
Alpha Lyrids
Giáp với
các chòm sao

* Thiên Long
* Vũ Tiên
* Hồ Ly
* Thiên Nga

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −40°
Quan sát tốt nhất trong tháng 8

040008b.jpg

Orpheus, con trai của tiên nữ Muse Calliope và một thần sông, là người ca sĩ nổi danh ở xứ Hy Lạp cổ đại. Cùng với cây đàn lyre bằng vàng và giọng hát tuyệt vời của mình, chàng đã chinh phục tất cả mọi người, cả cây cỏ vạn vật…
Chuyện kể rằng trong cuộc viễn chinh trên con tàu Argos, một lần con tàu phải đối mặt với một cơn bão kinh hoàng có khả năng nhấn chìm cả con tàu xuống đáy biển, Orpheus đã đứng trước mũi tàu cất tiếng hát. Tiếng hát của chàng hay đến nỗi bão tố cũng phải dịu xuống để lắng nghe, nhờ vậy mà con tàu bình an vượt qua cơn bão. Một lần khác, con tàu phải đi qua vùng biển của các điểu nhân Siren. Các thủy thủ tình cờ đi qua vùng biển này thường bị các Siren mê hoặc bằng giọng hát ngọt ngào của mình đến nỗi bỏ tàu, lao xuống xuống biển bơi theo họ để rồi phải phơi xương trên hoang đảo. Nhưng khi các thủy thủ trên tàu Argos bị mê hoặc, hướng con tàu càng lúc càng gần vào bãi đá ngầm, Orpheus đã cùng cây đàn của mình cất tiếng hát. Cả thủy thủ đoàn dường như bừng tỉnh khỏi cơn mê, chăm chú lắng nghe giọng hát của Orpheus mà không còn để ý gì tới các Siren nữa. Cứ thế, Orpheus tiếp tục cất tiếng hát át giọng các Siren cho tới khi con tàu an toàn đi xa khỏi vùng biển nguy hiểm kia.
Orpheus có một người vợ xinh đẹp là Euridice, nhưng chẳng may, nàng phải trở về vương quốc của Hades quá sớm. Đau khổ vì mất người vợ yêu, Orpheus quyết tâm xuống Âm phủ để xin lại Eurydice. Chàng đã dùng giọng hát của mình thuyết phục Charon, ông già đưa đò trên sông Styx khắc nghiệt lạnh lùng, mê hoặc con chó ngao 3 đầu gác cổng Âm phủ. Chàng đến trước Hades, cất tiếng hát kể về tình yêu với Eurydice, về cuộc sống hạnh phúc nhưng ngắn ngủi của 2 người và cầu xin Hades cho vợ chàng được trở lại dương gian. Hades, xúc động trước giọng hát tuyệt vời của chàng, đã đồng ý với điều kiện chàng không được phép quay lại nhìn vợ cho đến khi 2 người lên tới mặt đất.
Đường đi vất vả hiểm trở khiến Orpheus luôn lo lắng vợ mình bị bỏ lại phía sau và sẽ lạc lối mãi mãi trong những con đường dưới Âm phủ. Và rồi, khi chỉ còn cách dương gian một quãng ngắn nữa, chàng, không cầm lòng được, đã quay nhìn lại phía sau. Eurydice đứng ngay phía sau lưng chàng nhưng lập tức lùi dần, lùi dần vào sâu trong bóng đêm. Eurydice đã chết một lần nữa và lần này là do chính chàng gây ra.
Kể từ đó, Orpheus sống âm thầm với cây đàn của mình, xa lánh mọi người, mọi cuộc vui cho tới khi bị một đám Maenad, những người tham gia lễ tế thần Rượu nho, giết chết.
Cây đàn lyre của chàng được Apollo đem về trời thành một chòm sao còn linh hồn Orpheus xuống dưới Âm phủ để gặp lại người vợ yêu. Bây giờ thì chàng không còn phải lo lắng mỗi khi quay đầu nhìn lại phía sau xem Eurydice có đi theo mình nữa hay không.
 
T

trifolium

Chòm sao Xà Phu

oph-1.jpg

Chòm sao Xà Phu, (tiếng La Tinh: Ophiuchus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh người chăn rắn, Xà Phu.

Chòm sao lớn này có diện tích 948 độ vuông, nằm trên cả hai nửa thiên cầu, chiếm vị trí thứ 11 trong danh sách các chòm sao theo diện tích. Chòm sao này nằm trên hoàng đạo, giữa chòm sao Thiên Hạt và Nhân Mã.

Chòm sao Xà Phu nằm kề các chòm sao khác là Vũ Tiên, Thiên Xứng, Cự Xà, Thiên Ưng. Xà Phu còn là chòm sao đặc biệt vì nó nằm giữa và chia chòm sao Cự Xà thành hai phần riêng biệt: đuôi Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Cauda) và đầu Cự Xà (tiếng Anh:Serpens Caput).

240px-Ophiuchus_constellation_map.png

Viết tắt Oph
Sở hữu cách Ophiuchi
Hình tượng Xà Phu
Xích kinh 17 h
Xích vĩ 0°
Diện tích 948 độ vuông
đứng thứ 11
Số lượng sao < 3m 5
Sao sáng nhất α Oph (Ras Alhague) (2,1 m)
Mưa sao băng

Ophiuchids
Northern May Ophiuchids
Southern May Ophiuchids
Theta Ophiuchids
Giáp với
các chòm sao

* Vũ Tiên
* Cự Xà đầu
* Thiên Xứng
* Thiên Hạt
* Nhân Mã
* Cự Xà đuôi
* Thiên Ưng

Quan sát được giữa các vĩ độ +80° và −80°
Quan sát tốt nhất trong tháng 7
ophiuchus.jpg

Theo truyền thuyết, biểu hiệu y khoa có hình một con rắn cuốn quanh cây gậy liên quan đến thần Hy lạp tên Asclepios (Asclepius hay Aesculapius), vị thần của y khoa. Những tổ chức nhắm vào nghề nghiệp và bệnh nhân trên thế giới kể cả Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization) đã dùng dấu hiệu cổ truyền y khoa “cây gậy của Asclepius” để làm biểu hiệu. Cây gậy Asclepius nguyên thủy có một con rắn cuốn quanh một cây gậy sần sùi có mấu khúc. Cây gậy của Asclepius (Æsclepius, Asklepios) Theo truyền thuyết, Asclepius một y sĩ ngưòi Hy lạp hành nghề khoảng 1200 B.C., và được xem như là thần y khoa, thường được miêu tả như một người đàn ông có râu, mặc áo hở ngực, tay trái cầm một cây gậy có một con rắn linh thiêng cuốn chung quanh tượng trưng cho sự tái hồi trẻ trung như con rắn lột xác. Dần dần qua huyền thoại và truyền thuyết, Asclepius đuợc thờ phụng như là thần Hy lạp Asclepius chuyên chữa trị bệnh tật. Trường y khoa ở Hy-lạp ngày xưa liên kết với những đền đài mang tên là Asclepions (Asclepieia) để tưởng nhớ Asclepius. Những trung tâm Asclepion trở nên quan trọng trong xã hội Hy-lạp. Bệnh nhân tin tưởng rằng họ có thể khỏi bệnh nếu được ngủ tại những đền đài này. Bệnh nhân thường đến thăm viếng, cho quà, hy sinh cho thần, và được chăm sóc chữa trị bởi những nhà tu hành ở đền đài đó (Asclepiadae). Sự sùng tín Asclepius lan rộng sang tận La-mã và tiếp tục tồn tại đến tận thế kỷ thứ sáu.
 
T

trifolium

Chòm sao Lạp Hộ
Orion.jpg

Chòm sao Lạp Hộ, nguyên tên gốc là Orion (nhân vật giỏi săn bắn trong thần thoại Hy Lạp), được dịch sang tiếng Hán thành Lạp Hộ, nghĩa là Thợ Săn, là một chòm sao nổi bật, có lẽ được biết nhiều nhất trên bầu trời. Các sao sáng nhất của nó nằm trên xích đạo trời và được quan sát từ khắp mọi nơi trên thế giới, làm cho chòm sao này được biết đến tương đối rộng rãi.

Lạp Hộ đứng bên cạnh con sông Ba Giang với hai con chó săn của mình là Đại Khuyển và Tiểu Khuyển, đang đánh nhau với Kim Ngưu (Taurus). Các thú săn được của chàng, chẳng hạn như thỏ rừng (Lepus), có thể tìm thấy ngay bên cạnh.
Tinh vân Lạp Hộ nhìn từ kính viễn vọng không gian Hubble.

Tại Úc, đai và kiếm của Lạp Hộ (Orion) đôi khi được coi là cái xoong, vì các ngôi sao trong đai và kiếm của chòm sao này được nhìn thấy giống như dụng cụ nhà bếp khi quan sát từ bầu trời Nam bán cầu.

Orion
240px-Orion_constellation_map.png

Viết tắt Ori
Sở hữu cách Orionis
Hình tượng Thợ săn
Xích kinh 5 h
Xích vĩ 5°
Diện tích 594 độ vuông
đứng thứ 26
Số lượng sao < 3m 8
Sao sáng nhất Rigel (β Orionis) (0.12 m)
Mưa sao băng

* Orionids
* Chi Orionids

Giáp với
các chòm sao

* Song Tử
* Kim Ngưu
* Ba Giang
* Thiên Thố
* Kỳ Lân

Quan sát được giữa các vĩ độ +85° và −75°
Quan sát tốt nhất trong tháng 1


Là một chòm sao có nhiều sao sáng, Lạp Hộ được công nhận bởi nhiều nền văn minh cổ đại với nhiều hình ảnh tưởng tượng khác nhau.
Chòm Sao Sâm Túc

Những người Sumeria cổ đại coi mô hình các ngôi sao trong chòm sao này như một con cừu, trong khi đối với người Trung Quốc cổ đại thì Lạp Hộ là một trong 28 tú (宿 Xiu) (nhị thập bát tú) dọc theo hoàng đạo . Nó được biết đến như là sao Sâm (參), có nghĩa văn chương của "ba", có lẽ nó được đặt tên như thế vì có 3 ngôi sao thuộc vành đai Orion. Xem thêm Chòm sao Trung Quốc cổ đại.

Các ngôi sao này được coi như đồ cống phẩm dành cho thần ánh sáng Osiris đối với người Ai Cập cổ đại.

"Đai và kiếm" của Orion nói chung rất hay được đề cập đến trong văn học cổ đại và hiện đại.


Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi chòm sao nổi bật này có nhiều phiên bản khác nhau của các huyền thoại xung quanh nó trong Thần thoại Hy Lạp.
431px-Uranometria_orion.jpg

Trong một phiên bản, Orion tự cho mình là người thợ săn vĩ đại nhất thế giới. Hera, vợ của thần Zeus, nghe được điều này và đã cho một con bọ cạp xuống giết Orion. Orion bị con bọ cạp dùng nọc đốt chết. Thần Zeus cảm thấy thương tiếc cho Orion và đã đặt chàng trên bầu trời. Con bọ cạp cũng được đưa lên trời, trở thành chòm sao Thiên Hạt (Scorpius). Có một điều thú vị là khi chòm sao này mọc ở phía chân trời thì chòm sao kia bắt đầu lặn. Vì thế hai kẻ tử thù không bao giờ nhìn thấy nhau.

Điều này có thể là lý giải cho việc đặt tên của hai chòm sao nói trên theo câu truyện thần thoại này. Người ta còn cho rằng Orion được đặt tên theo Uru-anna (ánh sáng của thiên đường) của người Akkad, tên gọi này sau đó truyền tới người Hy Lạp và đã chuyển thành thần thoại. Nếu như vậy, thần thoại xung quanh Orion có thể có nguồn gốc từ các vị trí tương đối của các chòm sao xung quanh nó trên bầu trời.

Trong một số miêu tả, Orion có ba thân và ba cánh tay , hai chân lệch ra và một chân nhỏ ở giữa, cũng như ba thân liên kết lại ở thắt lưng. Nếu như vậy, cùng với các thiên thể khác trong khu vực của cung hoàng đạo Song Tử (tức Ngân Hà, trong khu vực thưa thớt nhất hiện nay được coi là các chòm sao Lộc Báo - Camelopardalis và Thiên Miêu - Lynx, và các chòm sao Song Tử - Gemini, Ngự Phu - Auriga và Đại Khuyển - Canis Major), điều này có thể là nguồn gốc của thần thoại về lâu đài Geryon, một trong Mười hai kỳ công của Hercules (Vũ Tiên).
 
T

trifolium

Chòm sao Phi Mã
pegasus.jpg

Chòm sao Phi Mã, (tiếng La Tinh: Pegasus) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh con ngựa bay. Chòm sao này có diện tích 1121 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Pegasus
240px-Pegasus_constellation_map.png

Viết tắt Peg
Sở hữu cách Pegasi
Hình tượng con ngựa bay
Xích kinh 23 h
Xích vĩ 15°
Diện tích 1121 độ vuông
đứng thứ 7
Số lượng sao < 3m 5
Sao sáng nhất ε Peg (Enif) (2,39 m)
Mưa sao băng

July Pegasids
Giáp với
các chòm sao

* Tiên Nữ
* Hiết Hổ
* Thiên Nga
* Hồ Ly
* Hải Đồn
* Tiểu Mã
* Bảo Bình
* Song Ngư

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −0°
Quan sát tốt nhất trong tháng 10

pegasus.JPG




Pegasus :


Pegasus, một con ngựa có cánh như chim đại bàng, là con của Thủy Thần Poseidon và nàng Medusa. Khi Medusa bị người hùng Perseus chém đầu, máu từ cổ nàng phun ra thành ngựa Pegasus.

Ngay khi vừa ra đời, Pegasus dậm mạnh chân xuống núi Helicon tạo thành giòng suối Hippocrene khơi nguồn cho thi ca. Lớn lên, Pegasus trở thành ngựa bất kham, không ai trị nổi. Lúc đó, quái thú Chimaera đầu sư tử, mình rồng thở ra lửa đang tàn phá vùng Lycia. Gặp lúc nhà vua tìm kiếm nhân tài trừ hại cho dân, chàng hiệp sĩ Bellerophon là hoàng tử xứ Corinth đến xin đi giết quái vật và được chấp thuận, nhưng vẫn còn chưa tìm được một chiến mã xứng đáng. Theo lời chỉ dẫn của một pháp sư, trước khi lên đường, Bellerophon tới khấn vái tại đền thờ nữ thần Minerva còn được gọi là Athena. Ðến đêm, nữ thần báo mộng, trao cho một sợi giây cương bằng vàng và chỉ cho Bellerophon chỗ thần mã đang uống nước bên một giòng suối. Khi thấy sợi giây cương vàng, Pegasus tỏ lòng thần phục, ngoan ngoãn để Bellerophon tròng vào cổ.

Sau đó, Pegasus cùng Bellerophon bay vọt lên mây, đến chỗ Chimaera đang tác oai tác quái, chém được đầu con quái vật này. Cùng với Pegasus, Bellerophon còn giết được nhiều quái vật khác, trong đó có giòng giống Amazons. Với những chiến công liên tiếp, Bellephon trở thành kiêu căng, coi mình như thần linh, giục ngựa Pegasus bay tới núi Olympus đòi sống chung với các vị thần. Ngựa Pegasus thấy Belleophon quá kiêu ngạo bèn quật chàng xuống đất. Không còn thần mã, về sau Bellerophon trở thành một anh lang thang không nhà cửa, bị các thần linh ghét bỏ, còn ngựa Pegasus ở lại chuồng tại núi Olympus, được thần Zeus yêu chuộng và trao tặng cho Eos.
 
T

trifolium

Chòm sao Anh Tiên
738px-Perseus_Hevelius.jpg

Anh Tiên (tên latinh: Perseus) là một trong 48 chòm sao được Ptolemy liệt kê ở thế kỷ I và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Perseus, một anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Chòm sao này có diện tích 615 độ vuông, nằm trên thiên cầu bắc, chiếm vị trí thứ 24 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Perseus
240px-Perseus_constellation_map.png

Viết tắt Per
Sở hữu cách Persei
Hình tượng dũng sĩ
Xích kinh 3 h
Xích vĩ 45°
Diện tích 615 độ vuông
đứng thứ 24
Số lượng sao < 3m 5
Sao sáng nhất α Per (Mirfak) (1,79 m)
Mưa sao băng

Perseids
September Perseids
Giáp với
các chòm sao

* Tiên Hậu
* Tiên Nữ
* Tam Giác
* Bạch Dương
* Kim Ngưu
* Ngự Phu
* Lộc Báo

Quan sát được giữa các vĩ độ +90° và −35°
Quan sát tốt nhất trong tháng 12
perseus.gif

Perseus là con trai của thần Zeus và một người phụ nữ phàm trần là Danae. Danae là con gái duy nhất của Acrisius, vua xứ Argos. Vua Acrisius bị một lời sấm truyền là sẽ chết vì tay của cháu ngoại mình nên đã nhốt Danae vào một căn buồng bằng đồng. Thần Zeus đã biến thành một trận mưa vàng để gặp gỡ với Danae. Kết quả của cuộc tình duyên này là Danae sinh ra Perseus. Khi biết Danae có con trai, Acrisius đã nhốt cả hai mẹ con vào một chiếc hòm gỗ và thả xuống sông. Chiếc hòm trôi dạt vào hòn đảo Seriphos, hai mẹ con Danae được một người tên là Dictys cứu sống. Perseus lớn lên trong sự chăm sóc của Dictys. Dictys là anh của Polydectes, vua đảo Seriphos. Polydectes muốn lấy Danae lên đã tìm cách để hãm hại Perseus. Trong một lần bị chế giễu, Perseus.đã nhận nhiệm vụ tiêu diệt quái vật Medusa, quái vật có khuôn mặt biến mọi sinh vật thành đá.


Để hỗ trợ cho người con của Zeus, các thần trao cho Perseus rất nhiều vũ khí: thanh gươm cong (hoặc lưỡi hái) và đôi dép có cánh của thần Hermes, chiếc mũ tàng hình của thần Hades, chiếc khiên của thần Athena. Nhờ những thứ vũ khí này, Perseus đã tiếp cận được quái vật Medusa khi nó đang ngủ, nhìn vào chiếc khiên của thần Athena, Perseus chém chết Medusa và dùng một chiếc túi để đựng đầu của nó. Sau đó, Perseus đã thoát khỏi sự truy đuổi của hai quái vật chị của Medusa nhờ chiếc mũ tàng hình.
Khi Perseus chặt đầu Medusa, máu của quái vật chảy xuống biển sinh ra con ngựa có cánh Pegasus. Phi mã Pegasus bay thẳng lên trời. Sau này, Pegasus giúp anh hùng Bellerophons lập chiến công giết quái vật Chimer.

Andromeda là con gái của vua Cepheus và hoàng hậu Cassiopeia nước Ethiopia cổ đại. Hoàng hậu Cassiopeia tự hào về con gái mình đến mức khinh thường sắc đẹp của những tiên nữ con gái Hải Vương. Hải vương Poseidon tức giận sai con thủy quái Cetus đến tàn phá vương quốc. Cetus là một con cá voi khổng lồ. Để làm nguôi cơn thịnh nộ của thần biển, Cepheus và Cassiopeia phải cho xích con gái mình vào tảng đá bên bờ biển để Cetus ăn thịt. Đúng lúc Cetus đang bơi vào bờ thì Perseus bay ngang qua. Perseus giết Cetus bằng thanh gươm cong của thần Helmet (hoặc dùng đầu của quái vật Medusa làm cho Cetus bị hóa đá). Perseus lấy Andromeda và cùng nàng trở về Seriphos. Trong thời gian Perseus vắng mặt, Polydectes đã luôn tìm cách ép buộc khiến cho Danae và Dictys phải bỏ trốn. Perseus trở về giết chết Polydectes và đưa Dictys lên làm vua.

Perseus đến xứ Larissa tham dự vào một cuộc thi đấu thể thao. Trong cuộc thi ném đĩa, chiếc đĩa của chàng đã vô tình giết chết một ông già. Ông già đó chính là vua Acrisius mà do số mệnh sắp đặt cũng có mặt trong cuộc thi đó. Vì sự rủi ro này, Perseus không trở về Argos mà nhường ngôi vua cho anh họ là Megapenthes.
Perseus và Andromeda sinh ra 6 người con: Perses, Alcaeus, Heleus, Mestor, Sthenelus và Electryon. Nếu xét theo phả hệ này, Hercules là con của Amphitryon, cháu nội của Alcaeus, cháu đời thứ ba của Perseus.
 
Top Bottom