Câu 26, 29, 50 trong BTTL của thầy Ngọc

V

vananhmodel

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình không hiểu các bài sau đây ( c1o trong BTTL của thầy Ngọc). Các bạn giải thích dùm mình nha! Cảm ơn nhiều nhiều!
Câu 26:
Xét: xBr2 = yCrO2^{-} + ...OH^{-} \Rightarrow ...Br- + ...CrO3{2-}+ ...H2O
Giá trị của x,y là:
A. 3,1
B. 1,2
C. 2, 3
D. 3,2
Thep đáp án của thầy, câu đúng là D nhưng mình nghĩ là B vì nhận 2e, cho 1e.

Câu 29: Hòa tan Cu2S trong dd HNO3 loãng nóng thì sản phẩm thu được là:
A. CU(NO3)2 + CuSO4 + H2O
B. CU(NO3)2 + H2SO4 + NO+ H2O
C. CU(NO3)2 + H2SO4+ H2O
D. CU(NO3)2 +CuSO4 + NO2+ H2O
Đáp án của thầy là B.

Câu 50: Cho biết các pư xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 \Rightarrow 2FeBr3
2NaBr + Cl2 \Rightarrow 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe^{2+}
B. Tính oxh của Cl2 mạnh hơn FE^{3+}
C. Tính khử của Cl- mạnh hơn Br-
D. Tính oxh của Br2 mạnh hơn Cl2
Đáp án của thầy D.
 
W

whitetigerbaekho

Câu 29 như này
$Cu_2S + HNO_3 --> CuSO_4 + Cu(NO_3)_2 + NO + H_2O$
hoặc $Cu_2S + HNO_3 ---> Cu(NO_3)_2 + H_2SO_4 + NO +H_2O$
 
V

vananhmodel

Câu 29 như này
$Cu_2S + HNO_3 --> CuSO_4 + Cu(NO_3)_2 + NO + H_2O$
hoặc $Cu_2S + HNO_3 ---> Cu(NO_3)_2 + H_2SO_4 + NO +H_2O$

Vậy trong đây, Cu và S đều cho e còn N thì nhận e hả bạn? Bạn giải thích dùm mình tại sao lại tạo thành các sản phẩm như trên không? [TEX]H2O[/TEX] và [TEX]Cu(NO3)2[/TEX] thì chắc chắn có rồi, nhưng tại sao tạo ra khí NO mà không phải [TEX]NO_2[/TEX]?
 
U

umbala1996

Câu 50: Cho biết các pư xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 \Rightarrow 2FeBr3
2NaBr + Cl2 \Rightarrow 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe^{2+}
B. Tính oxh của Cl2 mạnh hơn FE^{3+}
C. Tính khử của Cl- mạnh hơn Br-
D. Tính oxh của Br2 mạnh hơn Cl2
Đáp án của thầy D.


Đáp án phải là B bạn nhé. Vì Cl2 tác dụng với Br- thì giảm số oxh còn Fe tăng.
Xét tính oxh:
Phương trình 1\Rightarrow Fe3+ < Br2
Phương trình 2\Rightarrow Br2 < Cl2
\Rightarrow Fe3+ < Cl2
Không thể là D được vì từ 2 pt này không tìm được mối liên hệ như thế đâu.
 
Last edited by a moderator:
U

umbala1996

Vậy trong đây, Cu và S đều cho e còn N thì nhận e hả bạn? Bạn giải thích dùm mình tại sao lại tạo thành các sản phẩm như trên không? [TEX]H2O[/TEX] và [TEX]Cu(NO3)2[/TEX] thì chắc chắn có rồi, nhưng tại sao tạo ra khí NO mà không phải [TEX]NO_2[/TEX]?

Theo mình thì đấy là do axit HNO3 loãng đó bạn. Nếu đặc thì sẽ cho NO2 :D
 
U

umbala1996

Nhưng bạn ơi, theo cách nói của bạn: loãng tạo ra NO thì N đã nhận thêm 3e \Rightarrow đặc
thì phải nhận thêm nhiều e hơn chứ sao lại tạo ra NO2 và chỉ nhận thêm 1e? /:)

Không phải thế đâu bạn. Đây là lí thuyết từ phản ứng của kim loại hay oxit của kim loại với HNO3 mà. Loãng thì cho NO còn đặc thì cho NO2:
Sản phẩm chủ yếu lúc đầu của quá trình kim loại khử HNO3 là axit nitrơ HNO2. Axit này không bền, phân hủy thành NO và NO2. NO2 tác dụng với H2O của dung dịch loãng tạo ra HNO3 và NO.

2HNO2 ---> NO + NO2 + H2O

3NO2 + H2O <---> 2HNO3 + NO
Khi nồng độ axit tăng lên, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía tạo thành NO2. Khi nồng độ axit giảm (HNO3 loãng) cần bằng chuyển dịch về phía tạo thành NO. :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom