Tham khảo nè man:
Như chúng ta biết, tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của con người. Trong đó cảnh vật không còn là đối tượng để miêu tả trực tiếp mà là đối tượng chuyên chở cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Trong ca dao, ta cũng từng bắt gặp những buổi hoàng hôn mang nỗi buồn tê tái của người thiếu phụ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Trong thơ ca cổ, không khí hoàng hôn cũng gợi lên những nỗi buồn man mác. Đó là một buổi chiều tà với tâm trạng một mình không biết, một mình mình hay của bà Huyện Thanh Quan ở chốn “Đèo Ngang”, hay một không khí hoàng hôn não nùng trong thơ Thôi Hiệu:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Và cái khung cảnh tan hội trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” phải chăng cũng nhuốm màu tâm trạng của Thúy Kiều:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cảnh vật như thu hẹp lại, không gian như lắng đọng ngừng trôi: “bóng ngả về tây”; “ngọn tiểu khê”… Tâm trạng tan hội của chị em Thúy Kiều nói chung và đặc biệt là Thúy Kiều nói riêng thấm sâu vào trong từng cảnh vật, một cõi lòng nao nao, chơi vơi, pha lẫn một tâm trạng sợ sệt hãi hung. Đó là khoảnh khắc vô cùng đáng sợ đối với cuộc đời Thúy Kiều: lúc hoàng hôn buông xuống, nàng bắt gặp nấm mồ Đạm Tiên – một kĩ nữ nổi danh tài sắc một thì, nhưng lại yểu mệnh, đặc biệt khi lìa đời chỉ được chôn cất bằng một nắm đất ven đường, giữa ngày lễ tảo mộ vẫn không có chút hương khói. Nước mắt Thúy Kiều rơi trước mộ Đạm Tiên hay cũng chính là nước mắt nàng khóc than cho số phận long đong sau này của mình.
Nguồn: St