Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Cảnh ngày hè
Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XIV không thể nào vắng bóng Đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Ngoài là một anh hùng dân tộc, triết gia và một trong ba danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận của Việt Nam. Nguyễn Trãi đã đứng trên đỉnh cao của văn chương Việt thời bấy giờ mà 400 năm sau mới có Nguyễn Du thừa kế. Gia tài văn chương đồ sộ của ông với hai điểm sáng là tập thơ "Quốc âm thi tập" và "Ức trai thi tập". Tác phẩm “Cảnh ngày hè” mà các thế hệ học sinh vẫn hằng ngày say mê nơi giảng đường cũng không ngoại lệ. Bài thơ có thể thất ngôn xen lẫn với lục ngôn. Là bài số 43, thuộc mục “bảo kính cảnh giới” ở phần vô đề của Quốc âm thi tập. Được chắp bút khi tác giả ở Côn Sơn di dưỡng tinh thần, rút chân khỏi chốn quan trường sau khoảng thời gian bị cho giữ chức nhàn quan, không chút thực quyền. “Cảnh ngày hè” là một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ được họa ra bằng tâm hồn nhạy cảm, đầy thi vị cùng tấm lòng ưu dân ái quốc vô bờ của đại thi hào Nguyễn Trãi.
Đầu tiên tác giả dẫn dắt chúng ta đến thăm hoàn cảnh sống “mới mà cũ” bất đắc dĩ của mình ở nơi thiên nhiên, thôn dã qua câu mở đề xúc tích:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
“Rồi" là một từ Việt cổ, có nghĩa là rỗi rãi, nhàn tản như chính cách ta phát âm nó. Sau động từ hóng mát chỉ hành động thư giãn, tận hưởng là một từ Hán Nôm,"trường", đó có nghĩa là dài: “Lục thụ nùng âm hạ nhật trường”, Cây xanh biếc, bóng rậm, ngày hè dài. Cả câu trên ý nói nay là một ngày dài thảnh thơi, nhàn nhã, Nguyễn Trãi quyết định dành thời gian để hóng mát, bầu bạn cùng thiên nhiên sau 60 miệt mài cống hiến. Nhịp thơ ở đây được tác giả cách điệu độc đáo, khác với thơ Đường nhịp 4:3. Ta có thể xem là 1/2/3, tựa hồ nghe được tiếng bước chân thong dong của tác giả, thể hiện tâm thế ung dung, thư thái, sẵn sàng tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong "Nhàn". Nhưng vẫn có phân tích chia nhịp thành 1:5. "Rồi", nhấn mạnh rồi ngắt ra, năm chữ còn lại nối dài , thổi ra giống như một làn gió, hay đúng hơn là cái thở dài. Ngày trường trở nên dài lê thê. Đây là giả thuyết Nguyễn Trãi vẫn còn đau đáu nỗi buồn nơi quan trường. Cũng hiểu được khi mơ ước xây dựng nước nhà chưa thành đã bị đổ ập nỗi oan tình. Cớ sự ngắm cảnh dù là để thư giản hay trút bỏ tâm sự thì cũng thật đáng quý đối với Nguyễn Trãi. Nhờ những cảm xúc dạt dào ấy mà khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động hơn vô cùng.
Qua 3 câu thơ tiếp theo, người đọc phải trầm trồ “Cảnh ngày hè” qua lăng kính một đại thi hào là thế nào. Khung cảnh ngày hè nơi làng quê chưa bao giờ "lỗng lẫy"một cách mộc mạc đến vậy:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Bức tranh thiên nhiên ngày hạ bật lên với tông màu xanh ngát của lá cây hòe, một loài phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, hầu như nhà nào cũng có một cây trước cửa. Màu sắc là một ngôn ngữ hội họa. Diễn tả thiên nhiên qua màu sắc tức là diễn tả thực tế qua nhận xét, xúc cảm của con người. Ở đây màu xanh của tán lá hòe được miêu tả bằng động từ mạnh “đùn đùn”, chỉ trạng thái lớp trên bị lớp dưới đùn đẩy lên như trong bài Tràng Giang của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Trong thơ của Nguyễn Trãi, từ “đùn” được láy toàn bộ giúp tăng thêm sức gợi mãnh liệt. Kết hợp với từ “giương”, căng mở hết cỡ, chúng ta từ những vần thơ tĩnh tại mà mường tượng ra cảnh tượng cây hòe đang sãi rộng những tán lá, lớp lớp lá non lá già chen chúc lẫn nhau, ra sức nhân rộng ,đan thành một cái lọng khổng lồ đang dần dần nuốt chửng màu trời, màu sân. Ta thấy được nhựa sống đang rục rịch cựa quậy trong từng nhành cây, chiếc lá. Và hình như màu xanh lục tươi tắn của lá hòe giúp làm dịu mát đi màu nắng, nhiệt độ đáng lẽ ra phải vô cùng oi bức của mùa hè. Xanh thì đi liền với đỏ. Điểm xuyến hài hòa lên gam màu lạnh trên là sắc đỏ tương phản, rực rỡ của hoa thạch lựu trước hiên nhà. Lại là một loài hoa đặc trưng khác của mùa hạ nơi làng quê thôn dã. Ta để ý thấy tiếp tục xuất hiện một động từ mạnh nữa, “phun”, dùng để chỉ sự tuôn trào, bật ra do ứ đọng. Kết hợp khéo léo với từ “thức” gợi tả dáng dẻ khiến cho “thức đỏ” của hoa lựu hiện hữu cả màu sắc lẫn dáng hình, chất liệu. Ngược lại với đoạn phim quay chậm về sự sinh sôi của các toán lá hòe thì thức đỏ của hoa lựu lại đang phun trào một tốc độ đáng kể. Như trong từng cánh hoa chất chứa màu đỏ đến căng cứng khiến cho chúng bùng nổ, phun tràn ra nền xanh lục làm đậm dần một màu đỏ thắm. Đây là lại là một nét ấn tượng mới trong thơ văn của Nguyễn Trãi, khi ông bước ra khỏi ranh giới về sự tĩnh tại trong văn chương trung đại. Đồng thời tinh tế cách điệu nhịp thơ thành 3:4 nhằm mạnh nội lực sống của cảnh vật. Ở câu thơ thứ ba, tầm nhìn của nhà thơ vươn ra xa và một gam màu mới đã được tác giả thu vào ánh mắt, đó là màu hồng của hoa sen dưới ao "hồng liên trì". Ta vẫn nghe: "Gặp mùa sen trắng nở*Trong hương hè hôm qua*Không thấy người hái sen*Chèo thuyền trong nắng sớm".Đúng vậy mùa hạ là mùa hoa sen nở đẹp nhất, thơm hương nhất. Trong thơ thấy hương thơm ấy đã "tiễn", đây lại là một từ cổ, động từ mạnh, có nghĩa là đang ở cái độ vô cùng ngào ngạt , lan tỏa khắp mọi nơi. Tác giả đã đưa người đọc cảm nhận thiên nhiên bằng thị giác cho đến khứu giác và đồng thời là chính tâm hồn, cảm xúc mỗi người. Chúng ta thấy được sự mộc mạc, bình dị trong mỗi hình ảnh từ cây hòe, hoa lựu rồi hoa sen. Tất cả đều là thiên nhiên chân thật nơi quê nhà, nhắc đến hè người dân quê nào cũng liên tưởng đến chúng. Ông đã từ chối biện pháp ước lệ điển hình trong thơ ca trung đại với “tùng cúc trúc mai” yêu kiều, lỗng lẫy. Thể hiện tình yêu chân thành và mãnh liệt với cảnh sắc thiên nhiên nơi miền quê dân dã, qua đó thấy được cái thanh cao, mộc mạc và đẹp đẽ nơi tâm hồn Nguyễn Trãi.
Một hào kiệt văn chương, quan cao chức lớn vừa say đắm nét đẹp nơi thiên nhiên nơi làng quê hẻo lánh, bây giờ lại còn để tâm, tận hưởng cảnh dân tình nhỏ bé với vẻ mãn nguyện, vui vẻ vô cùng. Qua hai câu thơ 5,6 kế tiếp ta lại được mãn nhãn trước bức tranh đời sống con người đầy sinh động của Nguyễn Trãi:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Hình ảnh chợ cá làng chài hiện ra sau chuỗi âm thanh lao xao, nhộn nhịp. Biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, gợi tả âm thanh mạnh mẽ hơn. Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để đánh giá thế nào là một chốn an cư lập nghiệp lí tưởng. Và một khu chợ huyên náo chứng tỏ sự sung túc của con người nơi đây. Nhưng ta để ý đây là một phiên chợ chiều qua từ “tịch dương”, thời điểm này mọi hoạt động mua bán đang dần khép lại và các ngư dân đánh cá đang kéo lưới trở về. Âm thanh ồn ã lao xao càng chứng tỏ sự nhộn nhịp bán buôn vẫn còn âm ỉ đồng thời cảnh tượng đoàn tụ của các gia đình trở nên sinh động, đong đầy hạnh phúc vô cùng. Thúy Kiều bên lầu ngưng bích lòng đầy cảm xúc suy tư trước “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” thì Nguyễn Trãi cũng đang cảm động, bùi ngùi trước cảnh thuyền bè quay về bến cũ sau ngày dài lao động. Bên cạnh đó ta nghe thấy “dắng dỏi” tiếng ve. "Thi trung hưu họa, thi trung hưũ nhạc", tác giả bằng tài hoa của mình cho độc giả hết thưởng thức tranh giờ lại nghe được tiếng nhạc qua những con chữ tĩnh tại. Âm thanh inh ỏi của ve kêu ngày hè ấy qua cảm xúc đong đầy của tác giả lại hóa thành tiếng đàn. Ánh sáng chiều tà thì như dát vàng cảnh vật. Cảnh thiên nhiên được chêm vào, hòa quyện cùng bức tranh đời sống con người vừa không lấn át mà còn tôn lên, làm nổi bật lên bức tranh ấy. Đây cũng là một điều đáng lưu tâm trong văn chương của Nguyễn Trãi. Trong thơ của ông, hình ảnh con người và thiên nhiên như ngang hàng và hòa hợp. Trái lại với quan niệm cảnh vật thì rộng lớn, con người thì nhỏ bé trong thơ ca xưa. Qua đó thấy được lòng rung cảm, thương yêu của nhà trước cuộc sống của đồng bào, nhân dân. Điều này sẽ được thể hiện rõ nhất qua hai câu thơ cuối:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Nhà thơ đã mượn điển tích về cây đàn của vua Ngu Thuấn để giải bày tâm sự. Sâu trong thâm tâm của Ức trai luôn đau đáu một nỗi niềm dân nước cũng như một ước mơ về sự an thịnh, ấm no như thời Đường xứ Trung dưới trướng vua Ngu Huấn. Ông khao khát một lần cầm trong tay cây đàn Ngu Cầm để gẩy nên khúc nhạc Nam Phong ngợi ca thái bình. "Dẽ", lẽ ra hay ước sao là thế. Trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, dân chúng yên ấm, ao ước ấy càng sôi sục như lửa bỏng. Nhưng bên trong lại sâu thẳm như đại dương xanh. Nguyễn Trãi trong giây phút an nhàn nhất vẫn cứ canh cánh về dân về nước. Ông vừa tận hưởng vừa mong muốn sao cái cảnh đẹp này sẽ là mãi, dẫu hiện tại vẫn còn khó khăn, mơ hồ. "Dân giàu đủ khắp đòi phương" tức mọi con người trên đất Việt, miền nam miền bắc, giàu nghèo, già trẻ ông đều khao khát cho họ cuộc sống ấm no, đủ đầy. Mục thơ có tên "bảo kính cảnh giới", gương báu răn mình là như thế. Nguyễn Trãi như một món quà vô giá được ban cho nước Việt nhưng số phận lại lỗi lạc và đau khổ. Người muốn dành cả cuộc đời cống hiến cho non sông đất nước nhưng lại bị bắt ép rời xa trần thế với nỗi oan tình đến "tru di tam tộc". Nhưng dù đã biết số phận chông gai, đã được ông ngoại khuyên răn "chiếm thành thì lui binh" vì lá số tử vi nghiệt ngã nhưng Nguyễn Trãi vẫn cố gắng đến hơi thở cuối đời.
Đã đi đến từng từ cuối cùng của bài thơ ta thấy vừa ít mà vừa nhiều. Bài thơ rất độc đáo, sáng tạo từ thể thơ đến nhịp thơ và cả chất liệu trong thơ văn. Thành công xuất sắc với thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn ở hai câu đầu cuối. Đồng thời mở ra phong trào cho thể thơ mới mẻ này. Một loạt các phép nghệ thuật cũng được ông sử dụng điệu nghệ, thu hút người đọc từ nhịp thơ đến hình ảnh, mùi hương rồi cả âm thanh cảnh vật. Lồng vào là điển cố, điển tích sâu sắc, thâm thúy chan chứa cảm xúc cá nhân. Khiến cho ta càng đọc càng tâm đắc, càng luyến lưu đến từng dấu chấm phẩy. Nhưng bù lại những triết lý, suy tư sâu sắc của tác giả về tình yêu thiên nhiên, yêu con người và rộng hơn là cả đất nước, non sông để lại vô cùng đong đầy. Ta thấy được đại thi hào Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều hơn là những vần thơ. Và kho tàng văn chương Việt quả thật rất may mắn khi chứa đựng những tập thơ của ông, chứa đựng bài thơ "cảnh ngày hè" xuất sắc này.
Văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XIV không thể nào vắng bóng Đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Ngoài là một anh hùng dân tộc, triết gia và một trong ba danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận của Việt Nam. Nguyễn Trãi đã đứng trên đỉnh cao của văn chương Việt thời bấy giờ mà 400 năm sau mới có Nguyễn Du thừa kế. Gia tài văn chương đồ sộ của ông với hai điểm sáng là tập thơ "Quốc âm thi tập" và "Ức trai thi tập". Tác phẩm “Cảnh ngày hè” mà các thế hệ học sinh vẫn hằng ngày say mê nơi giảng đường cũng không ngoại lệ. Bài thơ có thể thất ngôn xen lẫn với lục ngôn. Là bài số 43, thuộc mục “bảo kính cảnh giới” ở phần vô đề của Quốc âm thi tập. Được chắp bút khi tác giả ở Côn Sơn di dưỡng tinh thần, rút chân khỏi chốn quan trường sau khoảng thời gian bị cho giữ chức nhàn quan, không chút thực quyền. “Cảnh ngày hè” là một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ được họa ra bằng tâm hồn nhạy cảm, đầy thi vị cùng tấm lòng ưu dân ái quốc vô bờ của đại thi hào Nguyễn Trãi.
Đầu tiên tác giả dẫn dắt chúng ta đến thăm hoàn cảnh sống “mới mà cũ” bất đắc dĩ của mình ở nơi thiên nhiên, thôn dã qua câu mở đề xúc tích:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
“Rồi" là một từ Việt cổ, có nghĩa là rỗi rãi, nhàn tản như chính cách ta phát âm nó. Sau động từ hóng mát chỉ hành động thư giãn, tận hưởng là một từ Hán Nôm,"trường", đó có nghĩa là dài: “Lục thụ nùng âm hạ nhật trường”, Cây xanh biếc, bóng rậm, ngày hè dài. Cả câu trên ý nói nay là một ngày dài thảnh thơi, nhàn nhã, Nguyễn Trãi quyết định dành thời gian để hóng mát, bầu bạn cùng thiên nhiên sau 60 miệt mài cống hiến. Nhịp thơ ở đây được tác giả cách điệu độc đáo, khác với thơ Đường nhịp 4:3. Ta có thể xem là 1/2/3, tựa hồ nghe được tiếng bước chân thong dong của tác giả, thể hiện tâm thế ung dung, thư thái, sẵn sàng tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên như Nguyễn Bỉnh Khiêm trong "Nhàn". Nhưng vẫn có phân tích chia nhịp thành 1:5. "Rồi", nhấn mạnh rồi ngắt ra, năm chữ còn lại nối dài , thổi ra giống như một làn gió, hay đúng hơn là cái thở dài. Ngày trường trở nên dài lê thê. Đây là giả thuyết Nguyễn Trãi vẫn còn đau đáu nỗi buồn nơi quan trường. Cũng hiểu được khi mơ ước xây dựng nước nhà chưa thành đã bị đổ ập nỗi oan tình. Cớ sự ngắm cảnh dù là để thư giản hay trút bỏ tâm sự thì cũng thật đáng quý đối với Nguyễn Trãi. Nhờ những cảm xúc dạt dào ấy mà khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động hơn vô cùng.
Qua 3 câu thơ tiếp theo, người đọc phải trầm trồ “Cảnh ngày hè” qua lăng kính một đại thi hào là thế nào. Khung cảnh ngày hè nơi làng quê chưa bao giờ "lỗng lẫy"một cách mộc mạc đến vậy:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Bức tranh thiên nhiên ngày hạ bật lên với tông màu xanh ngát của lá cây hòe, một loài phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, hầu như nhà nào cũng có một cây trước cửa. Màu sắc là một ngôn ngữ hội họa. Diễn tả thiên nhiên qua màu sắc tức là diễn tả thực tế qua nhận xét, xúc cảm của con người. Ở đây màu xanh của tán lá hòe được miêu tả bằng động từ mạnh “đùn đùn”, chỉ trạng thái lớp trên bị lớp dưới đùn đẩy lên như trong bài Tràng Giang của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Trong thơ của Nguyễn Trãi, từ “đùn” được láy toàn bộ giúp tăng thêm sức gợi mãnh liệt. Kết hợp với từ “giương”, căng mở hết cỡ, chúng ta từ những vần thơ tĩnh tại mà mường tượng ra cảnh tượng cây hòe đang sãi rộng những tán lá, lớp lớp lá non lá già chen chúc lẫn nhau, ra sức nhân rộng ,đan thành một cái lọng khổng lồ đang dần dần nuốt chửng màu trời, màu sân. Ta thấy được nhựa sống đang rục rịch cựa quậy trong từng nhành cây, chiếc lá. Và hình như màu xanh lục tươi tắn của lá hòe giúp làm dịu mát đi màu nắng, nhiệt độ đáng lẽ ra phải vô cùng oi bức của mùa hè. Xanh thì đi liền với đỏ. Điểm xuyến hài hòa lên gam màu lạnh trên là sắc đỏ tương phản, rực rỡ của hoa thạch lựu trước hiên nhà. Lại là một loài hoa đặc trưng khác của mùa hạ nơi làng quê thôn dã. Ta để ý thấy tiếp tục xuất hiện một động từ mạnh nữa, “phun”, dùng để chỉ sự tuôn trào, bật ra do ứ đọng. Kết hợp khéo léo với từ “thức” gợi tả dáng dẻ khiến cho “thức đỏ” của hoa lựu hiện hữu cả màu sắc lẫn dáng hình, chất liệu. Ngược lại với đoạn phim quay chậm về sự sinh sôi của các toán lá hòe thì thức đỏ của hoa lựu lại đang phun trào một tốc độ đáng kể. Như trong từng cánh hoa chất chứa màu đỏ đến căng cứng khiến cho chúng bùng nổ, phun tràn ra nền xanh lục làm đậm dần một màu đỏ thắm. Đây là lại là một nét ấn tượng mới trong thơ văn của Nguyễn Trãi, khi ông bước ra khỏi ranh giới về sự tĩnh tại trong văn chương trung đại. Đồng thời tinh tế cách điệu nhịp thơ thành 3:4 nhằm mạnh nội lực sống của cảnh vật. Ở câu thơ thứ ba, tầm nhìn của nhà thơ vươn ra xa và một gam màu mới đã được tác giả thu vào ánh mắt, đó là màu hồng của hoa sen dưới ao "hồng liên trì". Ta vẫn nghe: "Gặp mùa sen trắng nở*Trong hương hè hôm qua*Không thấy người hái sen*Chèo thuyền trong nắng sớm".Đúng vậy mùa hạ là mùa hoa sen nở đẹp nhất, thơm hương nhất. Trong thơ thấy hương thơm ấy đã "tiễn", đây lại là một từ cổ, động từ mạnh, có nghĩa là đang ở cái độ vô cùng ngào ngạt , lan tỏa khắp mọi nơi. Tác giả đã đưa người đọc cảm nhận thiên nhiên bằng thị giác cho đến khứu giác và đồng thời là chính tâm hồn, cảm xúc mỗi người. Chúng ta thấy được sự mộc mạc, bình dị trong mỗi hình ảnh từ cây hòe, hoa lựu rồi hoa sen. Tất cả đều là thiên nhiên chân thật nơi quê nhà, nhắc đến hè người dân quê nào cũng liên tưởng đến chúng. Ông đã từ chối biện pháp ước lệ điển hình trong thơ ca trung đại với “tùng cúc trúc mai” yêu kiều, lỗng lẫy. Thể hiện tình yêu chân thành và mãnh liệt với cảnh sắc thiên nhiên nơi miền quê dân dã, qua đó thấy được cái thanh cao, mộc mạc và đẹp đẽ nơi tâm hồn Nguyễn Trãi.
Một hào kiệt văn chương, quan cao chức lớn vừa say đắm nét đẹp nơi thiên nhiên nơi làng quê hẻo lánh, bây giờ lại còn để tâm, tận hưởng cảnh dân tình nhỏ bé với vẻ mãn nguyện, vui vẻ vô cùng. Qua hai câu thơ 5,6 kế tiếp ta lại được mãn nhãn trước bức tranh đời sống con người đầy sinh động của Nguyễn Trãi:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Hình ảnh chợ cá làng chài hiện ra sau chuỗi âm thanh lao xao, nhộn nhịp. Biện pháp đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, gợi tả âm thanh mạnh mẽ hơn. Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” để đánh giá thế nào là một chốn an cư lập nghiệp lí tưởng. Và một khu chợ huyên náo chứng tỏ sự sung túc của con người nơi đây. Nhưng ta để ý đây là một phiên chợ chiều qua từ “tịch dương”, thời điểm này mọi hoạt động mua bán đang dần khép lại và các ngư dân đánh cá đang kéo lưới trở về. Âm thanh ồn ã lao xao càng chứng tỏ sự nhộn nhịp bán buôn vẫn còn âm ỉ đồng thời cảnh tượng đoàn tụ của các gia đình trở nên sinh động, đong đầy hạnh phúc vô cùng. Thúy Kiều bên lầu ngưng bích lòng đầy cảm xúc suy tư trước “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” thì Nguyễn Trãi cũng đang cảm động, bùi ngùi trước cảnh thuyền bè quay về bến cũ sau ngày dài lao động. Bên cạnh đó ta nghe thấy “dắng dỏi” tiếng ve. "Thi trung hưu họa, thi trung hưũ nhạc", tác giả bằng tài hoa của mình cho độc giả hết thưởng thức tranh giờ lại nghe được tiếng nhạc qua những con chữ tĩnh tại. Âm thanh inh ỏi của ve kêu ngày hè ấy qua cảm xúc đong đầy của tác giả lại hóa thành tiếng đàn. Ánh sáng chiều tà thì như dát vàng cảnh vật. Cảnh thiên nhiên được chêm vào, hòa quyện cùng bức tranh đời sống con người vừa không lấn át mà còn tôn lên, làm nổi bật lên bức tranh ấy. Đây cũng là một điều đáng lưu tâm trong văn chương của Nguyễn Trãi. Trong thơ của ông, hình ảnh con người và thiên nhiên như ngang hàng và hòa hợp. Trái lại với quan niệm cảnh vật thì rộng lớn, con người thì nhỏ bé trong thơ ca xưa. Qua đó thấy được lòng rung cảm, thương yêu của nhà trước cuộc sống của đồng bào, nhân dân. Điều này sẽ được thể hiện rõ nhất qua hai câu thơ cuối:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Nhà thơ đã mượn điển tích về cây đàn của vua Ngu Thuấn để giải bày tâm sự. Sâu trong thâm tâm của Ức trai luôn đau đáu một nỗi niềm dân nước cũng như một ước mơ về sự an thịnh, ấm no như thời Đường xứ Trung dưới trướng vua Ngu Huấn. Ông khao khát một lần cầm trong tay cây đàn Ngu Cầm để gẩy nên khúc nhạc Nam Phong ngợi ca thái bình. "Dẽ", lẽ ra hay ước sao là thế. Trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, dân chúng yên ấm, ao ước ấy càng sôi sục như lửa bỏng. Nhưng bên trong lại sâu thẳm như đại dương xanh. Nguyễn Trãi trong giây phút an nhàn nhất vẫn cứ canh cánh về dân về nước. Ông vừa tận hưởng vừa mong muốn sao cái cảnh đẹp này sẽ là mãi, dẫu hiện tại vẫn còn khó khăn, mơ hồ. "Dân giàu đủ khắp đòi phương" tức mọi con người trên đất Việt, miền nam miền bắc, giàu nghèo, già trẻ ông đều khao khát cho họ cuộc sống ấm no, đủ đầy. Mục thơ có tên "bảo kính cảnh giới", gương báu răn mình là như thế. Nguyễn Trãi như một món quà vô giá được ban cho nước Việt nhưng số phận lại lỗi lạc và đau khổ. Người muốn dành cả cuộc đời cống hiến cho non sông đất nước nhưng lại bị bắt ép rời xa trần thế với nỗi oan tình đến "tru di tam tộc". Nhưng dù đã biết số phận chông gai, đã được ông ngoại khuyên răn "chiếm thành thì lui binh" vì lá số tử vi nghiệt ngã nhưng Nguyễn Trãi vẫn cố gắng đến hơi thở cuối đời.
Đã đi đến từng từ cuối cùng của bài thơ ta thấy vừa ít mà vừa nhiều. Bài thơ rất độc đáo, sáng tạo từ thể thơ đến nhịp thơ và cả chất liệu trong thơ văn. Thành công xuất sắc với thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn ở hai câu đầu cuối. Đồng thời mở ra phong trào cho thể thơ mới mẻ này. Một loạt các phép nghệ thuật cũng được ông sử dụng điệu nghệ, thu hút người đọc từ nhịp thơ đến hình ảnh, mùi hương rồi cả âm thanh cảnh vật. Lồng vào là điển cố, điển tích sâu sắc, thâm thúy chan chứa cảm xúc cá nhân. Khiến cho ta càng đọc càng tâm đắc, càng luyến lưu đến từng dấu chấm phẩy. Nhưng bù lại những triết lý, suy tư sâu sắc của tác giả về tình yêu thiên nhiên, yêu con người và rộng hơn là cả đất nước, non sông để lại vô cùng đong đầy. Ta thấy được đại thi hào Nguyễn Trãi để lại cho đời nhiều hơn là những vần thơ. Và kho tàng văn chương Việt quả thật rất may mắn khi chứa đựng những tập thơ của ông, chứa đựng bài thơ "cảnh ngày hè" xuất sắc này.