Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Văn. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Câu thơ được ngắt nhịp 3/4 âm nhấn vào từ "trong" và ở cuối câu thơ có vần "a" khiến câu thơ được ngân vang tựa tiếng suối được ngân vang giữa không gian tĩnh mịch của núi rừng Việt Bắc. Với cách so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát xa" gợi không gian tĩnh mịch và sống động tình người. Việc so sánh tiếng suối với sự vật để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên dường như không hề xa lạ bởi khoảng 200 năm về trước, Nguyễn Trãi từng viết:
"
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Bài ca Côn Sơn)
Nếu trong 'Bài ca Côn Sơn' của Nguyễn Trãi, tiếng suối được so sánh với tiếng đàn cầm để từ đó để nói lên tâm tư, tình cảm của nhà thơ thì ở 'Cảnh Khuya' của chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếng suối lại được so sánh với tiếng hát xa để không gian núi rừng Việt Bắc mặc dù rất yên nhưng lại sống động tình người.
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Điệp từ "lồng" khiến cho các sự vật vốn cách xa nhau ấy trở nên quấn quýt, lồng vào nhau tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo một cảm giác ấm áp, có hồn gợi lên một khung cảnh thiên nhiên mang đậm chất thơ, tình người.
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^