Mình đang ôn luyện chuẩn bị thi Đại học khối B.
Mình thấy trên mạng có rất nhiều đề và bài tập SINH thật là bao la!
Mình không thể làm hết vì vậy mình mong các bạn chia sẻ những bài tập hoặc các trang lý thuyết theo từng chương từng phần để dễ làm hơn!
Dzới lại mong các bạn chia sẻ những tài liệu có đáp án và đúng theo cấu trúc bộ nhoa!
Mình cám ơn các bạn rất nhiều!
Ôn luyện thi đại học môn Sinh. Để điểm cao bạn cần ôn các muc chính sau: - Sinh học Tế Bào. + Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. + Giảm phân. - Sinh học Vi sinh vật. - Sinh lý học Thực vật.(Sinh sản ở thực vật) - Sinh lý học Động vật.(Sinh sản ở động vật) - Di truyền - Tiến hóa. + Cơ chế di truyền và biến dị. + Di truyền học quần thể. + Ứng dụng di truyền học. + Bằng chứng và cơ thể tiến hóa. + Sự phát sinh và phát triển trên Trái Đất. - Sinh thái học. + Cá thể và quần thể sinh vật. + Quần xã sinh vật. + Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
Bài tập chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.
Câu 1: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau và không lặp lại giữa hai lần nguyên phân liên tiếp. B. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. C. Chu kì tế bào là một chuỗi các sự kiện có trật tự liên tục từ khi một tế bào phân chia để tạo thành hai tế bào con cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia D. Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân.
Câu 2: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN và nhân đôi NST diễn ra ở A. pha G1. B. pha S. C. kỳ đầu của nguyên phân D. pha G2
Câu 3: Trong nguyên phân, giai đoạn phân chia vật chất di truyền thực chất xảy ra ở A. kì đầu B. kì giữa C. kì cuối D. kì sau
Câu 4: Hiện tượng các NST kép co xoắn cực đại ở kì giữa chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây? A.Tiếp hợp NST. B. Nhân đôi NST. C. Trao đổi chéo NST D. Phân li NST
Câu 5: Câu nào sau đây là đúng? A. Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào và tùy thuộc vào từng loài. B. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là như nhau. C. Thời gian của một chu kì tế bào ở tất cả các sinh vật là giống nhau. D. Thời gian của kì trung gian và các kì nguyên phân là như nhau ở tất cả mọi loại tế bào.
Câu 6: Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào là: Câu trả lời của bạn: A. Đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể B. Giúp quá trình nguyên phân luôn được thực hiện. C. Giúp quá trình nguyên phân và giảm phân luôn diễn ra. D. Đảm bảo cho chu kì tế bào luôn xảy ra.
Câu 7:Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy? A. Các NST không thể phân chia thành NST đơn được. B. Không có sự trượt đồng đều NST về 2 cực của tế bào. C. Ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì các NST không thể di chuyển về các tế bào con và tạo các tế bào tứ bội. D. Các NST không tách được nhau ở tâm động.
Câu 8: Trong nguyên phân, việc phân chia tế bào chất ở tế bào động vật xảy ra khi: A. NST phân li về 2 cực tế bào. B. Hoàn thành việc phân chia vật chất di truyền, màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế bào. C. NST co xoắn cực đại. D. Hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
Câu 9: Trong nguyên phân, diễn biến "các NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện" xảy ra ở Câu trả lời của bạn: A.kì đầu B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối
Câu 10: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân? A.Tế bào chất phân chia trước rồi đến nhân phân chia B. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc. C. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
Câu 1Sự phân li của các NST kép trong cặp NST tương đồng xảy ra ở kì nào trong quá trình phân bào? A. Kì sau của giảm phân II. B. Kì sau của nguyên phân. C. Kì sau của giảm phân I. D. Kì giữa của giảm phân II Câu 2. Nếu ở tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 14 thì tế bào của cơ thể thuộc loài đó có A. 42 NST B. 14 NST C. 28NST D. 56NST Câu 3:Kết quả của giảm phân? A. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n B. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n. C. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST n. D. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST 2n Câu 4:Sau lần giảm phân I, các tế bào con được tạo thành với số lượng NST kép là A.3n NST kép B. n NST kép. C. 4n NST kép D. 2n NST kép. Câu 5:Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân ?
A. Kì sau II. B. Kì đầu II. C. Kì cuối I. D. Kì đầu I.
Câu 6:Hình bên, tế bào số 4 đang ở kì nào của chu kì tế bào?
A. Kì trung gian B. Kì sau. C. Kì cuối D. Kì giữa Câu 7:Câu nào đúng trong các câu dưới đây? A. Các NST Y và X là nhiễm sắc thể thường. B. Ở người có n = 46. C. Chu kì tế bào gồm các pha G1, S và G2 thuộc kì trung gian và các kì thuộc nguyên phân. D. Sự lớn lên của cơ thể và sự ổn định của bộ NST ở các thế hệ tế bào của cơ thể là nhờ quá trình giảm phân Câu 8:Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân?
A. Kì cuối I B. Kì đầu I C. Kì sau II D. Kì đầu II Câu 9:Nếu một tế bào của một sinh vật chứa 24 NST thì tinh trùng của loài sinh vật này có số lượng NST là A. 6 B. 3 C. 12 D. 24 Câu 10:Ở một loài sinh vật, có 100 tế bào sinh trứng tiến hành giảm phân bình thường. Số giao tử cái sau giảm phân là A. 100 giao tử B. 400 giao tử. C. 50 giao tử. D. 200 giao tử
|Bài tập trắc nghiệm sinh sản ở thực vật | Còn nữa và đáp án ở dưới nhé!
Câu 441: Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào? a/ Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử -> 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn -> Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực. b/ Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử -> 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn -> Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực. c/ Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử -> 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn -> Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực. d/ Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử -> Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn -> Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực. Câu 442: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào? a/ Rêu, hạt trần. b/ Rêu, quyết. c/ Quyết, hạt kín. d/ Quyết, hạt trần. Câu 443: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng: a/ Gieo từ hạt. b/ Ghép cành. c/ Giâm cành. d/ Chiết cành. Câu 444: Sinh sản vô tính là: a/ Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. b/ Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. c/ Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. d/ Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Câu 445: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì: a/ Dễ trồng và ít công chăm sóc. b/ Dễ nhân giống nhanh và nhiều. c/ để tránh sâu bệnh gây hại. d/ Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 446: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng: a/ Rễ phụ. b/ Lóng. c/ Thân rễ. d/ Thân bò. Câu 447: Sinh sản bào tử là: a/ Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. b/ Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. c/ Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử. d/ Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. Câu 448: Đặc điểm của bào tử là: a/ Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội. b/ Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội. c/ Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội. d/ Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội. Câu 449: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? a/ Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. b/ Tạo được nhiều biế dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. c/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. d/ Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 450: Sinh sản hữu tính ở thực vật là: a/ Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. b/ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. c/ Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. d/ Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 451: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: a/ Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. b/ Để tập trung nước nuôi các cành ghép. c/ Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. d/ Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. Câu 452: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? a/ Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. b/ Nhân nhanh với số lượnglớn cây giống và sạch bệnh. c/ Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. d/ Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Câu 453: Đặc điểm của bào tử là: a/ Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài. b/ Tạo được ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài. c/ Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài. d/ Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài. Câu 454: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tíng ở thực vật? a/ Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi. b/ Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá. c/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. d/ Là hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 455: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? a/ Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. b/ Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh. c/ Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. d/ Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống. Câu 456: Sinh sản sinh dưỡng là: a/ Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây. b/ Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây. c/ Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây. d/ Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây. Câu 457: Thụ tinh ở thực vật có hoa là: a/ Sự kết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. b/ Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử. c/ Sự kết hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử. d/ Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng trong túi phôi. Câu 458: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào? a/ 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. b/ 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. c/ 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân. d/ 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. Câu 459: Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa như thế nào? a/ Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. b/ Tế bào mẹ, đại bào tử mang, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. c/ Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. d/ Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, nhân cực đều mang n. Câu 460: Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào? a/ Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 1 nhân cực. b/ Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à mỗi đại bào tử t nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 2 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực. c/ Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 2 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực. d/ Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực.
Đáp án
Câu 440: d/ Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử -> Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn -> Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực. Câu 441: b/ Rêu, quyết. Câu 442d/ Chiết cành. Câu 443b/ Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Câu 444: d/ Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 445: c/ Thân rễ. Câu 446: a/ Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. Câu 447: d/ Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội. Câu 448: c/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. Câu 449: b/ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 450: b/ Để tập trung nước nuôi các cành ghép. Câu 451: d/ Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Câu 452: c/ Tạo được nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài. Câu 453: c/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. Câu 454: d/ Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống. Câu 455: a/ Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây. Câu 456: b/ Sự kết nhân của hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử. Câu 457a/ 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân. Câu 458: c/ Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. Câu 459d/ Tế bào mẹ của noãn giảm phân cho 4 đại bào tử à 1 đại bào tử sống sót nguyên phân cho túi phôi chứa 3 tế bào đối cực, 3 tế bào kèm, 1 tế bào trứng, 2 nhân cực. Câu 460c/ 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
Câu 471: Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật? a/ Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường. b/ Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể. c/ Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn. d/ Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Câu 472: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật? a/ Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên ngoài cơ thể con cái. b/ Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diến ra bên trong cơ thể con cái. c/ Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non. d/ Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh. Câu 473: Sinh sản vô tính ở động vật là: a/ Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. b/ Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. c/ Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. d/ Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Câu 474: Sinh sản vô tính ở động vật dựa trên những hình thức phân bào nào? a/ Trực phân và giảm phân. b/ Giảm phân và nguyên phân. c/ Trực phân và nguyên phân. d/ Trực phân, giảm phân và nguyên phân. Câu 475: Các hình thức sinh sản nào chỉ có ở động vật không xương sốmg? a/ Phân mảng, nảy chồi. b/ Phân đôi, nảy chồi. c/ Trinh sinh, phân mảnh. d/ Nảy chồi, phân mảnh. Câu 476: Sinh sản hữu tính ở động vật là: a/ Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. b/ Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. c/ Sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. d/ Sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 477: Nguyên tắc của nhân bản vô tính là: a/ Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. b/ Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. c/ Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. d/ Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. Câu 478: Hạn chế của sinh sản vô tính là: a/ Tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích nghi khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi. b/ Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi. c/ Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. d/ Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi. Câu 479: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là: a/ Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con. b/ Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con. c/ Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con. d/ Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng. Câu 480: Đặc điểm nào kông phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? a/ Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. b/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. c/ Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. d/ Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 481: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật diễn ra đơn gian nhất? a/ Nảy chồi. b/ Trinh sinh. c/ Phân mảnh. d/ Phân đôi. Câu 482: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở động vật không xương sống và có xương sống? a/ Phân đôi. b/ Nảy chồi. c/ Trinh sinh. d/ Phân mảnh. Câu 483: Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là: a/ Sự kết hợp của hai giao tử đực và cái. b/ Sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái. c/ Sự kết hợp các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân cảu giao tử cái. d/ Sự klết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạp thànhbộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử. Câu 484: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật? a/ Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hựp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính. b/ Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh. c/ Giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau. d/ Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo. Câu 485: Hình thức sinh sản vô tính nào ở động vật sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ? a/ Nảy chồi. b/ Phân đôi. c/ Trinh sinh. d/ Phân mảnh.
Câu 486: Ý nào không phải là sinh sản vô tính ở động vật đa bào? a/ Trứng không thụ tinh (trinh sinh) phát triển thành cơ thể. b/ Bào tử phát triển thành cơ thể mới. c/ Mảnh vụn từ cơ thể phát triển thành cơ thể mới. d/ Chồi con sau khi được hình thnành trên cơ thể mẹ sẽ được tách ra thành cơ thể mới. Câu 487: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật? a/ Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái. b/ Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính. c/ Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái. d/ Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính. Câu 488: Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở đông vật đơn bào và đa bào? a/ Trinh sinh. b/ Phân mảnh. c/ Phân đôi. d/ Nảy chồi. Câu 489 Tuyến yên tiết ra những chất nào? a/ FSH, testôstêron. b/ LH, FSH c/ Testôstêron, LH. d/ Testôstêron, GnRH. Câu 490 LH có vai trò: a/ Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. b/ Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn c/ Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. d/ Kích thích tuyến yên tiết FSH. Câu 491: Sự điều hoà sinh tinh và sinh trứng chịu sự chi phối bởi: a/ Hệ thần kinh. b/ Các nhân tố bên trong cơ thể. c/ Các nhân tố bên ngoài cơ thể. d/ Hệ nội tiết. Câu 492: Inhibin có vai trò: a/ Ức chế tuyến yên sản xuất FSH. b/ Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron c/ Kích thích phát triển ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. d/ Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. Câu 493: Tế bào sinh tinh tết ra chất nào? a/ Testôstêron. b/ FSH. c/ Inhibin. d/ GnRH. Câu 494: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật? a/ Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. b/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. c/ Là hình thức sinh sản phổ biến. d/ Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. Câu 495: FSH có vai trò: a/ Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. b/ Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron c/ Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng. d/ Kích thích tuyến yên sản sinh LH. Câu 496: LH có vai trò: a/ Kích thích phát triển nang trứng. b/ Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động. c/ Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ. d/ Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn. Câu 497: Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hoá hơn sinh sản vô tính là vì: a/ Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. b/ Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi ủa điều kiện môi trường. c/ Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. d/ Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Câu 498:Thể vàng tiết ra những chất nào? a/ Prôgestêron vad Ơstrôgen. b/ FSH, Ơstrôgen. c/ LH, FSH. d/ Prôgestêron, GnRH Đáp án
Câu 470: d/ Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường. Câu 471: d/ Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh. Câu 472: c/ Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Câu 473: c/ Trực phân và nguyên phân. Câu 474: a/ Phân mảng, nảy chồi. Câu 475: b/ Sự kết hợp ngẫu nhiên của hai giao tử đực và cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 476: b/ Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới. Câu 477: c/ Tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. Câu 478: a/ Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con. Câu 479b/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. Câu 480: d/ Phân đôi. Câu 481: c/ Trinh sinh. Câu 482: d/ Sự klết hợp hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái tạp thànhbộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ (2n) ở hợp tử. Câu 483: b/ Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh. Câu 484: c/ Trinh sinh. Câu 485: b/ Bào tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 486: b/ Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính. Câu 487: c/ Phân đôi. Câu 488: b/ LH, FSH Câu 489: b/ Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêrôn Câu 590: d/ Hệ nội tiết. Câu 591: a/ Ức chế tuyến yên sản xuất FSH. Câu 592: c/ Inhibin. Câu 593: b/ Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. Câu 594: a/ Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. Câu 595: b/ Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động. Câu 596: a/ Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Câu 597:a/ Prôgestêron vad Ơstrôgen. Câu 598: a/ Kích thích phát triển nang trứng.
Câu 1: Gen là gì? a. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit. b. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. c. Gen là một đoạn phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay ARN. d. Gen là một đoạn phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. Câu 2: Gen có cấu trúc chung gồm các vùng theo trình tự là a. vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc b. vùng điều hoà – vùng kết thúc – vùng mã hoá c. vùng mã hoá – vùng điều hoà – vùng kết thúc d. vùng mã hoá – vùng kết thúc – vùng điều hoà Câu 3: Vùng điều hoà của gen cấu trúc a. mang thông tin mã hoá cho các axit amin b. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã c. mang tín hiệu kết thúc phiên mã d. quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin Câu 4: Vùng mã hoá của gen cấu trúc a. mang thông tin mã hoá cho các axit amin b. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã c. mang tín hiệu kết thúc phiên mã d. mang bộ ba mở đầu, bộ ba mã hoá và bộ ba kết thúc Câu 5: Vùng kết thúc của gen cấu trúc a. mang thông tin mã hoá cho các axit amin b. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã c. mang tín hiệu kết thúc phiên mã d. quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin Câu 6:Vì sao mã di truyền là mã bộ ba: a. Vì số nu ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin (aa) của chuỗi pôlipeptit b. Vì số nu ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi pôlipeptit c. Vì mã bộ một và bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền . d. Vì 3 nu mã hoá cho một axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hoá 20 loại aa. Câu 7: Thông tin di truyền mã hoá trong ADN dưới dạng a. trình tự của các bộ ba nu quy định trình tự các aa trong chuỗi pôlipeptit b. trình tự của các bộ hai nu quy định trình tự của các aa trong chuỗi pôlipeptit c. trình tự của mỗi nu quy định trình tự của các aa trong chuỗi pôlipeptit d. trình tự của các bộ bốn nu quy định trình tự của các aa trong chuỗi pôlipeptit Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền? a. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nu kế tiếp nhau quy định một aa b. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nu không gối lên nhau. c. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều có một bộ mã di truyền riêng d. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại aa được mã hoá bởi hai hay nhiều mã bộ ba. Câu 9:Mã di truyền có các bộ ba kết thúc như thế nào? a. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAX, UAG, UGX b. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UXA, UXG, UGX c. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAU, UAG, UGG d. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA Câu 10: Ở sinh vật nhân sơ, axitamin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là a. phêninalanin b. mêtiônin c. foocmin mêtiônin d. glutamin Câu 11: Một trong những đặc điểm của quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực là a. xảy ra vào kì đầu của quá trình nguyên phân b. xảy ra trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào c. quá trình tái bản và dịch mã có thể diễn ra đồng thời trong nhân d. xảy ra trong tế bào chất Câu 12: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là: a. sự nhân xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau . b. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi. c. hai ADN mới hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu. d. trong 2 ADN mới hình thành , mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp. Câu 13: Vai trò của enzym ADN pôlimêraza trong quá trình nhân đôi là: a. lắp ghép các nu tự do theo NTBS vào mạch đang tổng hợp. c. tháo xoắn ADN b. phá vỡ các liên kết hydro giữa hai mạch của AND d. cung cấp năng lượng Câu 14: Trong quá trình nhân đôi, enzym ADN pôlimêraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn ADN a. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’ b. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’ c. di chuyển một cách ngẫu nhiên d. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia Câu 15: Việc nối kín các đoạn okazaki để tạo nên một mạch đơn hoàn chỉnh được thực hiện nhờ enzym a. Enzym tháo xoắn b. ADN pôlimêraza c. ARN polimêraza d. enzym nối Câu 16: Thông tin di truyền được truyền đạt tương đối ổn định qua nhiều thế hệ trong tế bào cơ thể nhờ: a. quá trình dịch mã b. cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều của NST qua N/Phân c. quá trình phiên mã của ADN d. kết hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 17: Cơ chế nhân đôi của ADN là cơ sở a. đưa đến sự nhân đôi của trung tử b. đưa đến sự nhân đôi của NST c. đưa đến sự nhân đôi của ti thể d. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể Câu 18: Một gen có 3598 liên kết photphodieste và có 2120 liên kết hidro. Số lượng từng loại nu của gen bằng: a. A = T = 360, G = X = 540 b. A = T = 540, G = X = 360 c. A = T = 320, G = X = 580 d. A = T = 580, G = X = 320 Câu 19: Một gen có khối lượng 540000đvC và 2320 liên kết hidro. Số lượng từng loại nu là: a. A = T = 520, G = X = 380 b. A = T = 380, G = X = 520 c. A = T = 320, G = X = 580 d. A = T = 580, G = X = 320 Câu 20: Một gen dài 5100A0 và có 3900 liên kết hiđro nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nu tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là a. A=T= 5600, G=X= 1600 b. A=T=4200, G=X=6300 c. A=T=2100, G=X=600 d. A=T=4200, G=X= 1200
Câu 21: Một đoạn phân tử ADN có 500A và 600G. Tổng số liên kết hidro được hình thành là a. 2200 b. 2800 c. 2700 d. 5400 Câu 22: Một đoạn phân tử ADN có chiều dài 4080A0 . Tổng số liên kết photphodieste là a. 2398 b. 2399 c. 4798 d 4799 Câu 23: Một gen nhân đôi đã sử dụng của môi trường 42300 nu. Các gen được tạo ra có chứa 45120 nu. Số lần nhân đôi của gen là: a. 7 lần b. 6 lần c. 5 lần d. 4 lần Câu 24: Số vòng xoắn của 1gen có khối lượng 504000 đvC là: a. 64 b. 74 c. 84 d. 94 Câu 25: Một phân tử ADN có 30%A. Trên 1 mạch của ADN đó có số G = 240000 và bằng 2 lần số nu loại X của mạch đó. Khối lượng của phân tử ADN nói trên tính bằng đvC là: a. 54.107 b. 10,8.107 c. 36.107 d. 72.107 Câu 26: Một đoạn ADN có tổng số 39000 liên kết hiđrô và A chiếm 20%. Đoạn ADN này có a. 24000 bazơnitơ b. 9000 guanin c. chiều dài 40800A0 d. 7800 ađênin Câu 27: Gen I và gen II cùng nhân đôi nhưng với số lần không bằng nhau và đã tạo ra 36 gen con. Số lần nhân đôi của mỗi gen là: a. Gen I 2lần , gen II 4lần và ngược lại b. Gen I 3lần, gen II 5lần và ngược lại c. Gen I 5lần , gen II 2lần và ngược lại d. Gen I 4lần, gen II 3lần và ngược lại
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 28: Phiên mã là quá trình a. tổng hợp chuỗi pôlipeptit b. nhân đôi ADN c. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ d. truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân Câu 29: Mã di truyền trên mARN được đọc theo a. một chiều từ 5’ đến 3’ b. hai chiều tuỳ theo vị trí của enzym c. ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN d. một chiều từ 3’ đến 5’ Câu 30: Chức năng của mỗi tARN là: a. cấu tạo nên ribôxôm b. vận chuyển axitamin c. vận chuyển thông tin di truyền d. vận chuyển các chất qua màng Câu 31: Trong quá trình phiên mã cuả một gen a. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế bào b. chỉ có thể có 1 mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào c. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các ribôxôm phục vụ cho quá trình giải mã d. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giải mã. Câu 32: Sự tổng hợp ARN được thực hiện: a. theo nguyên tắc bảo toàn b. theo nguyên tắc bảo toàn c. theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch gen d. theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên 1 mạch gen Câu 33: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là: a. việc lặp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung b. trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện nhiều lần c. đều có sự xúc tác của ADN pôlimêraza d. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN Câu 34: Loại ARN nào mang mã đối (bộ ba đối mã)? a. mARN b. tARN c. rARN d. cả b,c Câu 35: ARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN a. từ mạch mang mã gốc b. từ mạch bổ sung c. từ cả 2 mạch d. khi thì mạch gốc khi thì mạch bổ sung Câu 36: Trong quá trình tổng hợp ARN, các ribônu của môi trường nội bào đến liên kết với mạch mã gốc: a. A liên kết với T, G liên kết với X b. A liên kết với G, U liên kết với X c. G liên kết với X, U liên kết với A d. A liên kết với T, U liên kết với A,G liên kết với X ,X liên kết với G Câu 37: Quá trình sinh tổng hợp prôtêin được gọi là quá trình dịch mã vì a. đây là qúa trình chuyển thông tin từ dạng các mã di truyền trên mARN thành các aa b. đây là quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit từ các aa trong tế bào chất của tế bào c. đây là qúa trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất d. quá trình này diễn ra theo NTBS và có sự tham gia của ribôxôm Câu 38: Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong TB nhân thực: a. nhân b. tế bào chất c. màng tế bào d. thể Gôngi Câu 39: ARN vận chuyển mang aa mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ 3 đối mã là: a. AUA b. UAX c. XUA d. AUX Câu 40: Quá trình dịch mã kết thúc khi a. ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé b. ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG c. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA d. ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAU, UAX, UXG Câu 41: Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì? a. Đảm bảo quá trình dịch mã diễn ra liên tục. b. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại c. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại d. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác Câu 42: Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là: a. một bộ ba mã hoá cho nhiều aa b. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau c. nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một aa d. nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã Câu 43: Một đoạn gen có đoạn mạch bổ sung là AGXTTAGXA. Trình tự nu được phiên mã từ đoạn gen trên là a. AGXUUAGXA b. UXGAAUXGX c. TXGAATXGT d. AGXTTAGXA Câu 44: Một gen có M=756000đvC tiến hành phiên mã một số lần và các phân tử mARN được tạo ra có chứa tổng số 22671 liên kết photphođieste giữa đường và axit. Số lần sao mã của gen: a. 9 lần b. 8 lần c. 7lần d. 6lần Câu 45: Phân tử mARN có chiều dài 346,8nm và có chứa 10% U và 20%A. Số lượng từng loại nu của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử mARN nói trên là: a. A = T = 360, G = X = 840 b. A = T = 306, G = X = 714 c. A = T = 180, G = X = 420 d. A = T = 108, G = X = 357 Câu 46: Một phân tử mARN dài 204nm và có tương quan từng loại đơn phân như sau: rA = 2rU = 3rG = 4rX . Hãy cho biết số liên kết hidro của gen đã phiên mã ra mARN này? a. 1368 b. 1386 c. 1683 d. 1863 Câu 47: Cho một đoạn mạch gen có trật tự các nu như sau: 5’…AGT – ATA – XAG – GAA – ATG …3’ Đoạn phân tử mARN được phiên mã từ đoạn mạch mã gốc tương ứng với đoạn mạch gen đã cho nói trên là: a. 5’…UAX – UAU – GUX – XUU – UGA …3’ b. 5’…AGU – AUA – XAG – GAA – AUX…3’ c. 3’…UAX – UAU – GUX – XUU – UGA …5’ d. 3’…AGU – AUA – XAG – GAA – AUX…5’ Câu 48: Cho một đoạn phân tử mARN có trật tự các bộ ba mã sao như sau: 5’…UUG – XXA – AAG – XGX – GXG …3’ Trật tự các aa của đoạn pôlipeptit tương ứng với đoạn mARN nói trên là a. …lơxin – prôlin – lizin – acginin – alanin… b. …lizin – acginin – prôlin – lơxin – alanin… c. …alanin – acginin – lizin – prôlin – lơxin… d. …prôlin – lizin – acginin – alanin – lơxin…
Câu 49: Điều hoà hoạt động gen chính là: a. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra b. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra c. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra d. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra Câu 50: Sự điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra ở cấp độ nào? a. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã b. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã c. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã d. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã Câu 51: Theo giai đọan phát triển cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào thì a. tất cả các gen trong tế bào có lúc đồng loạt hoạt động, có khi đồng loạt dừng b. phần lớn các gen trong tế bào hoạt động c. chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động d. tất cả các gen trong tế bào hoạt động
Gen điều hoà
Operôn Lac
P R
P O Z Y A
Sử dụng sơ đồ trên để trả lời câu hỏi 52 - 57 Câu 52: Cấu trúc của Ôperon ở tế bào nhân sơ bao gồm: a. vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc b. gen điều hoà, vùng điều hoà, vùng vận hành, các gen cấu trúc c. vùng điều hoà, các gen cấu trúc d. vùng vận hành, các gen cấu trúc Câu 53: Các kí hiệu Z, Y, A trên sơ đồ chỉ a. gen điều hoà b. các gen cấu trúc c. vùng vận hành d. vùng khởi động Câu 54: Kí hiệu P trên sơ đồ chỉ a. gen điều hoà b. các gen cấu trúc c. vùng vận hành d. vùng khởi động Câu 55: Kí hiệu O trên sơ đồ chỉ a. gen điều hoà b. các gen cấu trúc c. vùng vận hành d. vùng khởi động Câu 56: Kí hiệu R trên sơ đồ chỉ a. gen điều hoà b. các gen cấu trúc c. vùng vận hành d. vùng khởi động Câu 57: Trong cơ chế điều hoà biểu hiện các gen ở tế bào nhân sơ và vai trò của gen điều hoà R là: a. gắn với các prôtêin ức chế làm cản trở hoạt động của enzym phiên mã b. quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành c. tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu d. tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc Câu 58: Cơ chế điều hoà đối với ôpêrôn Lac ở E.coli dựa vào tương tác với các yếu tố nào? a. Dựa vào tương tác của prôtêin ức chế với nhóm gen cấu trúc b. Dựa vào sự tương tác của prôtêin ức chế với vùng O c. Dựa vào sự tương tác của prôtêin ức chế với vùng P d. Dựa vào tương tác prôtêin ức chế với sự thay đổi điều kiện môi trường Câu 59: Sự điều hoà đối với ôpêrôn Lac ở E.Coli được khái quát như thế nào? a. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. b. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. c. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng. d. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. Câu 60: Đối với ôperôn ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là: a. đường lactozơ b. đường saccarôzơ c. đường mantôzơ d. đường glucôzơ
Câu 61. Đột biến gen là a. những biến đổi làm thay đổi cấu trúc gen liên quan đến 1 cặp nu tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. b. sự biến đổi của kiểu hình để thích nghi với điều kiện của môi trường c. sự biến đổi trong cấu trúc của ADN liên quan đến 1 hoặc 1số NST trong bộ NST của tế bào d. sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ Câu 62. ĐBG bao gồm các dạng là a. mất, đảo và chuyển một cặp nu b. mất, thay thế, thêm và đảo một cặp nu. c. mất , thêm và đảo một cặp nu d. mất, thay thế, thêm một cặp nu Câu 63. Dạng biến đổi nào sau đây không phải là đột biến gen? a. mất 1 cặp nuclêôtit. b. chuyển các cặp nu từ NST này sang NST khác. c. thay thế 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác. d. thêm 1 cặp nuclêôtit Câu 64. Thể đột biến là a. cá thể mang ®bg hoặc ĐB NST. c. cá thể mang đột biến trội hoặc đột biến lặn b. cá thể có kiểu hình đột biến, sức sống kém. d. cá thể mang ®bg đã biểu hiện ở KH Câu 65. Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào? a. Sinh vật nhân sơ. b Sinh vật nhân thực đơn bào. c. Sinh vật nhân thực đa bào. d. Tất cả các loài sinh vật. Câu 66: Tần số đột biến gen phụ thuộc vào 1. Loại tác nhân gây đột biến 2. Cường độ, liều lượng của tác nhân 3. Đặc điểm cấu trúc của gen 4. Chức năng của gen Phương án đúng là: a. 1,2 b. 1,2,3 c. 1,2,4 d. 1,2,3,4 Câu 67: Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì a. đột biến trội ở trạng thái dị hợp b. đột biến lặn ở trạng thái dị hợp c. đột biến lặn không có alen trội tương ứng d. đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp Câu 68. Những loại đột biến gen nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho sinh vật? a. Thay thế và mất 1 cặp nuclêôtit. b. Mất 1 cặp nuclêôtit. c. Thay thế 1 cặp nuclêôtit. d. Thay thế và thêm 1 cặp nuclêôtit Câu 69. Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật? a. Mất và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêôtit. b. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit. c. Mất và thay thÕ 1 cặp nuclêôtit. d. Thêm và mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 70. Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit? a. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba. b. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác. c. Làm thay đổi trình tự nu của nhiều bộ ba. d. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen khác. Câu 71. Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi pôlipeptit ? a. Mất 1 cặp nuclêôtit. b. Thêm 1 cặp nuclêôtit. c. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêôtit. d. Thay thế 1 cặp nuclêôtit. Câu 72. Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được ? a. Đột biến ở mã mở đầu. b. Đột biến ở mã kết thúc. c. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. d. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. Câu 73. Đột biến nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen ? a. thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác không cùng loại. b. thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác cùng loại. c. mất 1 cặp nuclêôtit. d. Thêm 1 cặp nuclêôtit Câu 74: Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng vì a. nó làm thay đổi cấu trúc của mARN tương ứng b. nó làm thay đổi cấu trúc của các aa tương ứng c. nó làm thay đổi các liên kết peptit trong prôtêin d. nó làm biến đổi tính trạng trên cơ thể sinh vật Câu 75: Hoá chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X theo cơ chế a. A-T -> A-5BU -> 5BU-G ->G-X b. A-T -> A-5BU-G ->G-X c. A-T -> T-5BU-G ->G-X d. A-T -> A-5BU-T -> G-5BU-X Câu 76. Tính chất biểu hiện của đột biến gen là: a. có hại cho cá thể b. không có lợi và không có hại cho cá thể. c. có lợi cho cá thể d. có lợi, có hại hay trung tính. Câu 77: Một gen có 500A, 1000G. Sau khi bị đột biến gen có tổng số 4001 liên kết hidro nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến a. mất 1 cặp nu b. thay thế cặp A-T bằng cặp G –X c. thêm 1 cặp nu d. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T Câu 78. Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là : a. A = T = 359, G = X = 541. b. A = T = 361, G = X = 539. c. A = T = 360, G = X = 540. d. A = T = 359, G = X = 540. Câu 79: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen đột biến có số ribônuclêôtit loại G giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên? a. thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X. b. mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X. c. thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T. d. mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T. Câu 80: Một gen bình thường điều khiển tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 aa. Đột biến đã tác động trên 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là : a. thay thế 1 cặp nu b. Mất 1 cặp nu. c. thêm 1 cặp nuclêôtit. d. đảo cặp nuclêôtit. Câu 81. Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến ? a. Tăng 10,2 ăngstron. b. giảm 10,2 ăngstron. c. tăng 20,4 ăngstron. d. giảm 20,4 ăngstron. Câu 82. XÐt 1 phÇn cña chuçi PLPT cã tr×nh tù aa nh­ sau: Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala... ThÓ ®ét biÕn vÒ gen nµy cã d¹ng: …Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala... §ét biÕn thuéc d¹ng: a. §¶o vÞ trÝ 3 cÆp nu b. MÊt 3 cÆp nu thuéc 1 bé ba c. MÊt 3 cÆp nu thuéc 2 bé ba kÕ tiÕp d. MÊt 3 cÆp nu thuéc 3 bé ba kÕ tiÕp Câu 83. §ét biÕn thªm 1 cÆp Nu sau cÆp Nu sè 5 cña gen th× pr«tªin hoµn chØnh do gen ®ét biÕn tæng hîp sÏ thay ®æi: a. Toµn bé aa. b. Tõ aa thø 5 trë ®i. c. Tõ aa thø 4 trë ®i. d. Tõ aa thø 3 trë ®i. Câu 84. Gen A đột biến thành gen a. Chiều dài của 2 gen không đổi nhưng số liên kết hyđrô của gen sau đột biến ít hơn gen A là 1 liên kết hyđrô. Đột biến thuộc dạng: a. Đảo 1 cặp nu b. Thay 1 cặp (G-X)=1cặp (A-T) c. Thay 1 cặp (A-T)=1cặp (G-X) d. Thay 1 cặp (A-T)=1cặp (A-T)
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Câu 85: NST được cấu trúc bởi 2 thành phần chính là a. ADN và ARN b. ADN và prôtêin histon c. ARN và prôtêin histon d. axit nuclêic và prôtêin Câu 86: Cặp NST tương đồng là cặp NST: a. khác nhau hình thái, giống nhau về kích thước, một có nguồn gốc từ mẹ, một có nguồn gốc từ bố. b. giống nhau về hình thái, kích thước, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. c. giống nhau về hình thái, khác nhau kích thước, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ d. giống nhau về hình thái, kích thước, có cùng nguồn gốc từ bố hoặc nguồn gốc từ mẹ. Câu 87: Bộ NST đơn bội của người có số lượng NST là: a. 24 b. 23 c. 22 d 21 Câu 88: Các bậc cấu trúc không gian của NST từ thấp đến cao là a. sợi cơ bản -> nuclêôxôm -> sợi nhiễm sắc -> vùng xếp cuộn -> crômatit b. ribôxôm -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> vùng xếp cuộn -> crômatit c. nuclêôxôm -> sợi cơ bản -> sợi nhiễm sắc -> vùng xếp cuộn -> crômatit d. nuclêôxôm -> sợi cơ bản -> vùng xếp cuộn -> sợi nhiễm sắc -> crômatit Câu 89: Mỗi nuclêôxôm được một đoạn ADN dài quấn quanh bao nhiêu vòng? a. Quấn quanh 1 vòng b. Quấn quanh 1,1/2 vòng c. Quấn quanh 1,1/4 vòng d. Quấn quanh 2 vòng Câu 90: Mỗi nuclêôxôm được một đoạn ADN dài chứa bao nhiêu cặp nu quấn quanh? a. Chứa 140 cặp nu b. Chứa 142 cặp nu c. Chứa 144 cặp nu d. Chứa 146 cặp nu Câu 91: Điều nào là không phải đặc trưng cho bộ NST của mỗi loài? a. Đặc trưng về kích thước NST b. Đặc trưng về cấu trúc NST c. Đặc trưng về hình thái NST d. Đặc trưng về số lượng NST Câu 92: Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò gì? a. Tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào. b. Tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào. c. Tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân d. Tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. Câu 93: Đột biến NST là a. những biến đổi trong cấu trúc NST b. những biến đổi về số lượng NST c. những biến đổi làm thay đổi trình tự và số lượng các gen trong tế bào d. những biến đổi đột ngột về cấu trúc hoặc số lượng NST Câu 94: Có mấy dạng đột biến NST a. 2 b. 3 c. 4 d. 5 Câu 95. Đột biến NST bao gồm các dạng: a. Đa bội và dị bội. b. Thêm đoạn và đảo đoạn. c. Chuyển đoạn không tương hỗ. d. Đột biến vÒ số lượng và cấu trúc NST. Câu 96: Những dạng đột biến cấu trúc NST là a. mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn b. mất, thêm, thay thế, đảo vị trí 1 cặp nu c. mất một hoặc một số cặp NST d. thêm một hoặc một số cặp NST Câu 97: Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến cấu trúc NST là : a. Rối loạn trong nhân đôi NST. b. Một số cặp NST nào đó không phân li trong giảm phân. c. Trong nguyên phân có 1 cặp NST nào đó không phân li. d. Toàn bộ NST không phân li trong phân bào. Câu 98: Một NST có trình tự các gen là AB0CDEFG. Sau đột biến trình tự các gen trên NST này là AB0CFEDG. Đây là dạng đột biến a. đảo đoạn NST b. mất đoạn NST c. lặp đoạn NST d. chuyển đoạn NST Câu 99: Những đột biến nào thường gây chết? a. Mất đoạn b. Đảo đoạn c. Lặp đoạn d. Chuyển đoạn Câu 100: Người ta vận dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen có hại? a. Mất đoạn b. Thêm đoạn c. Chuyển đoạn d. Đảo đoạn Câu 101: Dạng đột biến cấu trúc gây ung thư máu ở người là? a. đảo đoạn NST 22 b. chuyển đoạn NST 22 c. lặp đoạn NST 22 d. mất đoạn NST 22 Câu 102. Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do : a. có một đột biến đảo đoạn NST. b. có một đột biến lặp đoạn NST. c. có một đột biến chuyển đoạn NST. d. có một đột biến mất đoạn NST. Câu 103: Dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1NST là a. Mất đoạn và lặp đoạn b. mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ c. lặp đoạn và đảo đoạn d. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ Câu 104: Một phân tử ADN bị đột biến mất 1 đoạn. Đoạn mất chứa 3600 liên kết hiđrô và có A/G=3/2. Nếu sau đột biến phân tử ADN tự nhân đôi 4 lần thì số lượng từng loại nu môi trường nội bào cung cấp giảm đi bao nhiêu so với trước khi bị đột biến? a. A = T = 13500, G = X = 9000 ( nu) b. A = T = 900, G = X = 13500 (nu) c. A = T = 12000, G = X = 10500( nu) d. A= T = 10500, G = X = 12000 ( nu)
Câu 105: NST chứa một phân tử ADN dài 1.02 mm và có hiệu số giữa A với một loại nu không bổ sung bằng 20% so với tổng số nu của phân tử ADN. Biết 1mm=107A0. NST bị một dạng đột biến và sau đột biến phân tử ADN của NST có chứa 69.105 liên kết hiđrô. Dạng ĐB này là:
a.. mất đoạn b. đảo đoạn c. lặp đoạn d. chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 105: NST chứa một phân tử ADN dài 1.02 mm và có hiệu số giữa A với một loại nu không bổ sung bằng 20% so với tổng số nu của phân tử ADN. Biết 1mm=107A0. NST bị một dạng đột biến và sau đột biến phân tử ADN của NST có chứa 69.105 liên kết hiđrô. Dạng ĐB này là: a.. mất đoạn b. đảo đoạn c. lặp đoạn d. chuyển đoạn không tương hỗ.
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST
Câu 107: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là a. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kỳ đầu của quá trình phân bào b. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kỳ giữa của quá trình phân bào c. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào d. rối loạn sự phân li của các cặp NST ở kỳ cuối của quá trình phân bào Câu 108: Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở : a. tất cả các cặp NST tương đồng b. một số cặp NST tương đồng c. một hay một số cặp NST tương đồng d. một cặp NST tương đồng Câu 109: Nếu n là số NST của bộ NST đơn bội thì thể ba là a. 2n-1 b. 2n+1 c. 3n+1 d. 3n-1 Câu 110: Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2NST được gọi là a. thể một b. thể ba c. thể bốn d. thể không Câu 111: Trong các thể lệch bội, số lượng ADN ở tế bào bị giảm nhiều nhất là: a. thể khuyết nhiễm b. thể một nhiễm c. thể ba nhiễm d. thể đa nhiễm Câu 112: Hội chứng Claiphentơ là do a. nam giới có bộ NST giới tính YO b. nam giới có bộ NST giới tính là XXY c. nữ giới có bộ NST giới tính XO d. nữ giới có bộ NST giới tính là XXX Câu 113: Một loài sinh vật có bộ NST 2n=18, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là a. 19 b. 20 c. 17 d. 16 Câu 114: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội? a. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh b. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường c. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt d. Tăng khả năng sinh sản Câu 115: Sự không phân li của tất cả các cặp NST của hợp tử 2n ở lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra a. thể tứ bội b. thể tam bội c. thể lưỡng bội d. thể khảm Câu 116: Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội(song nhị bội) so với thể tự đa bội là: a. tổ hợp các tính trạng của cả 2 loài khác nhau b. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn c. tế bào mang cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau d. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường Câu 117: So với thể lệch bội thì thể đa bội có giá trị thực tiễn hơn như: a. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn b. khả năng tạo giống tốt hơn c. khả năng nhân giống nhanh hơn d. ổn định hơn về giống Câu 118: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội so với thể lưỡng bội? a. Cơ quan sinh dưỡng lớn hơn b. Độ hữu thụ lớn hơn c. Phát triển khỏe hơn d. Có sức chống chịu tốt hơn Câu 119: Vì sao thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp? a. Vì quá trình nguyên phân luôn diễn ra bình thường b. Vì quá trình giảm phân luôn diễn ra bình thường c. Vì quá trình thụ tinh luôn diễn ra giữa các giao tử bình thường d. Vì cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng tới quá trình sinh sản Câu 120: Ở phép lai AA x aa, đời con sinh ra một đột biến Aaa.Quá trình đột biến đã xảy ra ở a. quá trình thụ tinh b. quá trình giảm phân của cơ thể aa c. quá trình giảm phân của cơ thể AA d. quá trình giảm phân của cơ thể AA hoặc aa Câu 121: Cho hai cây lưỡng bội của cùng 1 loài lai với nhau, do rối loạn phân li NST ở lần giảm phân 1 nên đời con xuất hiện một đột biến tứ bội AAAa. Kiểu gen của cơ thể bố mẹ là a. AA và aa b. AA và Aa c. Aa và Aa d. AA và AA Câu 122: Nhóm các kiểu gen nào sau đây có thể được tạo ra từ việc gây đột biến đa bội trong quá trình nguyên phân của cây 2n? a. AAaa, Aaa, aaaa, AAa b. AAaa, AAAA, aaaa c. Aaa, AAaa, Aaaa d. AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa Câu 123: Phép lai Aaa x AAa. Nếu các giao tử lưỡng bội và đơn bội đều thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ a. 6,25% b. 25% c. 1/12 d. 1/16 Câu 124: Biết gen A: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a: hoa trắng, các thể dị hợp biểu hiện hoa màu hồng. Phép lai AAa x AAaa cho tỉ lệ kiểu hình nào sau đây ở con lai? a. 1hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng b. 3 hoa đỏ : 32hoa hồng : 1 hoa trắng c. 9 hoa đỏ : 6 hoa hồng : 1 hoa trắng d. 6 hoa đỏ : 11 hoa hồng : 1 hoa trắng