Cần giúp

N

nutac98

trong sách giáo khoa hok có à ? Nhớ lớp 9 tổng kết văn học 1 lần lên lớp 10 lại 1 lần nữa rồi còn j` !
 
K

kakas

nutac98 said:
trong sách giáo khoa hok có à ? Nhớ lớp 9 tổng kết văn học 1 lần lên lớp 10 lại 1 lần nữa rồi còn j` !

Đúng thế! Cứ mang sách giáo khoa ra mà tổng kết, và cái đó thì SGK làm được tuyệt vời nhất: Ngắn gọn, cô đọng và đầy đủ!
 
T

thu98

ai có thể giúp tui làm bài văn về lẽ ghét thương của nguyễn đình chiểu ko? ai viết đc tui sẽ cò hậu tạ
 
T

ttranquang

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!anh admin ne`
......................................................................................
 
T

ttranquang

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaADMIn ngu wa' sa'
 
L

langocphong

Tìm hiểu chung về thi pháp:
- Khái niệm: Thi pháp có hai cách hiểu. Thứ nhất, đó là các nguyên tắc, biện pháp chung để làm cho một văn bản trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, thi pháp là các nguyên tác, biện pháp nghệ thuật cụ thể để tạo nên giá trị đặc sắc của một tác phẩm, tác giả, trào lưu…
B. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam
I. Hệ thống ước lệ:
Hệ thống ước lệ này có 3 tính chất:
- Tính uyên bác và cách điệu hoá cao độ
- Tính sùng cổ
- Tính phi ngã
1.Tìm hiểu chung về tính ước lệ:
- Văn học nghệ thuật bao giờ cũng có tính ước lệ nhất định. Bởi văn học nghệ thuật không hoàn toàn là đời sống thực tại, không sao chép y nguyên hiện thực. Tuy trong văn học mọi thời kì đều sử dụng ước lệ nhưng chỉ có thời kì trung đại ước lệ mới được sử dụng một cách phổ biến, phức tạp và nghiêm ngặt nên được coi là một đặc trưng về mặt thi pháp.
- Ước lệ là một quy ước của cộng đồng người. Họ đặt ra những biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thực. Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ sĩ và độc giả. Ví dụ trong nghệ thuật kịch, cái sân khấu 10m2 là ước lệ cho toàn bộ hiện thực được phản ánh trong vở diễn. Hoặc cách ước lệ trong nhân vật và động tác:
“Góc bể chân trời tam tứ bộ
Thiên binh vạn mã ngũ lục nhân”.
- Vì sao văn học trung đại lại có tình ước lệ. Vì xã hội phong kiến vốn phân chia đẳng cấp: cao thấp, sang hèn (quí tiện). Sự phân biệt này ảnh hưởng đến cả văn học. Trong văn chương cũng phân chia thành bình dân và bác học. Văn học trung đại thuộc lĩnh vực bác học, vì thế nó cần hệ thống ước lệ để thể hiện sự cao sang, quí phái.
2.Biểu hiện của tính ước lệ:
a.Tính chất uyên bác và cách điệu hoá cao độ:
- Văn học chính thống thời phong kiến thường được gọi là văn chương bác học (phân biệt với văn chương bình dân). Gọi là văn chương bác học vì đội ngũ sáng tác và độc giả của nó là những trí thức (Hán học) tài hoa, gọi là những bậc “tao nhân mặc khách”. Các nhà văn trung đại sáng tác trước hết là để bày tỏ cái chí của mình, Không Lộ làm “Quốc tộ” vốn để dành cho vua Lý. Chính vì vậy, họ thông làu kinh sử, thuộc nhiều điển cố, điển tích, tường tận những thi liệu, văn liệu rút ra từ những áng văn bất hủ thời xưa. Giống như các nho sĩ khi đi thi phải thuộc làu tứ thư, ngũ kinh. Thậm chí, họ còn cho r











2.Đặc điểm nghệ thuật:

a,Tính quy phạm và bất quy phạm:

Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đích sáng tác là phải hướng tới việc giáo huấn đạo đức. Sáng tác có lúc để tiêu khiển, thù tạc nhưng mục đích chung của các vị thánh hiền là giáo hóa cuộc đời.''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí'', văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình. Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống.Tư duy nghệ thuật thì luôn cho rằng cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối (ví dụ thơ Đường luật, cáo, phú, văn tế). Còn hình ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sách, rất lắm điển tích, điển cố hay có trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mùa thu về thể hiện qua hình ảnh sen tàn, lá ngô đồng rụng, cúc nở hoa).
Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt 10 TK văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn (''Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen'' - Nguyễn Trãi) Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi...
Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.

b,Tính tranh nhã:

Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đã có những nỗ lực không nhỏ để tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam.

c,Yếu tố Hán, văn hóa Hán:

Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt
 
Top Bottom