Tiện thể làm luôn mấy bài này nhé
Bài 1
Cho 9,86 g hỗn hợp gồm Mg ,Zn vào 1 cốc chứa 430 ml dd H2SO4 1M (loãng) .Sau khi phản ứng hoàn toàn ,thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dd hỗ hợp Ba(OH)2 0,005 M và NaOH 0,7 M ,khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn ,rồi lọc bỏ kết tủa và nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 26,08 g chât rắn
Tinhs khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 2
Hoà tan hoàn toàn 20 g một hỗn hợp gồm MgO ,CuO và Fe2O3 phải dùng hết 350 ml dd HCl 2M
Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ ( không có không khí ) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước
a) Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A (Biết H2 chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Zn)
b) Tính m
c) Nếu dùng dung dịch B chứa đồng thời H2SO4 0,3 M và HCl 0,8 M thì cần dùng bao nhiêu ml dd B để hoà tan vừa hết 20 gam hỗn hợp A.
Bài 3
Hỗn hợp A gồm Al, Fe ,Mg .Cho 15,5 gam hỗn hợp A vào 1 lít dd HNO3 2M .Sau phản ứng thu được dd B và 8,96 lít NO duy nhất (đktc) và không tạo muối NH4NO3
Mặt khác cho 0,05 mol A vào 500 ml dd H2SO4 0,5 M thu được ddC .Cho dd C tác dụng với ddNaOH dư thu được kết tủa .Lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu đượ 2 gam chất rắn
a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
b) Tính thể tích dd chứa đồng thời Ba(OH)2 0,2 M và NaOH 0,1 M cần cho vào dd B để thu được lượng kết tủa là lớn nhất ? là nhỏ nhất ?
c)Tính nồng độ của các ion trong dd C
( coi thể tích thay đổi k đáng kể )