cân bằng phương tình băng phương pháp thăng băng electron

Status
Không mở trả lời sau này.
F

foreverlove_hero_97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cân băng phương tình bằng phương pháp thăng bằng eletron như thế nào minh` quên rùi các bạn post thử lên xem nào
________________
FOREVER LOVE - TVXQ
DAY BY DAY - BIGBANG
IN TO THE NEW WORLD - SNSD
NO OTHER - SUPER JUNIOR
FIND - SS501

HeroJaejoong137.jpg
 
I

invisible102

Về mượn hoặc mua SGK hóa cơ bản hoặc nâng cao lớp 10 về mà đọc. Nhớ đọc cho kỹ vào :D
 
F

foreverlove_hero_97

nhưng nhà tuj ở box hoá không có gửi thảo luận.............................
 
T

thanh.hot

uhm đúng đấy ở lớp 10 mới học phương pháp này đấy,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
 
G

gnol_evolym96

Hiện tại bạn mới là lớp 8, về căn bản thì cũng chưa cần lắm . Nó chỉ cần thiết khi thi hoá cấp tỉnh hoặc vô 10 chuyên .

Còn bây h thì bạn mò cũng ra mấy pt oxi hoá - khử pải ko nào?

Nhưng nếu biết trc' cũng pải hok tốt, có điều bạn có nhớ dc tới khi bạn đi thi hay hok mới quan trọng , trừ phi bạn dc làm điều đó hàng ngày lặp đi lặp lại, thì hok bao h quên
Công cụ nhanh nhất để tìm dc cách cân bằng phương tình bằng phương pháp thăng bằng electron thì lên google tra bạn à?
Chúc bạn học tốt.
 
G

giapthang9696

Phương pháp cân bằng electron
Nguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
Các bước cân bằng:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá, thường theo thứ tự
Kim loại (ion dương).
Gốc axit (ion âm).
Môi trường (axit, bazơ).
Cân bằng Hydro .Oxi sẽ tự động cân bằng
Bước 5: Kiểm tra lại số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau).
Lưu ý:

Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.
Thí Dụ:
Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe0 → Fe+3 + 3e
1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e
3 x S+6 + 2e → S+4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H20



Phương pháp cân bằng ion – electron
Phạm vi áp dụng: đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự tham gia của môi trường (H2O, dung dịch axit hoặc bazơ tham gia).
Các nguyên tắc:
Nếu phản ứng có axit tham gia: vế nào thừa O phải thêm H+ để tạo H2O.
Nếu phản ứng có bazơ tham gia: vế nào thừa O phải thêm H2O để tạo ra OH-.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tách ion, xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa – khử.
Bước 2: Cân bằng các bán phản ứng:
Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế
Thêm H+ hay OH-.
Thêm H2O để cân bằng số nguyên tử hiđro.
Kiểm soát số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau).
Cân bằng điện tích thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích.
Bước 3: Cân bằng electron, nhân hệ số để
Tổng số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cộng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.
Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion đầy đủ và phương trình phân tử cần cộng vào hai vế những lượng bằng nhau các cation hoặc anion để bù trừ điện tích.
Thí Dụ: Cân bằng phương trình phản ứng:
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Bước 1: Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O
Cu0 → Cu2+
NO3- → NO
Bước 2:
Cân bằng nguyên tố
Cu → Cu2+
NO3- + 4H+ → NO + 2H2O
Cân bằng điện tích
Cu → Cu2+ + 2e
NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 3: Cân bằng electron
3 x Cu → Cu2+ + 2e
2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O
Bước 4:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Bước 5:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O


P/s: Mình nghĩa lớp 8 làm gì đã học đến những phản ứng mà phải cân bằng = phương pháp electron :-??
 
Last edited by a moderator:
M

muathu1111

oNguyên tắc: dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
oCác bước cân bằng:
Bước 1: Viết sơ đô phản ứng với các nguyên tố có sự thay đô#i số oxi hóa.
Bước 2: Viết các quá trình: khử (cho electron), oxi hóa (nhận electron).
Bước 3: Cân bằng electron: nhân hê số để:
Tông số electron cho = tổng số electron nhận.
(tổng số oxi hóa giảm = tổng số oxi hóa tăng).
Bước 4: Cân băng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá (thường theo thứ tự:
kim loại (ion dương):
gôc axit (ion âm).
môi trường (axit, bazơ).
nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vê (phải bằng nhau).

oLưu ý:
Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ số qui định của nguyên tố đó.

Theo tui lớp 8 nên làm cái loại Phương pháp đại số thì hơn
 
N

nangtien_lonton

Chị học lớp 9 mà còn chẳng làm cách này.
Năm ngoái cô cũng dạy 1 lần nhưng ra khỏi cửa lớp là quên ngay!!!
Cứ cân bằng theo pp đại số, cũng không mất công lắm đâu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom