Vật lí Cân bằng của vật rắn

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Hai vật rắn riêng lẻ tiếp xúc nhau thì phản lực luôn vuông góc với bề mặt tiếp xúc em ạ. Vì nếu không, khi ta chiếu lên phương song song với mặt tiếp xúc sẽ có thành phần lực khác 0 ---> sinh ra lực trượt.

Hai vật rắn có liên kết chặt chẽ với nhau thì phản lực có thể không vuông góc với bề mặt tiếp xúc, vì khi đó lực liên kết cân bằng với thành phần gây trượt như anh nói ở trên.
 

Nguyễn Nhật Minh 248

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng mười 2017
12
0
1
21
Hà Nội
Hai vật rắn riêng lẻ tiếp xúc nhau thì phản lực luôn vuông góc với bề mặt tiếp xúc em ạ. Vì nếu không, khi ta chiếu lên phương song song với mặt tiếp xúc sẽ có thành phần lực khác 0 ---> sinh ra lực trượt.

Hai vật rắn có liên kết chặt chẽ với nhau thì phản lực có thể không vuông góc với bề mặt tiếp xúc, vì khi đó lực liên kết cân bằng với thành phần gây trượt như anh nói ở trên.
Vậy khi đặt 1 cai thanh đồng chất dựa vào tường thì phản lực có vuông góc với tường ko ạ ?
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Có 2 quan điểm em ạ.

- Nếu coi vật và tường là hai vật riêng lẻ, thì phản lực vuông góc với tường. Khi đó lực tác dụng lên đầu thanh sẽ là phản lực N vuông góc với tường và lực Fms dọc theo tường.

- Nếu coi hai vât liên kết với nhau (liên kết bằng lực ma sát) thì khi đó phản lực R không vuông góc với tường. Phản lực R gồm hợp của lực N và Fms như anh nói trên.

Hai quan điểm, quan điểm nào cũng đúng cả, nhưng quan điểm 2 ngày xưa các thầy dùng nhiều, chứ giờ hiếm lắm.
 
Top Bottom