cảm thụ văn học

S

sakura024

Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

" Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu"

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy. "
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ. "
" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:

" Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy…"
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

 
H

huck

Tham khảo nha^^~

Cần nêu được các ý:
+ Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phát hiện ra điều kì diệu trong hạt gạo nhỏ bé bình dị. Hạt gạo là hình ảnh của sự vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, một nắng hai sương để nuôi sống con người. Hạt gạo cũng là món quà thơm thảo của quê hương đất nước nhiều nắng mưa, bão bùng nhưng thấm đẫm hương thơm, vị ngọt, thấm đẫm tình quê hương gia đình trong lời hát, lời ru của mẹ…
+ Nét đặc sắc nhất của đoạn thơ là hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả: Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...Đây là một hình ảnh thơ đẹp, xúc động về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người mẹ, rộng ra là người nông dân Việt Nam để làm ra hạt gạo-hạt vàng làng ta.
+ Những câu thơ như những lời ca, không chỉ là lời ca về hạt gạo mà còn là lời ca về đất nước, về con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau ... Đoạn thơ còn đặc sắc ở nghệ thuật( thể thơ 4 chữ như câu hát đồng dao; ở những hình ảnh bình dị nhưng ám ảnh; ở ngôn ngữ mộc mạc; ở biện pháp nghệ thuật điệp từ, so sánh, tương phản đối lập…)
+Khổ thơ ca ngợi hạt gạo mạng hương vị quê hương và sâu nặng ân tình của mẹ hiền. Vị phù sa của dòng sông Kinh Thầy, hương sen thơm nơi hồ làng, lời hát ngọt bùi đắng cay của mẹ đã luyện vào chất dẻo thơm của hạt gạo làng ta. Vần “a” và vần “ây” tạo nên nhạc điệu, âm điệu vang ngân dào dạt của những vần thơ đẹp.

Còn đoạn văn tham khảo mình cũng có đoạn như của Minh_minh^^!!
 
Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống

nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động,

giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.

" Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy…"

Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây

lúa hút chất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì

nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". "

hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:

"Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. "

Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."

Đó là cách phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ

này , Trần Đăng khoa để thực tế nói lên:


" Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu"

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã

đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là

bà mẹ của mình:

"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy. "

Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ

của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước

nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và

suy nghĩ của trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia

lia, thân đuôi nhiều màu sắc sặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem

về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.


Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ

con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ. "

" Cua ngoi lên bờ" không sống ở nông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có

câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửng sốt:


" Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy…"

Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng

người đọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai

câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.

Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong

thời điểm cả nước dồn sức đánh Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được

sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn

hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội

một cách nhạy bén:

"Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn,
Vàng hơn lúa đồng.
Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…"

Băng đạn vàng như lúa đồng, có lẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ

hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm

đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính

xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt

với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh

Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:'

"Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…."


Vừa nói lên được hoàn cảnh vừa nêu được khí thế đất nước của ngày ấy.



 
Top Bottom