Văn 9 Cảm nhận về đoạn trích trong bài " Chuyện người con gái Nam Xương" và "Làng"

Huyền Sheila

Học sinh chăm học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
760
847
146
19
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Cảm nhận về nhân vật ông Hai qua đoạn trích : "Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
- Là con thầy mấy lại con u.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé dơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần."
Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác để thấy được những phẩm chất tốt đẹp của ông Hai
2) Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích:" Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:
- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."
Từ đó liên hệ với một tác phẩm khác để thấy vẻ đẹp của Vũ Nương.
Mình cần dàn ý chi tiết, cách làm mấy dạng này, cách triển khai để có nhiều ý, dễ ghi điểm hơn, mong mấy bạn giúp giùm.
2 bài đều quan trọng như nhau, giúp cả hai thì càng tốt ạ.
 

Đồng Thị Thùy Trang

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
265
148
51
20
Hải Phòng
THCS Tân Phong
A. Giới thiệu chung.
- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.
- Truyện ngắn “Làng” một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.
- Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong đoạn đối thoại của ông Hai với con trai mình – thằng cu Húc

B. Phân tích
1. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích
- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.
- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày.
- Thế rồi, đột ngột ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
- Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.

2. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc.
- Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ. Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.
- Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.
- Ông khẳng định vói con: “nhà ta ở làng Chợ Dầu"
-> Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.
- Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
-> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

* Ý nghĩa đoạn trích:
- Ông muốn khắc sâu tình yêu chợ Dầu vào trái tim bé bỏng của thằng cu Húc và đứa con đã nói hộ lòng ông nỗi nhớ làng.
- Lời tâm sự của ông như một lời thề, một lời nguyện làm vơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai. Tình yêu làng, tình yêu nước của ông thật bền chặt, thiêng liêng. Dẫu cả làng theo giặc ông vẫn một lòng theo kháng chiến.

* Giá trị nghệ thuật
- Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
- Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại
- Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.

c. Tổng kết
- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm nói chung và trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc nói riêng, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị không biết em có biết tác phẩm "Con Trâu" của Nguyễn Văn Bổng hay "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành hoặc "Vợ nhặt" của Kim Lân hay không. Nhưng vì văn bản Làng của Kim Lân nên chị sẽ chọn bài Vợ Nhặt nhé.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân
- Giới thiệu về đoạn trích Làng và nổi bật phẩm chất của ông Hai
- Giới thiệu về Vợ Nhặt và phẩm chất của Tràng: Là những người nông dân khốn khổ, là dân ngụ cư sống tha hương nhưng Tràng vẫn giữ được niềm tin vào tương lai tươi sáng dưới ngọn cờ đỏ phất phới của cách mạng Việt Nam

II. Thân bài:
1. Phân tích đoạn trích Làng và sơ lược về phẩm chất nổi bật của ông Hai:
(Em có thể tham khảo ở bài trên của bạn phía trên. Dù nội dung hỗ trợ không đúng nhưng nội dung của phần 1 này, trên đó có đầy đủ. Chị sẽ không viết lại nữa)

2. Phân tích Vợ Nhặt để đặc tả về phẩm chất tốt đẹp của Tràng:
- Nạn đói năm 45, xác người la liệt khắp đường đi ngả về thì Tràng lại rước một người đàn bà giữa đầu đường xó chợ về làm vợ
+ Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa.
+ Tràng là người vô tư, nông cạn: Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên.
+ Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng: Ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình. Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê
+ Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm: Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời.

3. Liên hệ:
- Là những con người khốn khổ, sống xa quê hương nhưng vẫn ngời lên tình yêu quê hương và tin tưởng vào sự tốt đẹp của cách mạng Việt Nam
- Dù là bị số phận trói buộc, song họ vẫn luôn vươn lên, tâm hồn luôn giàu lòng nhân ái và tự hào về đất nước như một đứa trẻ
- Phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ

III. Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất tốt đẹp của ông Hai cũng như những người dân khốn khổ sống xa rời làng quê dấu yêu của họ.
 

Huyền Sheila

Học sinh chăm học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
760
847
146
19
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp
Chị không biết em có biết tác phẩm "Con Trâu" của Nguyễn Văn Bổng hay "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành hoặc "Vợ nhặt" của Kim Lân hay không. Nhưng vì văn bản Làng của Kim Lân nên chị sẽ chọn bài Vợ Nhặt nhé.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Kim Lân
- Giới thiệu về đoạn trích Làng và nổi bật phẩm chất của ông Hai
- Giới thiệu về Vợ Nhặt và phẩm chất của Tràng: Là những người nông dân khốn khổ, là dân ngụ cư sống tha hương nhưng Tràng vẫn giữ được niềm tin vào tương lai tươi sáng dưới ngọn cờ đỏ phất phới của cách mạng Việt Nam

II. Thân bài:
1. Phân tích đoạn trích Làng và sơ lược về phẩm chất nổi bật của ông Hai:
(Em có thể tham khảo ở bài trên của bạn phía trên. Dù nội dung hỗ trợ không đúng nhưng nội dung của phần 1 này, trên đó có đầy đủ. Chị sẽ không viết lại nữa)

2. Phân tích Vợ Nhặt để đặc tả về phẩm chất tốt đẹp của Tràng:
- Nạn đói năm 45, xác người la liệt khắp đường đi ngả về thì Tràng lại rước một người đàn bà giữa đầu đường xó chợ về làm vợ
+ Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa.
+ Tràng là người vô tư, nông cạn: Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên.
+ Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng: Ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình. Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê
+ Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm: Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời.

3. Liên hệ:
- Là những con người khốn khổ, sống xa quê hương nhưng vẫn ngời lên tình yêu quê hương và tin tưởng vào sự tốt đẹp của cách mạng Việt Nam
- Dù là bị số phận trói buộc, song họ vẫn luôn vươn lên, tâm hồn luôn giàu lòng nhân ái và tự hào về đất nước như một đứa trẻ
- Phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ

III. Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất tốt đẹp của ông Hai cũng như những người dân khốn khổ sống xa rời làng quê dấu yêu của họ.
Chị ơi, chị hướng giùm em liên hệ với nhân vật khác được không chị, do đề yêu cầu là liên hệ với tác giả khác để thấy được điểm chung và điểm riêng . Với lại đoạn trích của bài làng, chị có thể liệt kê giùm em những ý cần có trong bài được không ạ? Do ở trên ít ý quá. Nếu hôm nay chị có thời gian, chị hướng giùm em đoạn trích trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương " luôn nha chị
 

Đồng Thị Thùy Trang

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
265
148
51
20
Hải Phòng
THCS Tân Phong
Mk nghĩ qua cuộc trò truyện với con cũng có thể thấy được tình yêu thương con của ông Hai. Bạn có thể liên hệ với nhân vật lão Hạc hoặc chị Dậu.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị ơi, chị hướng giùm em liên hệ với nhân vật khác được không chị, do đề yêu cầu là liên hệ với tác giả khác để thấy được điểm chung và điểm riêng . Với lại đoạn trích của bài làng, chị có thể liệt kê giùm em những ý cần có trong bài được không ạ? Do ở trên ít ý quá. Nếu hôm nay chị có thời gian, chị hướng giùm em đoạn trích trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương " luôn nha chị
Vậy là lấy tác phẩm ở trong sách giáo khoa lớp 9 hả em? Giờ chị không nhớ là có những tác phẩm nào cả... Vả lại, những người có phẩm chất tốt đẹp để liên tưởng thì có Lão Hạc hoặc chị Dậu (nếu đề nhắm đến đây). Cơ mà để liên hệ thì chị cần phải tìm đọc lại SGK lớp 9 để ngẫm lại tính cách của họ. (Hơn 3 năm rồi, chị không nhớ rõ nữa) Mỗi nhân vật có suy nghĩ riêng, tính cách riêng nhưng chị đều có những phẩm chất cao quý (như sen trắng nở giữa đầm lầy vậy).

Về phẩm chất của ông Hai là:
- Ông Hai là một người nông dân chất phác, siêng năng
+ Ông là một người hay lam hay làm. Ông làm suốt ngày, không lúc nào ngơi tay.
+ Ông ít học nhưng lại thích đọc báo, nghe báo. Do vậy, ông rất khổ tâm và không thích người đọc nhanh, đọc nhỏ.(
- Tâm hồn trong sáng bởi lòng yêu nước chân thành, mãnh liệt
+ Ở thôn quê, người nông dân ít học, nhưng họ không hề ít tấm lòng. Ông Hai thể hiện tình yêu quê hương, đất nước bằng tình yêu làng của mình. Ông khoe về làng của ông.
+ Cách khoe làng rất đặc biệt: Kể say mê, náo nức, kể quên cả người nghe. Kể bằng tất cả tâm hồn, tình cảm yêu thương, tự hào).
+ Khi kháng chiến bùng nổ, ông tình nguyện ở lại làng, cùng anh em xây dựng làng thành làng kháng chiến. Khi buộc phải đi tản cư, ông day dứt, khổ tâm, nhớ làng, nhớ an hem. Đến nỗi trở nên bực dọc, cộc cằn.
+ Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, đau xót. Ông cố tin rằng đó chỉ là tin đồn, nhưng đến khi cố chấp nhận, ông đau đớn, tủi nhục vô cùng.
=> Tình cảm gắn bó mật thiết, chân thành, cảm động
- Đối với người nông dân, tài sản quý giá nhất của họ là căn nhà. Vậy mà ông lại khoe nhà ông, làng ông bị giặc đốt một cách sung sướng vô bờ. Đó cũng là lẽ đương nhiên. Vì nó là bằng chứng để bào chữa, chứng minh làng ông không hề theo Tây, theo giặc. “Tây nó….Toàn là sai sự mục đính cả”.
P/s: Muốn nhiều thì để ý 1 chút là có nhiều thôi em. Nhưng, đây là bài liên hệ nên không thể quá dàn trải ý cho 1 đoạn được.
 
Top Bottom