Văn cảm nhận vẻ đẹp của những người lính lái xe qua bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không khính"

Trung2782002

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tư 2017
49
10
31
22
Quảng Ninh
Last edited:
  • Like
Reactions: day and night

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
I. Mở bài :


- Hoàn cảnh sáng tác : năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.


- Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.


II. Thân bài :


1. Từ hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp hình ảnh, tính cách dũng cảm, lạc quan, yêu nước, giàu tình đồng chí đồng đội của những người chiến sĩ lái xe.


2. Trên những chiếc xe bị bom đạn ác liệt của kẻ thù tàn phá, không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước,...các chiến sĩ lái xe vẫn hiên ngang, bất chấp gian khổ hy sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


3. Bút pháp hiện thực, tả thực không cường điệu không mỹ lệ hóa. Ngôn ngữ thơ mộc mạc như lời nói hàng ngày, như văn xuôi, nhưng giàu nghệ thuật, nhịp điệu, nhạc điệu linh hoạt.


- Giọng điệu sôi nổi, tinh nghịch, vui tươi, có chút ngang tàng của chất lính.


- Lời thơ giàu suy tưởng, câu thơ cuối toả sáng chủ đề, đặc sắc với nhãn tự trái tim.
nguồn internet
 

Trung2782002

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tư 2017
49
10
31
22
Quảng Ninh
I. Mở bài :


- Hoàn cảnh sáng tác : năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.


- Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.


II. Thân bài :


1. Từ hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo, bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp hình ảnh, tính cách dũng cảm, lạc quan, yêu nước, giàu tình đồng chí đồng đội của những người chiến sĩ lái xe.


2. Trên những chiếc xe bị bom đạn ác liệt của kẻ thù tàn phá, không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước,...các chiến sĩ lái xe vẫn hiên ngang, bất chấp gian khổ hy sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


3. Bút pháp hiện thực, tả thực không cường điệu không mỹ lệ hóa. Ngôn ngữ thơ mộc mạc như lời nói hàng ngày, như văn xuôi, nhưng giàu nghệ thuật, nhịp điệu, nhạc điệu linh hoạt.


- Giọng điệu sôi nổi, tinh nghịch, vui tươi, có chút ngang tàng của chất lính.


- Lời thơ giàu suy tưởng, câu thơ cuối toả sáng chủ đề, đặc sắc với nhãn tự trái tim.
nguồn internet
có bài nào chi tiết hơn không
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
I. Mở bài :


- Hoàn cảnh sáng tác : năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn thời chống Mỹ.


- Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970, tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật.


Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" (trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó.


II. Thân bài :


1. Cái độc đáo dã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ .


- Hai chữ bài thơ nói lên cách khai thác hiện thực : không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.


2. Sáng tạo độc đáo nhất là hình ảnh những chiếc xe không kính :


- "Không có kính không phải vì xe không có kính" : câu thơ như một câu văn xuôi.


- Hình ảnh thơ lạ :


+ Hình ảnh xe cộ tàu thuyền đi vào trong thơ thường là được "mỹ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực :


Đùng đùng gió giục mây vần


Một xe trong cõi hồng trần như bay


(chiếc xe đưa Thuý Kiều ra đi với Mã Giám Sinh ; Truyện Kiều - Nguyễn Du)


Tế Hanh trong bài Quê hương tả con thuyền rất lãng mạn : Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã


Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang


Chính Phạm Tiến Duật trong bài thơ "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" :


Anh lên xe, trời đổ cơn mưa


Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.


+ Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực, giọng thơ thản nhiên , chất thơ rất đẹp từ hình ảnh ấy.


- Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"


- Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.


3. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:


- Tư thế ung dung mà hiên ngang :


+ Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.


+ Điệp từ "nhìn" như một niềm sảng khoái bất tận ; "nhìn thẳng" :hiên ngang.

+ Diễn tả cụ thể cảm giác của người lính lái xe :

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.


Aán tượng thực, qua cảm nhận của tác giả trở thành hình ảnh lãng mạn.


- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy :

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi

+ "Không có kính, ừ thì...,"chưa cần ..."điệp khúc tạo nên giọng điệu ngang tàng, bất chấp.

+ Niềm vui , lạc quan của người lính :


Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

"Lại đi, lại đi, trời xanh thêm" :câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng. Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan, yêu đời.

- Điều làm nên sức mạnh để người lính vượt qua khó khăn chính là tình yêu nước, là ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc :

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

+ Nghệ thuật tương phản giữa vật chất và tinh thần, giữa bên ngoài và bên trong, giữa cái không có và cái có.

+ Sức mạnh để chiếc xe băng mình ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


* Liên hệ thơ Tố Hữu :

Tố Hữu đã ca ngợi :

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo


III. Kết bài :

- Đánh giá bài thơ.

- Phong cách thơ Phạm Tiến Duật.

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Nhớ,...Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 - 1975.
 

Victoriquedeblois

Giải nhất cuộc thi Văn học trong tôi
Thành viên
1 Tháng ba 2017
345
747
224
Hà Nội
Mở bài : .... (cái này bạn tự làm nha)
Thân bài:
+ Ngay từ khổ thơ đầu, hình ảnh người chiến sĩ lái xe được PTD khắc họa bằng tư thế ung dung" Ung dung buồng lái ta ngồi"----> đạo ngữ nhấn mạnh tư thế ung dung
"Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng" ----> điệp từ "nhìn' nhắc lại nhiều lần gợi ra sự tập trung cao độ của người chiến sĩ lái xe => suc manh " thân tình"
" Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Thấy con đường chạy thẳng vào tim/Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa như ùa vào buồng lái" - cảm nhận:ngồi trong chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với nhiều khó khăn, gian khổ nhưng
cảm nhận những khó khăn ấy bằng một tâm hồn lãng mạn trẻ trung
Với bốn câu thơ gợi ra hiện thực khi người lính ngồi trên những chiếc xe không kính nhưng điều thú vị là họ cảm nhận bằng tâm hồn trẻ trung và lãng mạn, Họ tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, phải đối mặt với "gió, bụi". Hình ảnh ẩn dụ"thấy gió vào xoa mắt đắng"--> cảm nhận cay rát, bỏng mắt khi tiếp xúc với bụi TS. "Con đường...tìm"---> hình ảnh thực: những chiếc xe ko kính băng về phía trước, con đường như dài ra" thấy sao trời...."
- "Không có...ừ thì" ----> giọng điệu thản nhiên lạc quan
=> Cấu trúc này được lặp lại ở hai khổ thơ như điệp khúc thể hiện thái độ tự nhiên, bất chấp gian khổ của người lính, họ coi những khó khăn đó là tất yếu, họ chấp nhận vượt qua thử thách bằng tấm lòng quả cảm
-"Phì phèo....haha"---> câu thơ như lời nói thường ngày nôm na mà cứng cỏi, người lính đã bình thường hóa cái không bình thường và vượt qua nó bằng ý thức trách nhiệm, tinh thần lạc quan
-"Chưa cần...", "Mưa ngừng...thôi" ---> gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung mà thanh thản lạ thường
==> Người lính với tinh thần bất chấp khó khăn, bất chấp gian khổ, hiểm nguy, họ đứng cao hơn hoàn cảnh, chấp nhận hoàn cảnh nên đã chiến thắng nó
+ Hai khổ thơ tiếp gợi ra vẻ đẹp tâm hồn người lính sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội sâu sắc
- đi qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe về đây họp thành tiểu đội,ấy thế, những người lính lái xe biết biến những khó khăn,thử thách là niềm vui
-"bè bạn": trên con đường TS, những người chiến sĩ đều là bạn bè---> từ ngữ này gợi sự gắn bó vượt qua thử thách gian khổ
-"bắt tay...vỡ rồi"--> hình ảnh khác thường, cái bắt tay độc đáo vừa thoải mái vừa tự hào, thân thiết và thắm tình đồng đội
-"bếp HC" mang tên người anh hùng nuôi quân HC, những bữa cơm gợi lên không khí thời kì kháng chiến phải khẩn trương, bí mật
-"gia đình"---> tỉnh đồng đội hóa thành tình cảm gia đình, quan điểm của họ về gia đình thật chân tình, giản dị mà sâu sắc
-"chông chênh"---> những bữa cơm ăn vội, những phút nghỉ ngơi thoáng chốc, cái ăn giấc ngủ giản dị của người lính
-" Lại đi...xanh thêm"--> niềm tin về một tương lai tươi sáng có sự lãng mạn bay bổng, gọi tâm hồn lạc quan và niềm tin mãnh liệt của người chiến sĩ vào ngày mai tất thắng.Câu thơ như cuốn đi mọi gian khổ, khó khăn
+Hai câu thơ cuối khái quát vẻ đẹp người lính
-Ẩn dụ + hoán dụ "một trái tim": thể hiện ý chí quyết tâm, quyết chiến quyết thắng đồng thời là trái tim yêu nước thiết tha, là tinh thần quả cảm, là ý chí kiên cường, là bản lĩnh cách mạng, là niềm tin vào tương lai tất thắng
------> Câu thơ cuối tỏa sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe
Kết bài: .....̣ (bạn cũng tự làm nha)
 
  • Like
Reactions: Trung2782002
Top Bottom