Văn Cảm nhận về 2 câu thơ trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc

HLTA141

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười 2017
9
0
16
Bình Thuận
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mong các bạn có năng khiếu về văn giúp dùm mình đề này. Mình cảm ơn rất nhiều, tại chuẩn bị kiểm tra rồi :)))

Cảm nhận hai dòng văn sau:

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng. chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ


Mọi người giúp mình với ạ :(
 
Last edited by a moderator:

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng. chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ
Định hướng: Nêu cảm nhận xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật, có đánh giá bàn luận và liên hệ với tác phẩm có sự tương đồng trong tư tưởng như Đất Nước ( Nguyễn Khoa Điềm) , lý tưởng sống cao đẹp "thà chết vinh còn hơn sống nhục"
- Nghệ thuật đối ( súng giặc >< lòng dân ; đất rền >< trời tỏ) trong khung cảnh bão táp hiện lên cho thấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh: Kẻ thù xâm lươc với vũ khí tối tân hiện đại hung hãn trong khi ta chiến đấu với giặc chỉ với tấm lòng, vì chính nghĩa
~> Một câu văn ngắn nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã phác hoa tài tình một sự đụng độ giữa ta -kẻ thù đầy quyết liệt: Kẻ thù hung tàn bạo liệt cùng quân ta hừng hực ý chí kiên cường, tấm lòng vì chính nghĩa ấy đã soi tỏ đất trời
~> Sự oai hùng trên nền hiện thực đen tối, căng thẳng, ác liệt đầy rẫy nguy nan của đất nước, một thời đại đau thương nhưng hào hùng
- Chiến đấu với tinh thần nghĩa khí: thà chết vinh còn hơn sống nhục, lựa chọn cái chết được tiếng thơm thay vì sống âm thầm chịu đựng.Đó là sự hi sinh vì đại nghĩa bao hàm sự cổ vũ, khích lệ to lớn~> Luận chung về lẽ sống chết, cho thấy lòng yêu nước ngời sáng,đề cao tinh thần, trách nhiệm dân tộc.Cái chết hóa bất tử, lưu truyền ngàn năm
=> Tiếng khóc , giọt nước mắt tiếc thương cho những người nông dân nghĩa sĩ
~> Tấm lòng cao cả của nhà văn
 

Hoàng Thị Nhung

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2017
544
223
76
22
Vĩnh Phúc
Trường THPT Tam Dương I
Mong các bạn có năng khiếu về văn giúp dùm mình đề này. Mình cảm ơn rất nhiều, tại chuẩn bị kiểm tra rồi :)))

Cảm nhận hai dòng văn sau:

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ
Mười năm công vỡ ruộng. chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ


Mọi người giúp mình với ạ :(
1. Hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ:
a. Bối cảnh thời đại và ý nghĩa cái chết của những người nghĩa quân:
Bối cảnh thời đại diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt thể hiện tình hình nguy nan của dân tộc. "Súng giặc đất rền"
b. Nghệ thuật: đối lập giữa "súng giặc"( thế lực xâm lược) >< "lòng dân"(sự yêu nước, lòng căm thù giặc tỏ rõ). Mở đầu sử dụng câu cảm thán =>thể hiện sự hoành tráng cho bức tượng đài nghệ thuật.
=> Thể hiện cảm xúc, tình cảm đau đớn tột độ -> người chiến sĩ như bức tượng đài được khắc họa. Đề cao được mất, không quan tâm sự được mất ở đời. Đề cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước của nhân dân một cách tự giác và cái chết của những người chiến sĩ là cái chết bất tử, lưu lại tiếng thơm muôn đời (chết vì độc lập dân tộc luôn hằng in dấu trong lòng con cháu đời sau và đặc biệt là trong lòng tác giả).
2. Hình ảnh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
a. Nguồn gốc xuất thân của những người nghĩa sĩ:
- Là những người nông dân cần cù lao động, vất vả, cuộc sống gắn liền với đồng ruộng
- Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như khiên, súng, mác....
- Nghệ thuật: đối lập -> nhấn mạnh nguồn gốc nông dân của những người nghĩa sĩ
-> Cảm thông, thương xót, chia sẻ với người nông dân.
b. Khi có giặc người nông dân trở thành người nghĩa sĩ đánh Tây:
- Xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc:
+ Sự quan tâm đến tình cảnh của đất nước "tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"
+ Căm ghét bọn quan lại hèn nhát, bán nước cầu vinh "trông tin quan như trời hạn trông mưa"
+ Căm thù bọn giặc cướp nước "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"
+ Nghệ thuật: so sánh ghét lũ giặc như nhà nông ghét cỏ.
cường điệu hóa
-> Thể hiện tính chất căm thù giặc mãnh liệt, sâu sắc, cao độ.
- Nhận thức về chủ quyền lãnh thổ: là một khối thống nhất, toàn vẹn -> khi giặc đến cần phải bảo vệ.
- Cách nói độc đáo, cụ thể
- Vạch trần tội ác của giặc, lũ bán nước cầu vinh "treo dê bán chó" -> không dung tha kẻ lừa dối, bịp bợm.
- Tự nguyện tham gia đánh giặc
-> Sự chuyển hóa phi thường của người chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc: từ những người nông dân áo vải bình thường trở thành những người chiến sĩ vì có tấm lòng yêu nước.
(Cách đánh giặc, suy nghĩ... vẫn còn mang vóc dáng nông dân: chiến sĩ nghĩa quân)
- Sử dụng động từ mạnh "ra sức đoạn kình", "dốc ra tay bộ hổ"
-> Chính lòng căm thù giặc đã tạo nên ý chí chiến đấu chống ngoại xâm của người nghĩa sĩ là ý thức tự gánh lấy trách nhiệm cứu nước thật cao đẹp.
c, Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:
- Điều kiện chiến đấu: thiếu thốn, dùng vũ khí thô sơ
- Động cơ đánh giặc: lòng yêu nước, căm thù giặc
-> vẻ đẹp hào hùng bi tráng
- Nghệ thuật đối lập: dụng cụ đánh giặc thô sơ >< vũ khí hiện đại. Tuy dụng cụ thô sơ nhưng ta thắng trên cơ sở đoàn kết một lòng của nhân dân cùng lòng yêu nước. -> tinh thần chiến đấu hùng tráng, tuyệt vời.
-> Khí thế của ta mạnh như vũ bão, làm cho giặc kinh hoàng -> xông trận với khí thế oai hùng, gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, chiến đấu bằng cả trái tim yêu nước của mình.
- Sử dụng động từ mạnh liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập, ngắn gọn, giọng văn hào hùng mang tính sử thi.
=> Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị mà phi thường.
 
Top Bottom