Cảm nhận thơ lớp 9

phubun12

Học sinh
Thành viên
19 Tháng tám 2013
7
1
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai giúp mình đề này với mai mình kiểm tra ròi:
1.Viết 1 văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ:
" Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?"

2.Viết 1 văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu bài "Cảnh ngày xuân"

3.Viết 1 văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương.
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,423
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Ai giúp mình đề này với mai mình kiểm tra ròi:
1.Viết 1 văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ:
" Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?"

2.Viết 1 văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về 4 câu thơ đầu bài "Cảnh ngày xuân"

3.Viết 1 văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của em về hình tượng nhân vật Vũ Nương.
bài hay đoạn hả bạn
 

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
2. Bốn câu đầu với bút pháp cổ điển tác giả tả cảnh thiên nhiên theo trình tự không gian, thời gian, bút pháp chấm phá, tượng trưng ước lệ. Bốn câu mở đầu khái quát phong cảnh thiên nhiên với những nét đặc trưng của mùa xuân.
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."​

Hai câu mở đầu vừa gợi không gian mùa xuân, vừa diễn tả sự chảy trôi của thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau, 90 ngày xuân nay tiết trời đã sang tháng ba – Tháng cuối cùng nhưng trên bầu trời khoáng đạt cao rộng, những cánh én vẫn rộn ràng, trao liệng như thoi đưa. Dưới mặt đất mùa xuân vẫn đang ở kì xung sức. Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân ở hai câu thơ: Cỏ non, bông hoa... Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu tô điểm bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu, tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống – Cỏ non, khoáng đạt, trong trẻo – xanh tận chân trời. Nhẹ nhàng thanh khiết trắng điểm một vài bông hoa. Chữ trắng được thêm vào đảo lên trước động từ và danh từ tạo sự bất ngờ, mới mẻ, khiến nét vẽ cảnh vật trở lên có hồn, tinh khôi, thanh thoát. Bốn câu thơ tả cảnh mùa xuân thật đẹp, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất gợi. Qua bức tranh thơ đó người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tha thiết trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, ấm áp của mùa xuân.

1.
Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.

Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.

Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.

Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.

Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “ Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “ Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.

Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “ Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Du đã thốt lên:

“ Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

Nguồn: thivien.com , kenhvanmau.com
 
Last edited:

TH trueMilk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười 2017
258
552
154
21
Nghệ An
2. Bốn câu đầu với bút pháp cổ điển tác giả tả cảnh thiên nhiên theo trình tự không gian, thời gian, bút pháp chấm phá, tượng trưng ước lệ. Bốn câu mở đầu khái quát phong cảnh thiên nhiên với những nét đặc trưng của mùa xuân.
"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa."​

Hai câu mở đầu vừa gợi không gian mùa xuân, vừa diễn tả sự chảy trôi của thời gian. Ngày xuân thấm thoắt qua mau, 90 ngày xuân nay tiết trời đã sang tháng ba – Tháng cuối cùng nhưng trên bầu trời khoáng đạt cao rộng, những cánh én vẫn rộn ràng, trao liệng như thoi đưa. Dưới mặt đất mùa xuân vẫn đang ở kì xung sức. Bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân ở hai câu thơ: Cỏ non, bông hoa... Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu tô điểm bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu, tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống – Cỏ non, khoáng đạt, trong trẻo – xanh tận chân trời. Nhẹ nhàng thanh khiết trắng điểm một vài bông hoa. Chữ trắng được thêm vào đảo lên trước động từ và danh từ tạo sự bất ngờ, mới mẻ, khiến nét vẽ cảnh vật trở lên có hồn, tinh khôi, thanh thoát. Bốn câu thơ tả cảnh mùa xuân thật đẹp, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất gợi. Qua bức tranh thơ đó người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm tha thiết trước cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, ấm áp của mùa xuân.

1.
Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.

Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.

Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.

Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.

Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “ Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “ Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.

Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “ Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Dữ đã thốt lên:

“ Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

Nguồn: thivien.com , kenhvanmau.com

Bạn ơi,

“ Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Câu này là của Nguyên Du nhé
 
Top Bottom