Văn 10 Cảm nhận nhân vật An Dương Vương

Sophie Vương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
905
1,133
189
18
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây​
Qua ca dao này làm ta nhớ đến An Dương Vương, một vị vua hết long vì dân vì nước, một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải những sai lầm khiến đất nước rơi vào tay giặc. Khi đọc xong truyện ADV và Mị Châu- Trọng Thủy, em đã rút ra được nhiều bài học từ An Dương Vương.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là tác phẩm tự sự dân gian, có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và hư cấu để từ đó xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Truyện được trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam Chích Quái”.
Tiếp nối truyền thống dựng và giữa nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, An Dương Vương vẫn kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, rước cụ già có tướng lạ về hỏi han kế sách với thái độ cung kính và rước rùa vàng bằng xe bằng vàng. Nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khí lợi hại để đánh giặc ngoại xâm, thấu hiểu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng An Dương Vương móng vuốt của mình. Có lẽ thần linh giúp đỡ vì An Dương Vương có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Nhân dân tưởng tượng sự giúp đỡ của thần linh là cách để thể hiện ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Có thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại, đánh thẳng được giặc ngoại xâm Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh. An Dương Vương trở nên chủ quan, khinh địch. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, ông vô cùng mơ hồ về âm mưu của kẻ thù, ngay cả khi Trọng Thủy về ở rể, ông vẫn không đề phòng. Ngay khi nghe tin cấp báo Triều Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan vào nỏ thần, An Dương Vương thất bại thảm hại, đất nước rơi vào tay giặc. Ta phê phán sự mất cảnh giác với kẻ thù dẫn đến mất nước của An Dương Vương.
An Dương Vương lên ngựa và mang theo Mị Châu lên ngựa nhưng khi nghe rùa vàng phán kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc, ông đã rút gươm chém chết Mị Châu. Có thể thấy, trong tình thế nguy cấp nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến con gái mình với hi vọng bảo vệ nhưng khi nghe rùa vàng phán và ngay lập tức, hành động dứt khoát chém chết Mị Châu đã cho ta thấy được ông là một con người phân minh, ông đã luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm gia đình. Đó chính là sự hội hận và chuộc tội muộn màng của một vị vua yêu nước, thương dân. ông luôn sống mãi trong long người dân mặc dù mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng không phủ nhận vai trò, công lao của ông đối với đất nước, chính vì thế, nhân dân đã huyền thoại hóa cái kết để ông được đi cùng rùa vàng vào cỏi bất tử, vĩnh hằng.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật An Dương Vương. Tính cách nhân vật được miêu tả thông qua các hành động và các yếu tố kì ảo, nhân dân đã huyền thoại hóa công lao của An Dương Vương đối với đất nước và thể hiện long biết ơn ca ngợi đối với vị vua mà họ tôn kính. Song, truyện còn là lời lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu truyện đã để lại cho tôi nhiều bài học lịch sử sâu sắc : bài học về tnh thần cảnh giác trước kẻ thù cũng như không bao giờ được chủ quan. Bài học về cách xử lí đúng đắn với mối quan hệ giữ riêng với chung, cá nhân với cộng đồng. Tóm lại,



Có vài phần em không biết làm, không biết diễn đạt sao ý ạ, nó cứ bị cụt cụt :((( mọi người giúp em với ạ
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây​
Qua ca dao này làm ta nhớ đến An Dương Vương, một vị vua hết long vì dân vì nước, một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải những sai lầm khiến đất nước rơi vào tay giặc. Khi đọc xong truyện ADV và Mị Châu- Trọng Thủy, em đã rút ra được nhiều bài học từ An Dương Vương.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là tác phẩm tự sự dân gian, có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và hư cấu để từ đó xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Truyện được trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam Chích Quái”.
Tiếp nối truyền thống dựng và giữa nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, An Dương Vương vẫn kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, rước cụ già có tướng lạ về hỏi han kế sách với thái độ cung kính và rước rùa vàng bằng xe bằng vàng. Nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khí lợi hại để đánh giặc ngoại xâm, thấu hiểu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng An Dương Vương móng vuốt của mình. Có lẽ thần linh giúp đỡ vì An Dương Vương có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Nhân dân tưởng tượng sự giúp đỡ của thần linh là cách để thể hiện ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Có thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại, đánh thẳng được giặc ngoại xâm Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh. An Dương Vương trở nên chủ quan, khinh địch. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, ông vô cùng mơ hồ về âm mưu của kẻ thù, ngay cả khi Trọng Thủy về ở rể, ông vẫn không đề phòng. Ngay khi nghe tin cấp báo Triều Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan vào nỏ thần, An Dương Vương thất bại thảm hại, đất nước rơi vào tay giặc. Ta phê phán sự mất cảnh giác với kẻ thù dẫn đến mất nước của An Dương Vương.
An Dương Vương lên ngựa và mang theo Mị Châu lên ngựa nhưng khi nghe rùa vàng phán kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc, ông đã rút gươm chém chết Mị Châu. Có thể thấy, trong tình thế nguy cấp nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến con gái mình với hi vọng bảo vệ nhưng khi nghe rùa vàng phán và ngay lập tức, hành động dứt khoát chém chết Mị Châu đã cho ta thấy được ông là một con người phân minh, ông đã luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm gia đình. Đó chính là sự hội hận và chuộc tội muộn màng của một vị vua yêu nước, thương dân. ông luôn sống mãi trong long người dân mặc dù mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng không phủ nhận vai trò, công lao của ông đối với đất nước, chính vì thế, nhân dân đã huyền thoại hóa cái kết để ông được đi cùng rùa vàng vào cỏi bất tử, vĩnh hằng.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật An Dương Vương. Tính cách nhân vật được miêu tả thông qua các hành động và các yếu tố kì ảo, nhân dân đã huyền thoại hóa công lao của An Dương Vương đối với đất nước và thể hiện long biết ơn ca ngợi đối với vị vua mà họ tôn kính. Song, truyện còn là lời lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu truyện đã để lại cho tôi nhiều bài học lịch sử sâu sắc : bài học về tnh thần cảnh giác trước kẻ thù cũng như không bao giờ được chủ quan. Bài học về cách xử lí đúng đắn với mối quan hệ giữ riêng với chung, cá nhân với cộng đồng. Tóm lại,



Có vài phần em không biết làm, không biết diễn đạt sao ý ạ, nó cứ bị cụt cụt :((( mọi người giúp em với ạ
Khi đọc hết bài, chị nhận ra đây chỉ là bài tóm tắt mà thôi, chưa thể coi là bài văn cảm nhận được
Chị sẽ chỉ ra và gợi ý cách sửa nhé

Qua ca dao này làm ta nhớ đến An Dương Vương, một vị vua hết long vì dân vì nước, một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải những sai lầm khiến đất nước rơi vào tay giặc. Khi đọc xong truyện ADV và Mị Châu- Trọng Thủy, em đã rút ra được nhiều bài học từ An Dương Vương.
Đoạn này nội dung không liên quan tới nhau lắm, câu văn lủng củng
Trước khi đưa ra nhận xét về nhân vật, ta cần phải giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu không có thì mới bỏ qua bước này)
Chị thử sửa nhé
"Câu ca dao trên như gợi nhắc cho chúng ta về câu chuyện đau lòng "ADV và Mị Châu- Trọng Thủy", nhắc về nàng Mị Châu mù quáng và đặc biệt là An Dương Vương. An Dương Vương là một vị vua hết lòng vì dân vì nước, là một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải sai lầm lớn khiến đất nước ta rơi vào tay giặc...."

Tiếp nối truyền thống dựng và giữa nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, An Dương Vương vẫn kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, rước cụ già có tướng lạ về hỏi han kế sách với thái độ cung kính và rước rùa vàng bằng xe bằng vàng. Nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khí lợi hại để đánh giặc ngoại xâm, thấu hiểu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng An Dương Vương móng vuốt của mình. Có lẽ thần linh giúp đỡ vì An Dương Vương có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Nhân dân tưởng tượng sự giúp đỡ của thần linh là cách để thể hiện ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Có thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại, đánh thẳng được giặc ngoại xâm Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh. An Dương Vương trở nên chủ quan, khinh địch. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, ông vô cùng mơ hồ về âm mưu của kẻ thù, ngay cả khi Trọng Thủy về ở rể, ông vẫn không đề phòng. Ngay khi nghe tin cấp báo Triều Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan vào nỏ thần, An Dương Vương thất bại thảm hại, đất nước rơi vào tay giặc.
Đoạn dài này chính là em đang kể lại câu chuyện, chưa có sự phân tích, cảm nhận sâu vào nhân vật. Nhiều chỗ không rõ nghĩa, từ chi tiết này chuyển sang chi tiết khác không có dấu hiệu chuyển, khi đọc lên rất rối. Cách dùng từ chưa chính xác (chỉ đôi chỗ thôi) ví dụ như từ "rước cụ già có tướng lạ..."
Lời khuyên cho em là hãy viết câu văn dài hơn chút để có điểm nhấn hơn, câu văn ngắn khiến giọng đọc nhanh, gấp gáp, bài văn giống như tóm tắt. Và hãy chia ra các ý nhỏ để từ đó bắt đầu cảm nhận về nhân vật. Từ bài của em chị sẽ chia ra các ý sau nha: (em cũng có thể chia khác, miễn là đủ ý và hợp lí)
+ Công cuộc xây thành của An Dương Vương
  • Khi mới xây: thành xây đến đâu đổ đến đó, An Dương Vương thân là vua rất lo lắng về điều này, ngày đêm tìm cách khắc phục -> An Dương Vương là vị vua anh minh, yêu nước, thương dân, là người đáng ngưỡng mộ
  • Khi có được sự giúp đỡ của thần linh: thành xây chẳng mấy chốc đã hoàn thành, An Dương Vương vô cùng mừng rỡ -> Tấm lòng của ông đã được đền đáp; sự giúp đỡ của thần linh hay chính là sự mong ước của nhân dân, là biểu hiện của niềm tin nhân dân đặt vào tay An Dương Vương
+ An Dương Vương có được sự trợ giúp của Rùa Vàng (nỏ thần):
  • Nhờ có nỏ thần mà An Dương Vương cùng nhân dân ta giữ vững được chủ quyền, an tâm sinh sống -> Đức độ của An Dương Vương
  • Vì quá dựa dẫm vào nỏ thần mà An Dương Vương đã thua trận -> thái độ chủ quan, khinh địch
+ Thua trận, An Dương Vương dẫn theo Mị Châu chạy trốn: đây thực sự là bi kịch của ADV, đứa con gái ông yêu thương giờ đây lại phản bội như vậy. Nghe lời Rùa Thần, ADV chém đầu Mị Châu -> có sự thức tỉnh, hối lỗi, muốn chuộc lại lỗi lầm, hành động chém đầu Mị Châu là hành động vì nước trừ hại, khi ấy, ADV không còn mù quáng nữa mà đã nhận ra lỗi lầm của mình cũng như con gái
+ ADV cùng Rùa Thần đi xuống đại dương -> ADV mặc dù gây ra lỗi lầm lớn nhưng đã biết hối lỗi, hình tượng ADV vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam; chi tiết ADV được Rùa Thần dẫn xuống biển chính là sự tha thứ của nhân dân đối với ông....

Đoạn kết bài chưa ổn đâu em
Phần kết sẽ tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của văn bản, tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với nhân vật, bài học cho đời sau


P/s: Nếu còn thấy thắc mắc ở đâu cứ hỏi nha em. Làm lại bài và đăng lên để mọi người góp ý sẽ giúp bài văn của em hay hơn nhiều đấy ;)
 

Sophie Vương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng chín 2017
905
1,133
189
18
TP Hồ Chí Minh
CẢM NHẬN NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG
BÀI LÀM
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Câu ca dao trên như gợi nhắc cho chúng ta về câu chuyện đau lòng "ADV và Mị Châu- Trọng Thủy", nhắc về nàng Mị Châu mù quáng và đặc biệt là An Dương Vương. An Dương Vương là một vị vua hết lòng vì dân vì nước, là một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải sai lầm lớn khiến đất nước ta rơi vào tay giặc. Và nhân vật An Dương Vương đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.
Truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là tác phẩm tự sự dân gian, có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và hư cấu để từ đó xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Truyện được trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”. Tác giả đã mượn truyện để giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, thành xây đến đâu đổ đến đó, hễ đắp tới đâu là lở tới đó. An Dương Vương rất lo lắng về điều này, ngày đêm tìm cách khắc phục, ông kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Tất cả những điều đó thấy được sự quyết tâm của ông. An Dương Vương là vị vua anh minh, yêu nước, thương dân, là người đáng ngưỡng mộ
Thế nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khĩ chống giặc ngoại xâm, cảm thấu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng móng vuốt của mfinh để làm lẩy nỏ. Có thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại. An Dương Vương đã đánh tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh, dân dân trong nước kính trọng, đặt hết niềm tin vào vị vua tài ba. Có lẽ tác giả đã dung hư cấu nghệ thuật để đọc giả tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách thể hiện, ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Không bao lâu,Triệu Đà cầu hôn Mị Châu, con gái An Dương Vương, cho con trai mình là Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần, ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng rồi nói dối là về phương Bắc thăm cha. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, An Dương Vương đã quá hy vọng vào cuộc hôn nhân này sẽ đem lại hòa bình cho đất nước. Nhưng sai lầm của ông là quá chủ quan, khinh thường kẻ địch, khi Trọng Thủy về ở rể, nhà vua cũng không đề phòng, giám sát. Đến khi nghe tin cấp báo Triệu Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan, ỷ lại vào nỏ thần. Khi quân Đà tiến sát, An Dương Vương lấy nỏ, thấy nỏ thần đã mất liền đặt Mị Châu ngồi đằng sau lưng ngựa và bỏ chạy về phương Nam. An Dương Vương thất bại, nước Âu Lạc rơi vào tay giặc.
An Dương Vương lên ngựa và mang theo Mị Châu, trong tình huống nguy cấp, ông luôn nghĩ đến con gái mình với mong muốn bảo vệ, che chở. Nhưng khi nghe rùa vàng phán “kẻ ngồi sau lưng ngựa là giặc” ông đã dứt khoát rút gươm chém chết Mị Châu. Hành động nghiêm khắc và dứt khoát, đứng trên công lí và quyền lợi của nhân dân với kẻ phạm tội với đất nước. Ông luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm gia đình. Đó là sự hối hận và chuộc tội muộn màng của một vị vua yêu nước thương dân. An Dương Vương luôn sống mãi trong long nhân dân mặc dù mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể phủ nhận vai trò, công lao của An Dương Vương đối với đất nước. Cái kết nước mất nhà tan là hình phạt nghiêm khắc đối với An Dương Vuong vì sự chủ quan và khinh thường kẻ khác. Vì vậy, nhân dân đã huyền thoại hóa cái chết của ông để ông có thể đi cùng rùa vàng vào cõi bất tử.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và hư cấu về nghệ thuật( rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo để nhân dân gửi gắm long kính trọng trước thái độ dung cảm của một vị vua anh hùng. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật An Dương Vương. Tính cách nhân vật được miêu tả thông qua các hành động và các yếu tố kì ảo, nhân dân đã huyền thoại hóa công lao của An Dương Vương đối với đất nước và thể hiện long biết ơn ca ngợi đối với vị vua mà họ tôn kính. truyện còn là lời lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu chuyện đã để lại cho tôi nhiều bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác, không được ngủ quên trên chiến thắng. Sự đan xen giữ lịch sử và yếu tố hư cấu nghệ thuật đã giúp tác phẩm trở thành một phần không thể thiếu trong long mỗi người.


chị xem rồi có gì bổ xung giúp em ạ, em cảm ơn chị
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
CẢM NHẬN NHÂN VẬT AN DƯƠNG VƯƠNG
BÀI LÀM
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Câu ca dao trên như gợi nhắc cho chúng ta về câu chuyện đau lòng "ADV và Mị Châu- Trọng Thủy", nhắc về nàng Mị Châu mù quáng và đặc biệt là An Dương Vương. An Dương Vương là một vị vua hết lòng vì dân vì nước, là một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải sai lầm lớn khiến đất nước ta rơi vào tay giặc. Và nhân vật An Dương Vương đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.
Truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là tác phẩm tự sự dân gian, có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và hư cấu để từ đó xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Truyện được trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái”. Tác giả đã mượn truyện để giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác kẻ thù, cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng
Tiếp nối truyền thống dựng và giữ nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, thành xây đến đâu đổ đến đó, hễ đắp tới đâu là lở tới đó. An Dương Vương rất lo lắng về điều này, ngày đêm tìm cách khắc phục, ông kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Tất cả những điều đó thấy được sự quyết tâm của ông. An Dương Vương là vị vua anh minh, yêu nước, thương dân, là người đáng ngưỡng mộ
Thế nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khĩ chống giặc ngoại xâm, cảm thấu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng móng vuốt của mfinh để làm lẩy nỏ. Có thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại. An Dương Vương đã đánh tan quân xâm lược Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh, dân dân trong nước kính trọng, đặt hết niềm tin vào vị vua tài ba. Có lẽ tác giả đã dung hư cấu nghệ thuật để đọc giả tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách thể hiện, ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Không bao lâu,Triệu Đà cầu hôn Mị Châu, con gái An Dương Vương, cho con trai mình là Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần, ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng rồi nói dối là về phương Bắc thăm cha. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, An Dương Vương đã quá hy vọng vào cuộc hôn nhân này sẽ đem lại hòa bình cho đất nước. Nhưng sai lầm của ông là quá chủ quan, khinh thường kẻ địch, khi Trọng Thủy về ở rể, nhà vua cũng không đề phòng, giám sát. Đến khi nghe tin cấp báo Triệu Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan, ỷ lại vào nỏ thần. Khi quân Đà tiến sát, An Dương Vương lấy nỏ, thấy nỏ thần đã mất liền đặt Mị Châu ngồi đằng sau lưng ngựa và bỏ chạy về phương Nam. An Dương Vương thất bại, nước Âu Lạc rơi vào tay giặc.
An Dương Vương lên ngựa và mang theo Mị Châu, trong tình huống nguy cấp, ông luôn nghĩ đến con gái mình với mong muốn bảo vệ, che chở. Nhưng khi nghe rùa vàng phán “kẻ ngồi sau lưng ngựa là giặc” ông đã dứt khoát rút gươm chém chết Mị Châu. Hành động nghiêm khắc và dứt khoát, đứng trên công lí và quyền lợi của nhân dân với kẻ phạm tội với đất nước. Ông luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm gia đình. Đó là sự hối hận và chuộc tội muộn màng của một vị vua yêu nước thương dân. An Dương Vương luôn sống mãi trong long nhân dân mặc dù mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể phủ nhận vai trò, công lao của An Dương Vương đối với đất nước. Cái kết nước mất nhà tan là hình phạt nghiêm khắc đối với An Dương Vuong vì sự chủ quan và khinh thường kẻ khác. Vì vậy, nhân dân đã huyền thoại hóa cái chết của ông để ông có thể đi cùng rùa vàng vào cõi bất tử.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và hư cấu về nghệ thuật( rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo để nhân dân gửi gắm long kính trọng trước thái độ dung cảm của một vị vua anh hùng. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật An Dương Vương. Tính cách nhân vật được miêu tả thông qua các hành động và các yếu tố kì ảo, nhân dân đã huyền thoại hóa công lao của An Dương Vương đối với đất nước và thể hiện long biết ơn ca ngợi đối với vị vua mà họ tôn kính. truyện còn là lời lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu chuyện đã để lại cho tôi nhiều bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác, không được ngủ quên trên chiến thắng. Sự đan xen giữ lịch sử và yếu tố hư cấu nghệ thuật đã giúp tác phẩm trở thành một phần không thể thiếu trong long mỗi người.


chị xem rồi có gì bổ xung giúp em ạ, em cảm ơn chị
Bài ổn nhưng vấp một hai chỗ
- Dùng từ: chị nghĩ chắc là em đánh máy sai nên mới có chuyện này. Chẳng hạn như những từ: long kính trọng, để làm lẩy nỏ.....
do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, thành xây đến đâu đổ đến đó, hễ đắp tới đâu là lở tới đó. An Dương Vương rất lo lắng về điều này, ngày đêm tìm cách khắc phục, ông kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Tất cả những điều đó thấy được sự quyết tâm của ông. An Dương Vương là vị vua anh minh, yêu nước, thương dân, là người đáng ngưỡng mộ
Thế nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khĩ chống giặc ngoại xâm, cảm thấu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng móng vuốt của mfinh để làm lẩy nỏ.
Đoạn này bị thiếu chi tiết quan trọng rồi em: ADV nhờ sự trợ giúp của Rùa Vàng mà biết được nguyên nhân không xây được thành và cách giải quyết
Qua chi tiết này ta thấy được tâm huyết của bậc minh quân vì dân vì nước, quan tâm, lo lắng cho dân tộc mình

Còn lại thì ổn rồi ^^
 
  • Like
Reactions: Sophie Vương
Top Bottom