Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Qua ca dao này làm ta nhớ đến An Dương Vương, một vị vua hết long vì dân vì nước, một vị minh quân có công xây dựng đất nước nhưng lại mắc phải những sai lầm khiến đất nước rơi vào tay giặc. Khi đọc xong truyện ADV và Mị Châu- Trọng Thủy, em đã rút ra được nhiều bài học từ An Dương Vương.Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là tác phẩm tự sự dân gian, có sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và hư cấu để từ đó xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Truyện được trích từ “truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam Chích Quái”.
Tiếp nối truyền thống dựng và giữa nước của các vua Hùng, An Dương Vương khi vừa lên ngôi đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về thành Cổ Loa. Vì ông nhận ra đây là vùng đồng bằng có thể giúp đất phát triển, nhưng đó cũng là một thách thức với An Dương Vương, do đó, ông đã cho xây thành đắp lũy,nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn, An Dương Vương vẫn kiên trì lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần, rước cụ già có tướng lạ về hỏi han kế sách với thái độ cung kính và rước rùa vàng bằng xe bằng vàng. Nhưng ông vẫn còn lo lắng vì không có vũ khí lợi hại để đánh giặc ngoại xâm, thấu hiểu được tấm long của An Dương Vương, rùa vàng đã tặng An Dương Vương móng vuốt của mình. Có lẽ thần linh giúp đỡ vì An Dương Vương có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Nhân dân tưởng tượng sự giúp đỡ của thần linh là cách để thể hiện ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xăm của dân tộc.
Có thành cao hào sâu, vũ khí lợi hại, đánh thẳng được giặc ngoại xâm Triệu Đà, nhà nước Âu Lạc vững mạnh. An Dương Vương trở nên chủ quan, khinh địch. Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, ông vô cùng mơ hồ về âm mưu của kẻ thù, ngay cả khi Trọng Thủy về ở rể, ông vẫn không đề phòng. Ngay khi nghe tin cấp báo Triều Đà tấn công, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, chủ quan vào nỏ thần, An Dương Vương thất bại thảm hại, đất nước rơi vào tay giặc. Ta phê phán sự mất cảnh giác với kẻ thù dẫn đến mất nước của An Dương Vương.
An Dương Vương lên ngựa và mang theo Mị Châu lên ngựa nhưng khi nghe rùa vàng phán kẻ ngồi sau lưng ngựa chính là giặc, ông đã rút gươm chém chết Mị Châu. Có thể thấy, trong tình thế nguy cấp nhưng ông vẫn luôn nghĩ đến con gái mình với hi vọng bảo vệ nhưng khi nghe rùa vàng phán và ngay lập tức, hành động dứt khoát chém chết Mị Châu đã cho ta thấy được ông là một con người phân minh, ông đã luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên tình cảm gia đình. Đó chính là sự hội hận và chuộc tội muộn màng của một vị vua yêu nước, thương dân. ông luôn sống mãi trong long người dân mặc dù mắc phải những sai lầm nghiêm trọng nhưng không phủ nhận vai trò, công lao của ông đối với đất nước, chính vì thế, nhân dân đã huyền thoại hóa cái kết để ông được đi cùng rùa vàng vào cỏi bất tử, vĩnh hằng.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật An Dương Vương. Tính cách nhân vật được miêu tả thông qua các hành động và các yếu tố kì ảo, nhân dân đã huyền thoại hóa công lao của An Dương Vương đối với đất nước và thể hiện long biết ơn ca ngợi đối với vị vua mà họ tôn kính. Song, truyện còn là lời lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.
Câu truyện đã để lại cho tôi nhiều bài học lịch sử sâu sắc : bài học về tnh thần cảnh giác trước kẻ thù cũng như không bao giờ được chủ quan. Bài học về cách xử lí đúng đắn với mối quan hệ giữ riêng với chung, cá nhân với cộng đồng. Tóm lại,
Có vài phần em không biết làm, không biết diễn đạt sao ý ạ, nó cứ bị cụt cụt (( mọi người giúp em với ạ