Cảm nhận khổ thơ 2 , 3 bài Viếng lăng Bác
Bạn tham khảo các ý
Tình cảm thành kính thiêng liêng và lòng biết ơn vô hạn của tác giả đối với Bác
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ hai sóng đôi hô ứng nhau với hai hình ảnh “mặt trời”. Nếu mặt trời ở câu thơ thứ nhất là hình ảnh tả thực, là mặt trời của thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng thì ở câu thơ thứ hai đó lại là một hình ảnh ẩn dụ đẹp để khẳng định, ca ngợi công lao vĩ đại của Bác đối với nhân dân Việt Nam. Bác đã đem lại hạnh phúc, độc lập, tự do cho tổ quốc. Với câu thơ ấy, tác giả đã bộc lộ rõ thái độ tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và nhân dân đối với Bác.
- Tình cảm chân thành của nhà thơ còn được khắc họa cụ thể trong những câu thơ tiếp theo:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Nhịp thơ chậm, câu thơ sâu lắng có âm điệu kéo dài như diễn tả dòng người vô tận đang lặng lẽ đi trong suy tưởng bao trùm một không khí khí thương nhớ khôn nguôi, thành kính kết tràng hoa dâng Bác Hồ
+ Hình ảnh “kết tràng hoa” vừa là hình ảnh ẩn dụ đẹp vừa là một sáng tạo của tác giả, một liên tưởng độc đáo thú vị. Dòng người vào lăng viếng Bác nối tiếp nhau bất tận giống như tràng hoa, mỗi người sẽ là một bông hoa đẹp dâng lên Bác những kết quả, thành tích tốt đẹp nhất
+ Động từ “dâng” thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả hướng về Bác
+ Điệp ngữ “ngày ngày” gây ấn tượng cho người đọc về một không gian vô tận vĩnh viễn với hoạt động không bao giờ ngừng. Trong khổ thơ tác giả có một tiếng nói rất hay, rất thơ “bảy mươi chín mùa xuân”. Đây là một hình ảnh hoán dụ độc đáo cho ta thấy cuộc đời của Bác đẹp như những mùa xuân và người đã tạo ra những mùa xuân của đất nước - Mùa xuân bất tận của nền độc lập tự do
Niềm xúc động và tiếc thương vô hạn của nhà thơ khi nhìn thấy bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
+ Không gian và thời gian lúc này như ngừng lại. Giọng thơ chậm rãi diễn tả niềm xúc động cao độ khi được tận mắt thấy người cha già dân tộc
+ Biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng thật hợp lý, nhà thơ đã bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ. Bác nằm đó như đang trong giấc ngủ bình yên sau 79 mùa xuân không hề ngơi nghỉ
+ Trong không gian tĩnh lặng, dưới sắc vàng dịu nhẹ của ánh nền tác giả đã có một ẩn dụ đẹp “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi chúng ta liên tưởng đến tâm hồn thanh cao trong sáng nhân hậu và những vần thơ đầy trăng của người. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ những vần thơ bát ngát tình của Bác: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” hay “rằm xuân lồng lộng trăng soi/ Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
+ Bác đâu chỉ là vầng trăng trong cảm nhận của nhà thơ mà còn là trời xanh vô tận:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Bằng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” tác giả đã bất tử hóa Bác Hồ. Bác đã hóa thân thành đất nước, thành hồn thiêng sông núi sống mãi cùng dân tộc như trời xanh còn mãi trên đầu
+ Cặp từ “vẫn biết - mà sao” dường như là một sự đối lập, sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm. Lý trí thì nói Bác còn sống mãi với non sông đất nước nhưng trái tim thì vẫn đau xót trước sự ra đi của Người. Nỗi đau ấy, niềm tiếc thương ấy đâu chỉ của riêng tác giả mà của cả dân tộc Việt Nam.