Văn 10 Cảm nhận đoạn trích Chí khí anh hùng - Nguyễn Du

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Giúp mình với (không chép văn mạng nhá chỉ xem ý thôi )View attachment 177838
1. Bàn về kỉ luật, có ý kiến cho rằng:" Kỉ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình". Trước hết ta cần hiểu kỉ luật là gì. Kì luật chính là những quy tắc, khuôn nếp ta tạo ra để làm theo. Câu nói trên đã khẳng định tính kỉ luật là ta chăm sóc bản thân chứ không được xem nó như sự trừng phạt. Rõ ràng, nhắc đến kỉ luật, nhiều người sẽ tỏ ra sợ sệt, ghét bỏ. Đó là vì họ đã áp dụng một cách cứng nhắc kỉ luật, không linh hoạt trong việc sử dụng nó. Như ta thấy, có tính kỉ luật thì bạn sẽ nghiêm chỉnh hơn, càng tiến xa hơn trong cuộc sống hay nói cách khác nó là chiếc chìa khóa giúp ta đạt đến thành công. Không có nó bạn vẫn sẽ đạt được thành tựu nhưng không thể lớn mạnh .Khi áp dụng kỷ luật với bản thân, bạn sẽ nhận ra mình đang kiểm soát những hành động và cả suy nghĩ của bản thân. Tính kỷ luật sẽ giúp ta hoàn thành những công việc khi ta cần phải được hoàn thành, chứ không phải khi thích thì làm mà không thích thì lại thôi. Áp dụng tính kỉ luật thành công sẽ mang lại rất nhiều tích cực, mang lại nhiều niềm vui và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác như sự tự tin, kiên trì, bản lĩnh,...Như vậy, ta không thể nói đó là sự tự trừng phạt được. Jim Rohn từng nói "Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu."Câu nói đó cũng đã giúp ta càng nhận thức được hơn tầm quan trọng của kỉ luật. Để kỉ luật là tự chăm sóc mình, ta cần áp dụng tính kỉ luật linh hoạt như nghiêm túc ăn uống lành mạnh đúng giờ, không thức khuya, tập thể dục, đọc sách mỗi tuần,... Cần đưa mình vào kỉ luật để tránh xa những thú vui chơi không lành mạnh, sa đọa vào tệ nạn xã hội. Bản thân tôi cũng nhờ kỉ luật mà đã tiến bộ rõ rệt trong học tập như chăm chỉ hơn, không bị xao lãng, hay bản thân cũng không còn mọc nhiều mụn do thói quen thức khuya nữa. Nói tóm lại, kỉ luật là một đsc tính tốt mà mỗi chúng ta nên có.

2.
Giới thiệu ngắn gọn:
  • Kiều tủi nhục ở lầu xanh. Từ Hải đã chuộc và đưa Kiều về làm vợ. Họ sống êm đềm, hạnh phúc. Tuy nhiên, Từ Hải khao khát 1 sự nghiệp riêng nên quyết ra đi xây dựng sự nghiệp lớn.
  • 4 câu đầu qua ngôn ngữ tác giả, chân dung người anh hùng Từ Hải hiên lên ở lý tưởng, khát vọng cao đẹp và tư thế, hành động hiên ngang, dứt khoát.
Phân tích:
  • Nguyễn Du đặt nhân vật Từ Hải vào cuộc sống vợ chồng êm ấm, hạnh phúc:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
  • Hoàn cảnh sống có sức níu kéo là khao khát của biết bao con người.
  • Khi khát vọng lớn lao của Từ Hải trỗi dậy một cách bất ngờ:
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
‘“Trượng phu” 1 một từ Hán Việt chỉ người đàn ông có khí phách.
-> Cách thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
“động lòng bốn phương”- trong con người từ Hải nó nhắc chí tung hoành bốn phương. Khát vọng vùng vẫy tự do, sống không chịu gò bó vào trong khuôn khổ nào. Nói như Hoài Thanh “Từ Hải không phải là người của một gia đình, một họ, một xóm một làng và người của bốn phương”
=> Câu thơ đã thể hiện được ý chí nguyện lập công, lập xanh xanh nung nấu trong con người Từ Hải, dù cuộc sống vợ chồng đang đỗi nồng nàn hạnh phúc.
=> Làm nổi bật vẻ đẹp của người anh hùng: đẹp từ trong suy nghĩ, khát vọng, quyết tâm, bản lĩnh.
  • Tầm vóc và tư thế của người anh hùng:
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
+ “Trông vời”: nhìn ra xa, trông ra xa.
+ Hình ảnh trời bể mênh mang gợi trong không gian vũ trụ. Từ đó đẩy tầm vóc người anh hùng sánh ngang với trời đất. Đây là cảm hứng quen thuộc trong văn học trung đại.
(so sánh với Phạm Ngũ Lão “Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu)
+ Tư thế, hành động lên đường của Từ Hải: đi liều một mạch, gợi về 1 tư thế hiên ngang, dứt khoát, dũng cảm, ra đi thực hiện chí lớn.
=> thể hiện thái độ trân trọng, đề cao.
I,(10 câu tiếp) Thông qua ngôn ngữ nhân vậ, chân dung Từ Hải được khám phá ở các phương diện: khát vọng lớn lao, phi thường, tự tin vào tài năng xuất chúng và tấm lòng chân thành với Kiều.
I1, Ngôn ngữ của Kiều tha thiết xin được đi cùng:

  • Lý do: Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”- tức là nhấn mạnh đạo tam tòng của xã hội phong kiến: đã là phận gái “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
  • Một lòng xin đi: tình cảm của Kiều với Từ Hải: muốn được chia sẻ tất cả những khó khăn với chàng, muốn được gánh vác cùng và hơn hết là muốn động viên cổ vũ Từ Hải thực hiện chí lớn.
=> Kiều hiểu khát vọng của Từ Hải, hiểu được đây không phải là con người bình thường.
I2, Ngôn ngữ Từ Hải: chân dung tự họa:
* Lời từ chối:
  • Lý do: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri “- là ta với nàng đã hiểu nhau sâu sắc sao nàng vẫn chưa thoát khỏi “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?””- dưới dạng một câu hỏi tu từ như một lời trách, nhưng cao hơn là lời động viên an ủi Kiều. Nàng đừng có tình cảm của nhi nữ thường tình mà làm chùn bước chân người anh hùng.
-> Như vậy, chứng tỏ Từ Hải coi Kiều là tri âm, tri kỷ, xứng đáng là vợ của một anh hùng.
* Từ Hải vẽ ra một viễn cảnh trong tương lai có một sự nghiệp lẫy lừng bằng các hình ảnh phóng đại:
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
  • Đây là số từ chỉ số nhiều nhưng không cụ thể.
+ “Tinh binh” là đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ.
+ “Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”: âm thanh của đội quân đi đến đâu chiến thắng tới đó qua tiếng chiêng tiếng trống, rồi còn là hình ảnh bóng cờ rợp đường.
=> Với sự nghiệp, đoàn quân hùng mạnh đó chỉ có thể là sự nghiệp của đoàn quân chính nghĩa. Đi đến đến đâu đập tan bất công, mang lại công bằng, đem lại bình yên cho nhân loại đến đó.
-> Khát vọng lớn lao, đáng trân trọng của Từ Hải. Đáng trân trọng là bởi đội quân hùng mạnh không phải là đem lại sự bất công mà mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
Làm cho rõ mặt phi thường,
  • Khẳng định tài năng xuất chúng và khát vọng phi thường của bản thân. Tuy nhiên mục đích lớn nhất là là:
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
  • “Rước” thể hiện thái độ đầy yêu thương trân trọng.
  • “Nghi gia” là những nghi lễ trang trọng cần có của một người chồng đón vợ về nhà khi có trong tay một sự nghiệp lẫy lừng.
  • Khi có trong tay 1 sự nghiệp lẫy lừng, Từ Hải mới xứng đáng với kiều, lúc đó mới có đủ khả năng đem lại hạnh phúc cho nàng. Bởi lẽ, cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Từ Hải không phải mến nhau vì sắc mà là trọng nhau vì tài.
  • -> Từ muốn làm nên sự nghiệp để mang lại bình yên, ấm ni, công bằng cho nàng, bù đắp lại tất cả những bất công mà nàng đã gặp phải trước đó.
* Khó khăn, gian nan của buổi đầu lập nghiệp:
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
  • Hình ảnh “bốn bể không nhà: tức là người anh hùng vẫn trắng tay, vẫn chưa có gì, do vậy Kiều đi theo sẽ càng thêm lo bận, khổ cực.
  • -> Bộc lộ lo lắng của Từ Hải bởi Hải không muốn Kiều chịu khó khăn.
  • -> Đây là lo lắng của người chồng dành cho người vợ mà mình hết mực yêu thương.
* Lời hứa của Từ:
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
  • Khuyên ngủ: đành lòng chờ đó ít lâu.
-> Lời khuyên thể hiện sự quan tâm, yêu thương. Nàng hãy đành lòng vậy, cầm lòng vậy. Nàng hãy cố nén tình cảm và chịu sự xa cách.
Chầy chăng là một năm sau vội gì!
  • Giọng thơ chắc nịch, mang theo tính chất khẳng định thời gian của sự xa cách cùng lắm là 1 năm. 1 năm là vô cùng ngắn ngủi so với sự nghiệp lẫy lừng của người anh hùng. Điều đó chứng cỏ Kiều có bản lĩnh, có sự tự tin vào tài năng xuất chúng của mình.
  • => Thông qua ngôn ngữ của Từ Hải, chân dung tự họa của người anh hùng hiện lên 1 cách sinh động. Từ Hải không chỉ hooij tụ được vẻ đẹp của người anh hùng mà còn là 1 con người đời thường với trái tim ấm áp, với tình cảm yêu thương Kiều một cách chân thành, sâu nặng.
I3, Hai câu kết: Thông qua ngôn ngữ của Nguyễn Du, Từ Hải hiện lên với vẻ đẹp của tư thế và hành động lên đường.
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
  • Hành động: 3 hành động liên tiếp” biểu thị thái độ dứt khoát, mạnh mẽ, kiên quyết, hiên ngang.
  • Sử dụng hình ảnh ước lệ”gió mây bằng” tô đậm cánh chim bàng
-> Dùng hình ảnh cánh chim để miêu tả Từ Hải- tượng trung cho sự nghiệp, khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khat khát làm nên sự nghiệp lớn.
=> Hiện lên với tư thế ra đi hào hùng và lãng mạn- không vướng bận, lưu luyến vì vợ con-> trai anh hùng, gái thuyền uyên.
=> Thông qua ngôn ngữ của Nguyễn Du và của nhân vật đã làm bật nên chí khí của người anh hùng Từ Hải.
II, Đặc sắc nghệ thuật:
  • Thể thơ lục bát với ngôn ngữ trang trọng, nhiều từ Hán Việt, cách ngắt nhịp linh hoạt. Đoạn thơ-) Giọng mạnh mẽ, dứt khoát.
  • Hình ảnh thơ mang tính chất ước lệ với cảm hững vũ trụ, đồng thời giàu giá trị tạo hình và biểu cam.
  • Bút phát xây dựng nhân vật theo hướng lí tưởng hóa, nhưng đồng thời vẫn giúp người đọc hiểu được suy nghĩ và tâm tư của nhân vật.
  • Sự thành công của các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, liệt kê, sử dụng các điển tích điển cố.




 
Last edited:
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom