Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?

A

angela_ruby_moon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn. Các tác phẩm của bà thường viết về những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Bà có tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý phụ nữ vô cùng tinh tế. Và tài năng ấy được bà thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Truyện đã ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm nhưng cũng rất hồn nhiên, mơ mộng trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. Nổi bật nhất chính là Phương Định – một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên nhưng rất dũng cảm và có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
“Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường là Thao, Nho và Phương Định, trong đó Thao là đội trưởng. Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nhiệm vụ hàng ngày của các cô là quan sát địch ném bom, ước tính khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Tuy công việc hết sức nguy hiểm nhưng các cô vẫn luôn dũng cảm, lạc quan và có những nét hồn nhiên, mơ mộng riêng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đã chăm sóc, lo lắng cho Nho.
Ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường ấy là những cô gái dũng cảm, gan dạ. Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Đứng trước công việc nguy hiểm, họ luôn lạc quan, dũng cảm và sẵn sàng hy sinh. Bên cạnh đó, các cô cũng luôn yêu thương và gắn bó với nhau. Tuy công việc nguy hiểm là vậy nhưng các cô luôn có nét hồn nhiên, mơ mộng riêng. Và nổi bật nhất trong tổ trinh sát mặt đừng ấy chính là Phương Định – nhân vật chính của truyện.
Phương Định là một cô gái, một nữ sinh Hà Nội thanh lịch, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Cô luôn hoài niệm về một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ trong căn buồng nhỏ ở một góc phố Hà Nội. Những kỷ niệm hồi nhỏ là động lực chính giúp cô đứng vững trên chiến trường đầy gian khổ và hy sinh. Theo nhận xét của mọi người, Phương Định là một cô gái khá với hai bím tóc dày, tương đối mềm, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Điểm đặc biệt nhất trên người cô chính là đôi mắt. Đôi mắt ấy được các anh lái xe bào: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Có thể thấy Phương Định là một cô gái xinh xắn với nhiều hoài niệm về thuở nhỏ. Vào chiến trường được ba năm, quen với khói bom đạn súng, nhưng ẩn hiện trong cô vẫn là nét hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ. Cô thích hát, thích làm điệu, thích ngắm mình trong gương. Đó là những sở thích rất con gái của cô mà hiếm có người nào khi ra chiến trường lại giữ được những tính cách đó. Cô còn là một người kín đáo trong mọi buổi liên hoan. Những lúc thấy các chàng trai, cô gái cùng nhau hát đối đáp, hay chơi các trò chơi, cô đều đứng xa ra một chỗ, khoanh tay trước ngực, môi mím chặt, và mắt nhìn xa xăm. Cô kiêu hãnh về mình khi có nhiều người để ý đến cô. Cô rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ đang hoạt động trên chiến trường bởi đối với cô, những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là những người đẹp nhất. Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Ở cuối truyện, chỉ một trận mưa đá thôi mà trong cô lại gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Đó chính là sự nhạy cảm, mơ mộng, hồn nhiên trong cô.
Tuy là một cô gái nhạy cảm, lắm ước mơ hoài bão nhưng khi vào chiến trường, cô lại là một cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm, lạc quan và sẵn sàng hy sinh. Tất cả được tập chung thể hiện rõ nhất trong lần phá bom của cô. Sau khi xác định được vị trí của quả bom chưa nổ, cô cùng đồng đội đã sẵn sàng nhận lệnh và chuẩn bị phá bom. Đến gần quả bom, lúc đầu, Phương Định có vẻ hơi mất bình tĩnh, đi khom nguwoif nhưng hình như cảm nhận được ánh mắt mọi người đang dõi theo mình, Phương Định liền đứng thẳng người tiến về phía trước bởi cô biết, các anh không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới. Việc làm ấy đã thể hiện sự dũng cảm cao trong công việc. Trong bầu không khí im lặng chỉ có tiếng xẻng chạm vào đất, thỉnh thoảng lưỡi xẻng sắc nhọn chạm vào quả bom, một tiếng động ghê người, mồ hôi Phương Định túa ra. Qủa bom nóng dần lên, không biết là quả bom nóng từ bên trong hay do mặt trời nung nóng? Nỗi sợ lại bắt đầu bao quanh người cô. Nhưng cô vẫn cảm thấy mình làm còn chậm, vì thế nên cô làm nhanh hơn, mặc cho sự sợ hãi vẫn bao quanh người cô. Khi đặt dây và gói thuốc mìn xuống hố bom một cách an toàn, Phương Định chạy nhanh về vị trí ẩn nấp. Bây giờ, cô không còn cảm thấy sợ hãi nữa mà thay vào đó là nỗi sợ khác. Cô sợ khi giật dây mà bom không nổ thì lúc đấy phải làm sao để châm ngòi lần thứ hai? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra trong đầu cô. Tất cả chỉ xoay quanh việc bom có nổ hay không. Đó cũng thể hiện ở cô tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Tuy phải đối mặt với thần chết, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng cô lại không sợ mà chỉ sợ nhiệm vụ không được hoàn thành. Nó càng chứng tỏ ở cô tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm và luôn sẵn sàng hy sinh trong mọi tình huống. Phương Định bắt đầu giật dây, cô chờ đợi tiếng bom nổ. Và thật may là quả bom đã nổ. Cô vui vẻ, mừng rỡ và hạnh phúc bởi công việc đã được hoàn thành tốt đẹp. Ở cô thể hiện là một nữ thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, bất chấp khó khăn, gian khổ, sự hy sinh mất mát nhưng Phương Định vẫn luôn lạc quan, sẵn sàng hy sinh trong mọi tình huống.
Không những là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, Phương Định còn có tình yêu thương đồng đội sâu sắc. Khi Nho bị thương, Phương Định đã rất lo lắng chạy đến đỡ Nho dậy, lo lắng cho vết thương ở cánh tay Nho. Cô dìu Nho về hang, lấy nước ấm rửa vết thương và băng lại cho Nho thật ân cần, chu đáo và tỉ mỉ để Nho không cảm thấy bị đau. Cô luôn yêu thương và kính trọng chị Thao, xem chị như một người thân trong gia đình. Đối với chị Thao và Nho, cô như một người em, người chị ân cần, chu đáo, luôn quan tâm và chăm sóc cho họ. Bởi với cô, họ như chính thân thể của mình, họ đau thì cô cũng đau. Phương định là một cô gái có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
Tất cả đã làm nên một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên đầy mơ mộng, cô là một cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm, gan dạ với tình yêu và gắn bó với đồng đội sâu sắc, đó chính là Phương Định – ngôi sao sáng chói của tổ trinh sát mặt đường trên nền trời Việt Nam.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, linh hoạt, cốt truyện đơn giản, tình huống truyện hợp lý và việc sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, “Những ngôi sao xa xôi” đã ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là Phương Định với nét hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đầy mơ mộng nhưng lại là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, sâu sắc với đồng đội, gắn bó và yêu thương họ trong mọi hoàn cảnh. Chính cô và thế hệ cô đã làm nên chiến thắng vĩ đại cho dân tọc. Cô tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng cũng đầy hồn nhiên, mơ mộng.
 
T

thonglieubao

ê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn. Các tác phẩm của bà thường viết về những chàng trai, cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Bà có tài năng miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý phụ nữ vô cùng tinh tế. Và tài năng ấy được bà thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Truyện đã ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm nhưng cũng rất hồn nhiên, mơ mộng trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. Nổi bật nhất chính là Phương Định – một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên nhưng rất dũng cảm và có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
“Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường là Thao, Nho và Phương Định, trong đó Thao là đội trưởng. Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nhiệm vụ hàng ngày của các cô là quan sát địch ném bom, ước tính khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu các quả bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Tuy công việc hết sức nguy hiểm nhưng các cô vẫn luôn dũng cảm, lạc quan và có những nét hồn nhiên, mơ mộng riêng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đã chăm sóc, lo lắng cho Nho.
Ba cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường ấy là những cô gái dũng cảm, gan dạ. Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Đứng trước công việc nguy hiểm, họ luôn lạc quan, dũng cảm và sẵn sàng hy sinh. Bên cạnh đó, các cô cũng luôn yêu thương và gắn bó với nhau. Tuy công việc nguy hiểm là vậy nhưng các cô luôn có nét hồn nhiên, mơ mộng riêng. Và nổi bật nhất trong tổ trinh sát mặt đừng ấy chính là Phương Định – nhân vật chính của truyện.
Phương Định là một cô gái, một nữ sinh Hà Nội thanh lịch, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Cô luôn hoài niệm về một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên mẹ trong căn buồng nhỏ ở một góc phố Hà Nội. Những kỷ niệm hồi nhỏ là động lực chính giúp cô đứng vững trên chiến trường đầy gian khổ và hy sinh. Theo nhận xét của mọi người, Phương Định là một cô gái khá với hai bím tóc dày, tương đối mềm, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Điểm đặc biệt nhất trên người cô chính là đôi mắt. Đôi mắt ấy được các anh lái xe bào: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Có thể thấy Phương Định là một cô gái xinh xắn với nhiều hoài niệm về thuở nhỏ. Vào chiến trường được ba năm, quen với khói bom đạn súng, nhưng ẩn hiện trong cô vẫn là nét hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ. Cô thích hát, thích làm điệu, thích ngắm mình trong gương. Đó là những sở thích rất con gái của cô mà hiếm có người nào khi ra chiến trường lại giữ được những tính cách đó. Cô còn là một người kín đáo trong mọi buổi liên hoan. Những lúc thấy các chàng trai, cô gái cùng nhau hát đối đáp, hay chơi các trò chơi, cô đều đứng xa ra một chỗ, khoanh tay trước ngực, môi mím chặt, và mắt nhìn xa xăm. Cô kiêu hãnh về mình khi có nhiều người để ý đến cô. Cô rất yêu mến và cảm phục những người chiến sĩ đang hoạt động trên chiến trường bởi đối với cô, những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là những người đẹp nhất. Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, hồn nhiên và nhiều mơ mộng. Ở cuối truyện, chỉ một trận mưa đá thôi mà trong cô lại gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Đó chính là sự nhạy cảm, mơ mộng, hồn nhiên trong cô.
Tuy là một cô gái nhạy cảm, lắm ước mơ hoài bão nhưng khi vào chiến trường, cô lại là một cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm, lạc quan và sẵn sàng hy sinh. Tất cả được tập chung thể hiện rõ nhất trong lần phá bom của cô. Sau khi xác định được vị trí của quả bom chưa nổ, cô cùng đồng đội đã sẵn sàng nhận lệnh và chuẩn bị phá bom. Đến gần quả bom, lúc đầu, Phương Định có vẻ hơi mất bình tĩnh, đi khom nguwoif nhưng hình như cảm nhận được ánh mắt mọi người đang dõi theo mình, Phương Định liền đứng thẳng người tiến về phía trước bởi cô biết, các anh không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường hoàng mà bước tới. Việc làm ấy đã thể hiện sự dũng cảm cao trong công việc. Trong bầu không khí im lặng chỉ có tiếng xẻng chạm vào đất, thỉnh thoảng lưỡi xẻng sắc nhọn chạm vào quả bom, một tiếng động ghê người, mồ hôi Phương Định túa ra. Qủa bom nóng dần lên, không biết là quả bom nóng từ bên trong hay do mặt trời nung nóng? Nỗi sợ lại bắt đầu bao quanh người cô. Nhưng cô vẫn cảm thấy mình làm còn chậm, vì thế nên cô làm nhanh hơn, mặc cho sự sợ hãi vẫn bao quanh người cô. Khi đặt dây và gói thuốc mìn xuống hố bom một cách an toàn, Phương Định chạy nhanh về vị trí ẩn nấp. Bây giờ, cô không còn cảm thấy sợ hãi nữa mà thay vào đó là nỗi sợ khác. Cô sợ khi giật dây mà bom không nổ thì lúc đấy phải làm sao để châm ngòi lần thứ hai? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra trong đầu cô. Tất cả chỉ xoay quanh việc bom có nổ hay không. Đó cũng thể hiện ở cô tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Tuy phải đối mặt với thần chết, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc nhưng cô lại không sợ mà chỉ sợ nhiệm vụ không được hoàn thành. Nó càng chứng tỏ ở cô tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm và luôn sẵn sàng hy sinh trong mọi tình huống. Phương Định bắt đầu giật dây, cô chờ đợi tiếng bom nổ. Và thật may là quả bom đã nổ. Cô vui vẻ, mừng rỡ và hạnh phúc bởi công việc đã được hoàn thành tốt đẹp. Ở cô thể hiện là một nữ thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, bất chấp khó khăn, gian khổ, sự hy sinh mất mát nhưng Phương Định vẫn luôn lạc quan, sẵn sàng hy sinh trong mọi tình huống.
Không những là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, Phương Định còn có tình yêu thương đồng đội sâu sắc. Khi Nho bị thương, Phương Định đã rất lo lắng chạy đến đỡ Nho dậy, lo lắng cho vết thương ở cánh tay Nho. Cô dìu Nho về hang, lấy nước ấm rửa vết thương và băng lại cho Nho thật ân cần, chu đáo và tỉ mỉ để Nho không cảm thấy bị đau. Cô luôn yêu thương và kính trọng chị Thao, xem chị như một người thân trong gia đình. Đối với chị Thao và Nho, cô như một người em, người chị ân cần, chu đáo, luôn quan tâm và chăm sóc cho họ. Bởi với cô, họ như chính thân thể của mình, họ đau thì cô cũng đau. Phương định là một cô gái có tình yêu thương, gắn bó với đồng đội sâu sắc.
Tất cả đã làm nên một cô gái nhạy cảm, hồn nhiên đầy mơ mộng, cô là một cô gái thanh niên xung phong đầy dũng cảm, gan dạ với tình yêu và gắn bó với đồng đội sâu sắc, đó chính là Phương Định – ngôi sao sáng chói của tổ trinh sát mặt đường trên nền trời Việt Nam.
Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, linh hoạt, cốt truyện đơn giản, tình huống truyện hợp lý và việc sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, “Những ngôi sao xa xôi” đã ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong, đặc biệt là Phương Định với nét hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đầy mơ mộng nhưng lại là một cô thanh niên xung phong dũng cảm, sâu sắc với đồng đội, gắn bó và yêu thương họ trong mọi hoàn cảnh. Chính cô và thế hệ cô đã làm nên chiến thắng vĩ đại cho dân tọc. Cô tiêu biểu cho thể hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đầy dũng cảm, lạc quan nhưng cũng đầy hồn nhiên, mơ mộng.
 
Top Bottom