Văn 10 cảm nhận của em về 2 khổ cuối bài thơ mẹ và quả .

Khổng tám

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng hai 2020
1
1
1
21
Quảng Trị
trường thpt trần thị tâm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận của em về 2 khổ trên


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm nhận của em về 2 khổ trên


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
Bạn tham khảo nhé
MB: Giới thiệu về tình mẫu tử trong bài thơ qua hai khổ thơ trên.
TB:
- Trong đoạn thơ thứ nhất, người mẹ hiện lên với những hi sinh thầm lặng:
"Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống"
+ Tác giả đã đối chiếu hình ảnh "lũ chúng tôi" với "bí và bầu". Đây là một tưởng thú vị, độc đáo. Ví công việc nuôi dưỡng con với việc làm vườn của mẹ, tác giả muốn thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với mẹ.
+ Hai câu thơ tác giả đã sử dụng phép tương phản, đối lập "lớn lên"- "lớn xuống". Hai chữ "lớn xuống" là một cách dùng chữ bạo lạ và ấn tượng của nhà thơ. Cách diễn tả thật ân tình, thật sâu nặng. Cho dù là sự "lớn lên" của người hay sự "lớn xuống" của bí và bầu thì tất thảy đều gắn với công sức và tấm lòng của người mẹ.
- Biết bao giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống để đổi lấy sự phát triển của bí, bầu và sự trưởng thành của con:
"Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi"
+ Giọt mồ hôi mặn là phép so sánh, liên tưởng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ về những hi sinh thầm lặng mà lớn lao của mẹ.
+ Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nỗi vất vả, khó nhọc mà mẹ phải chịu không chỉ là nỗi vất vả bình thường mà còn là nỗi cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng.
=> Qua hai câu thơ, người con như đang cất lên lời cảm ơn với công lao suốt đời của mẹ.
- Từ sự phát triển của quả cây, hoa trái tự nhiên thì đến khổ thơ cuối, hình ảnh "quả" lại gợi sự liên tưởng tới thứ quả- người non xanh:
"Và chúng tôi, một thú quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"
+ Hình ảnh mẹ hiện lên: 70 tuổi, bàn tay mẹ mỏi. Mẹ đã già, sức khỏe đã yếu. Bảy mươi tuổi, mẹ không còn trẻ nữa nhưng mẹ vẫn trông chờ được "hái" những thứ quả- những đứa con- mà mẹ chăm sóc từng ngày, mẹ mong chờ được nhìn thấy thành quả của mình.
+ Nhưng bây giờ, mẹ đã già yếu, nhà thơ sợ một mai đôi tay mẹ không đủ khoẻ để chăm sóc, để bên cạnh con nữa. Đó là nỗi băn khoăn, lo lắng của một đứa con có hiếu với mẹ.
+ Hình ảnh ẩn dụ "quả non xanh": mỗi chúng ta đều cảm thấy mình nhỏ bé, non dại khi xa rời tầm tay mẹ. Mẹ là chỗ dựa nên vắng mẹ rồi, con sợ sẽ không còn ai bên cạnh bảo ban, dạy dỗ, sẻ chia,... Đó là cảm xúc không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của tất cả mọi người.
KB: Khẳng định giá trị của bài thơ và tình mẫu tử thiêng liêng.
 
Top Bottom