a)Cảm nhận về bà cụ Tứ(Đoạn trích trên nằm ở phân đoạn buổi sáng hôm sau)
-Có lẽ sau một đêm trăn trở, bà nhận thấy, ngày con mình thành thân, bản thân lại chẳng có thứ tài sản gì cho con, vậy thì cái duy nhất mà bà có thể trao cho con mình đó là niềm vui, niềm lạc quan để đôi vợ chồng trẻ bấu víu vào đó, không bị nạn đói khủng khiếp này cuốn trôi
+Nghĩ vậy nên" Cái mặt bủng beo ... quét tước nhà cửa"
+Đón dâu về trong bữa ăn thảm hại ngày đói nhưng bà " nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ... có ngay đàn gà cho mà xem"
Những lời của bà thật mộc mạc và giản dị nhưng đã đem lại cho các con niềm tin vào cuộc sống ngày mai, mặc dù tiếng trống thúc thuế vẫn thôi thúc ngoài đình, không khí ảm đạm, chết chóc vẫn bao trùm không gian sống. Câu nói của bà là một chuỗi những tương lai, tương lai này chưa được thực hiện tương laik khác đã hiện ra rồi. Nhưng đây ko phải một lời dối lòng, nó là khát vọng của con người từ trong bóng tối muốn vươn tới một cuộc sống sáng sủa hơn và chính điều này làm ta liên tưởng tới câu nói của Roaito khi đọc cuốn "Những người cùng khổ" của victor huygo: "Chừng nào trên trái đất này còn có những người đang đau khổ, luôn khao khát muốn sống 1 cuộc sống sáng sủa hơn, chừng ấy cuốn sách này còn nguyên giá trị"
+Kết thúc tác phẩm, trước tiếng trống dội lên một hồi, dồn dập, vội vàng-tiếng trống thúc thuế khiến bà cụ Tứ phải ngoảnh mặt vội ra ngoài, vì bà ko dám để con dâu thấy bà khóc. Hành động ấy đã một lần nữa chứng tỏ tấm lòng nhân hậu của bà mẹ nghèo: thương con, luôn muốn truyền cho con những điều tốt đẹp nhất chứ không phải là những niềm đau. Vậy mà người mẹ ấy vẫn bất lực trước sự trớ trêu của hoàn cảnh
b)GTND
-Nâng niu, trận trọng ngợi ca những phẩm chất đẹp của người nông dân: dù cuộc sống nghèo khổ đến đâu, thậm chí là cận kề cái chết,.. họ vẫn sống nhân hậu, bao dung, đầy yêu thương, chan chứa tình người; đặc biệt họ luôn lạc quan, hi vọng, biết vươn lên, vượt thoát khỏi cảnh ngộ hiên tại để hướng tới một tường lai tươi sáng hơn
-Lên án, tố cáo đanh thép xã hhội bất công đẩy cuộc sống của nhân dân vào đường cùng, bế tắc