Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
a) Mở bài :
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn cho nên hình ảnh quê hương luôn in đậm trong tâm trí mỗi người, đặc biệt là những người xa quê. Bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương đã thể hiện sâu sắc, hóm hỉnh và ngậm ngùi tình yêu quê hương của một người con trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ.
" Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai "
b) Thân bài :
* Hai câu thơ đầu đã khái quát lại quãng thời gian xa quê, làm quan của tác giả., tác giả rời quê khi còn trẻ và khi trở về thì tuổi đã cao.
( Trích 2 câu đầu )
Đó là quãng thời gian rất dài, gần một đời người. Nghệ thuật tiểu đối ở câu thơ thứ nhất "thiếu tiểu - lão đại" ,
"li - hồi" đã khắc họa chân thực quãng thời gian xa nhà của tác giả. Thời gian xa quê ấy đã làm phôi phai ngoại hình, vóc dáng nhưng có một điều, dù thời gian có xa cách bao nhiêu thì cũng không thay đổi được giọng quê. 50 năm xa cách ấy mà tác giả vẫn giữ được giọng quê. Điều đó đã chứng tỏ sự gắn bó máu thịt của tác giả với quê hương. Hai câu thơ đã thể hiện tâm trạng vui mừng, hồi hộp của tác giả khi trở về quê cũ
* Hai câu thơ cuối
Nếu như ở hai câu thơ đầu mang âm hưởng vui tươi thì sang hai câu thơ cuối lại mang âm hưởng ngậm ngùi, hụt hẫng xen lẫn chút xót xa của nhà thơ khi vừa đặt chân xuống mảnh đất quê hương.
( Trích 2 câu cuối )
Về quê, tác giả mong muốn gặp lại những người bạn xưa nhưng lại chẳng gặp được ai, chỉ gặp những đứa trẻ đang chơi ở đầu làng. Chúng không những không biết ông là ai mà còn hồn nhiên hỏi :"Khách tòng hà xứ lai ?" Câu hỏi ngây ngô của lũ trẻ nhưng lại làm cho nhà thơ cảm thấy xót xa, buồn tủi. Ông bị coi là khách ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau những tiếng cười của lũ trẻ là tâm trạng ngậm ngùi, xót xa, buồn tủi của nhà thơ khi trở về quê cũ.
c) Kết bài :
Bài thơ làm theo thể thơ "thất ngôn tứ tuyệt" ngắn gọn, hàm súc. Qua bài thơ, ta thấy được tình yêu và sự gắn bó máu thịt với quê hương của tác giả khi trở về quê.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn cho nên hình ảnh quê hương luôn in đậm trong tâm trí mỗi người, đặc biệt là những người xa quê. Bài "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương đã thể hiện sâu sắc, hóm hỉnh và ngậm ngùi tình yêu quê hương của một người con trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ.
" Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai "
b) Thân bài :
* Hai câu thơ đầu đã khái quát lại quãng thời gian xa quê, làm quan của tác giả., tác giả rời quê khi còn trẻ và khi trở về thì tuổi đã cao.
( Trích 2 câu đầu )
Đó là quãng thời gian rất dài, gần một đời người. Nghệ thuật tiểu đối ở câu thơ thứ nhất "thiếu tiểu - lão đại" ,
"li - hồi" đã khắc họa chân thực quãng thời gian xa nhà của tác giả. Thời gian xa quê ấy đã làm phôi phai ngoại hình, vóc dáng nhưng có một điều, dù thời gian có xa cách bao nhiêu thì cũng không thay đổi được giọng quê. 50 năm xa cách ấy mà tác giả vẫn giữ được giọng quê. Điều đó đã chứng tỏ sự gắn bó máu thịt của tác giả với quê hương. Hai câu thơ đã thể hiện tâm trạng vui mừng, hồi hộp của tác giả khi trở về quê cũ
* Hai câu thơ cuối
Nếu như ở hai câu thơ đầu mang âm hưởng vui tươi thì sang hai câu thơ cuối lại mang âm hưởng ngậm ngùi, hụt hẫng xen lẫn chút xót xa của nhà thơ khi vừa đặt chân xuống mảnh đất quê hương.
( Trích 2 câu cuối )
Về quê, tác giả mong muốn gặp lại những người bạn xưa nhưng lại chẳng gặp được ai, chỉ gặp những đứa trẻ đang chơi ở đầu làng. Chúng không những không biết ông là ai mà còn hồn nhiên hỏi :"Khách tòng hà xứ lai ?" Câu hỏi ngây ngô của lũ trẻ nhưng lại làm cho nhà thơ cảm thấy xót xa, buồn tủi. Ông bị coi là khách ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau những tiếng cười của lũ trẻ là tâm trạng ngậm ngùi, xót xa, buồn tủi của nhà thơ khi trở về quê cũ.
c) Kết bài :
Bài thơ làm theo thể thơ "thất ngôn tứ tuyệt" ngắn gọn, hàm súc. Qua bài thơ, ta thấy được tình yêu và sự gắn bó máu thịt với quê hương của tác giả khi trở về quê.